1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁCH LINH KHU - THIÊN 43: DÂM TÀ PHÁT MỘNG potx

7 285 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 97,82 KB

Nội dung

SÁCH LINH KHU THIÊN 43: DÂM TÀ PHÁT MỘNG Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về tà khí tràn ngập, mở rộng"[1]. Kỳ Bá đáp : "Chính tà đi từ ngoài để tấn công vào trong, nhưng chưa có nơi ổn định, ngược lại nó sẽ tràn ngập vào trong tạng và cũng không thể có chỗ ở yên định, nó cùng đi theo với khí doanh vệ rồi lại bay bổng theo với hồn và phách, nó sẽ làm cho con người nằm không yên và thường hay nằm mộng[2]. Nếu khí tràn ngập vào phủ thì bên ngoài sẽ hữu dư, bên trong lại bất túc[3]. Nếu khí tràn ngập vào tạng thì bên trong sẽ hữu dư bên ngoài lại bất túc"[4]. Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề khí hữu dư và bất túc có biểu hiện ra hình dạng gì không ?"[5]. Kỳ Bá đáp : "Khi nào Âm khí thịnh thì ta thấy mộng đang lội qua sông lớn, và hay sợ sệt[6]. Khi nào Dương khí thịnh thì mộng thấy lửa cháy lớn, như đang bị đốt nướng[7]. Khi nào Âm và Dương đều thịnh thì sẽ mộng thấy cùng chém giết nhau[8] . Khi nào bên trên bị thịnh thì sẽ mộng thấy bay lên, khi nào bên dưới bị thịnh thì sẽ mộng thấy té rơi xuống[9]. Khi nào đói nhiều thì sẽ mộng thấy hay chiếm lấy, khi nào no quá sẽ mộng thấy hay ban cho[10]. Can khí thịnh thì sẽ mộng thấy hay giận[11]. Phế khí thịnh thì sẽ mộng thấy sợ sệt, hay khóc, bay bổng lên[12]. Tâm khí thịnh thì sẽ mộng thấy hay cười, sợ sệt[13] . Tỳ khí thịnh thì sẽ mộng thấy mình ca hát, thân thể nặng nề không cử động được[14]. Thận khí thịnh thì sẽ mộng thấy thắt lưng và cột sống bị tách đôi ra không dính vào nhau nữa[15]. Phàm tất cả 12 trường hợp khí thịnh như nói trên, khi nó đến, nên châm tả, sẽ hết bệnh ngay"[16]. Quyết khí ở khách nơi Tâm sẽ mộng thấy gò núi, khói lửa[17] ; ở khách tại Phế sẽ mộng thấy bay bổng lên, thấy những vật kỳ lạ về đồ kim khí, sắt thép[18]; ở khách tại Can sẽ mộng thấy núi rừng, cây cỏ[19]; ở khách tại Tỳ sẽ mộng thấy gò đồi, ao lớn, mưa gió, nhà cửa hư sập[20]; ở khách tại Thận sẽ mộng thấy đi xuống vực sâu, bị chìm đắm trong dòng nước[21]; ở khách tại Bàng quang sẽ bị chứng mộng du (hành)[22]; ở khách tại Vị sẽ mộng thấy ăn uống[23]; ở khách tại Đại trường sẽ mộng thấy đi trên những cánh đồng hoang[24]; ở khách tại Tiểu trường sẽ mộng thấy ở chung trong những nơi ấp thôn, và đi trên những con đường rộng thông nhau[25] ; ở khách tại Đởm sẽ mộng thấy đánh nhau, kiện tụng, tự mổ bụng[26]; ở khách tại bộ phận sinh dục sẽ mộng thấy giao hợp[27]; ở khách ở cổ gáy sẽ mộng thấy bị chặt đầu[28]; ở khách tại cẳng chân sẽ mộng thấy bước đi mà không tiến tới trước được và đang ở trong hang sâu trong lòng đất[29]; ở khách tại đùi vế sẽ mộng thấy qùy lạy làm lễ tiết[30]; ở khách tại bọng đái và Đại trường sẽ mộng thấy đi tiểu và đi tiêu[31]. Phàm 15 vùng bất túc, nếu giấc mộng đến, nên dùng phép bổ để châm thì sẽ khỏi bệnh ngay"[32]. THIÊN 44: THUẬN KHÍ NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜI Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp lại để biểu hiện ra hình dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều theo lẽ đán huệ (sớm) thì dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến thì tăng lên), dạ thậm (giữa đêm thì nặng hơn), Tại sao thế ?”[2] Kỳ Bá đáp : “Đó là do khí của tứ thời (bốn mùa) đã khiến như vậy”[3]. Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí của tứ thời”[4]. Kỳ Bá đáp : “Mùa xuân Sinh, mùa hạ Trưởng, mùa thu Thâu, mùa đông Tàng, đó là lẽ thường của khí, (khí) của con ngươiø cũng ứng theo lẽ đó[5]. Vì mỗi ngày cũng phân làm tứ thời: buổi sáng thuộc mùa xuân, giữa trưa thuộc mùa hạ, mặt trời lặn thuộc mùa thu, dạ nửa đêm thuộc mùa đông[6]. Buổi sáng là lúc nhân khí (Dương khí) bắt đầu sinh, bệnh khí đang suy, cho nên gọi là huệ; buổi trưa là lúc nhân khí Trưởng, mà nhân khí đang Trưởng, nó sẽ thắng tà khí, cho nên gọi là an; buổi chiều tối là lúc nhân khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, cho nên gọi là gia; lúc nửa đêm, nhân khí nhập vào trong để tàng, chỉ còn tà khí ở một mình bên ngoài thân, cho nên gọi là thậm”[7]. Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề ứng với thời kỳ này có khi nghịch lại, tại sao ?”[8]. Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp không ứng với khí của tứ thời, mỗi tạng 1 mình chủ lấy bệnh của mình, vì thế xem tạng khí nào không thắng thời thì bệnh nặng, và xem tạng khí nào thắng thời thì khỏi”[9]. Hoàng Đế hỏi: “Phép trị phải thế nào ?”[10]. Kỳ Bá đáp : “Nếu thuận với thời của Thiên thì bệnh có thể trị đúng lúc, người thầy nào trị theo lẽ thuận được gọi là khéo, người nào trị theo lẽ nghịch gọi là vụng về”[11]. Hoàng Đế nói: “Đúng vậy ! “[12]. Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói phép châm có ngũ biến để chủ cho ngũ du huyệt, Ta mong được nghe về con số ngũ biến ấy”[13]. Kỳ Bá đáp : “Con người có ngũ tạng, ngũ tạng có ngũ biến, ngũ biến có ngũ du, cho nên ngũ ngũ thành nhị thập ngũ du, nhằm ứng với ngũ thời ! “[14]. Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về ngũ biến”[15]. Kỳ Bá đáp : “Can thuộc mẫu tạng (tạng đực), Dương, sắc của nó xanh, thời của nó là mùa xuân, âm của nó là giốc, vị của nó chua, nhật của nó là Giáp Ất[16]. Tâm thuộc mẫu tạng, sắc của nóđỏ, thời của nó là mùa hạ, nhật của nó là Bính Đinh, âm của nó là chủy, vị của nó đắng[17]. Tỳ thuộc tẫn tạng (tạng cái), Âm, sắc của nó vàng, thời của nó là trưởng hạ, nhật của nó là Mậu Kỷ, âm của nó là cung, vị của nóngọt[18]. Phế thuộc tẫn tạng (tạng cái), sắc của nó trắng, âm của nó thương, thời của nó là mùa thu, nhật của nó là Canh Tân, vị của nó cay[19]. Thận thuộc tẫn tạng, sắc của nó đen, thời của nó là mùa đông, nhật của nó là Nhâm Qúy, âm của nó là vũ, vị của nómặn; ta gọi đây là ngũ biến”[20]. Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề chủ ngũ du như thế nào ?”[21]. Kỳ Bá đáp : “Tạng chủ mùa đông, mùa đông châm huyệt Tỉnh; sắc chủ mùa xuân, mùa xuân châm huyệt Huỳnh; thời chủ mùa hạ, mùa hạ châm huyệt Du; âm chủ mùa trưởng hạ, mùa trưởng hạ châm huyệt Kinh; vị chủ mùa thu, mùa thu châm huyệt Hợp; đây là ngũ biến làm chủ ngũ du huyệt”[22]. Hoàng Đế hỏi: “Các huyệt Nguyên hợp với huyệt nào và nó ứng gì đến lục du ?”[23]. Kỳ Bá đáp : “Chỉ riêng có huyệt Nguyên là không ứng với ngũ thời, nó hợp với huyệt Kinh để ứng với con số lục du, Cho nên lục lục là tam thập huyệt lục du ?”[24]. Hoàng Đế hỏi: “Thế nào gọi là tạng chủ mùa đông, thời chủ mùa hạ, âm chủ mùa trưởng hạ, vị chủ mùa thu, sắc chủ mùa xuân, Ta mong được nghe về nguyên nhân ấy”[25]. Kỳ Bá đáp : “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tĩnh; Bệnh biến ở sắc: châm huyệt Huỳnh; Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du; Bệnh có thay đổi ở âm thanh: châm huyệt Kinh; Kinh mạch bị mãn vì huyết, đó là bệnh ở Vị, cùng với chứng bệnh do ăn uống không điều tiết: châm huyệt Hợp[26]. Đó là lý do tại sao ta gọi vị chủ huyệt Hợp, đây là ngũ biến vậy”. . SÁCH LINH KHU THIÊN 43: DÂM TÀ PHÁT MỘNG Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về tà khí tràn ngập, mở rộng"[1]. Kỳ Bá đáp : "Chính tà đi từ ngoài để tấn. trên bị thịnh thì sẽ mộng thấy bay lên, khi nào bên dưới bị thịnh thì sẽ mộng thấy té rơi xuống[9]. Khi nào đói nhiều thì sẽ mộng thấy hay chiếm lấy, khi nào no quá sẽ mộng thấy hay ban cho[10] thịnh thì sẽ mộng thấy hay giận[11]. Phế khí thịnh thì sẽ mộng thấy sợ sệt, hay khóc, bay bổng lên[12]. Tâm khí thịnh thì sẽ mộng thấy hay cười, sợ sệt[13] . Tỳ khí thịnh thì sẽ mộng thấy mình

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w