1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y CHƯƠNG MÔN ppsx

6 631 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y CHƯƠNG MÔN Tên Huyệt: Chương = chướng ngại; Môn = khai thông. Huyệt là hội của Tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập, vì vậy, gọi là Chương Môn (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Lặc Liêu, Quý Lặc, Trường Bình. Xuất Xứ: Sách Mạch Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 13 của kinh Can. + Huyệt Hội của Tạng. + Huyệt Mộ của kinh Tỳ, là huyệt chẩn đoán bệnh ở Thái Âm [Phế + Tỳ] (Manaka). Vị Trí: Ở đầu xương sườn tự do thứ 11. Giải Phẫu: Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, đầu xương sườn 11, phúc mạc, bờ dưới gan hoặc lách, đại trường lên hoặc xuống. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới cùng và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần knh D10. Tác Dụng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa, tán hàn khí ở ngũ tạng. Chủ Trị: Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy, gan viêm, lách viêm. Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút. Ghi Chú: ( Không châm sâu vì có thể vào gan (bên pHải) và lách (bên trái). (Người có bệnh huyết áp cao, bấm vào huyệt Chương Môn và Kinh Môn thường thấy đau (Châm Cứu Học Từ Điển). Tham Khảo: ( “Nếu Khí tích ở vùng ngực và bụng gây đầy trướng, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, nên châm tả các huyệt Đại Nghinh, Thiên Đột, Hầu Trung (Liêm Tuyền) và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương Môn” (LKhu.59, 8). (“Tả Chương Môn có tác dụng sơ Can, hòa Đởm; Bổ Chương Môn có tác dụng kiện Tỳ, ích Vị; Phối hợp với cứu ngải có tác dụng kiện Tỳ thổ” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). CƠ MÔN Tên Huyệt: Ngồi thõng 2 chân, giống hình cái cơ để hốt rác. Huyệt ở vùng đùi, giống hình cái ky (cơ) vì vậy gọi là Cơ Môn (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 11 của kinh Tỳ. Vị Trí: Ở chỗ lõm tạo nên bởi bờ ngoài cơ may, bờ trong cơ thẳng trước đùi và cơ rộng trong. Ngồi ngay, từ đầu gối đo lên 8 thốn, cách Huyết Hải 6 thốn, nơi có động mạch nha?y. Giải Phẫu: Dưới da là khe cơ may và cơ rộng trong, gần bờ trong cơ thẳng, trước đùi, cơ rộng giữa xương đùi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3. Tác Dụng: Tuyên thông hạ tiêu. Chủ Trị: Tuyến hạch bẹn viêm, bụng dưới đau, tiểu không tự chủ, niệu đạo viêm. Châm Cứu: Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5- 10 phút. Ghi Chú: Không châm sâu vì bên dưới có động mạch. · Nếu ngộ châm làm cho chân vận động khó khăn, không được tự ý hoặc đại tiện bí, nên châm huyệt Phúc Ai (Ty.16) để Giải cứu. Châm sâu 1, 5 thốn, lưu kim khoảng nửa giờ, sau đó vê kim qua bên trái 9 lần, bên phải 6 lần rồi rút kim ra (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu). . HUYỆT VỊ ĐÔNG Y CHƯƠNG MÔN Tên Huyệt: Chương = chướng ngại; Môn = khai thông. Huyệt là hội của Tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập, vì v y, gọi là Chương Môn (Trung Y Cương. các huyệt Đại Nghinh, Thiên Đột, Hầu Trung (Liêm Tuyền) và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương Môn (LKhu.59, 8). (“Tả Chương Môn có tác dụng sơ Can, hòa Đởm; Bổ Chương Môn. (Người có bệnh huyết áp cao, bấm vào huyệt Chương Môn và Kinh Môn thường th y đau (Châm Cứu Học Từ Điển). Tham Khảo: ( “Nếu Khí tích ở vùng ngực và bụng g y đ y trướng, hơi thở suyễn, khí nghịch

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN