HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BỘ LANG ppsx

6 341 0
HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BỘ LANG ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BỘ LANG Tên Huyệt: Vùng 2 bên ngực ví như 2 hành lang (lang), đường kinh Thận vận hành (bộ) ngang qua ngực, vì vậy gọi là Bộ Lang (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 22 của kinh Thận. + Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch. Vị Trí: Ở vùng ngực, nơi khoảng gian sườn 5, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Trung Đình (Nh.16). Giải Phẫu: Dưới da là cơ ngực to, các cơ thẳng to, các cơ gian sườn 5, cơ ngang ngực, mặt trên gan hoặc phổi (bên phải) và tim (bên trái). Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5. Chủ Trị: Trị ho, suyễn, khí Quản viêm, thần kinh gian sườn đau, màng ngực viêm. Châm Cứu: Châm xiên 0, 5 - 0, 8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút. Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan, phổi hoặc tim. BỘC THAM Tên Huyệt: Huyệt có ý chỉ: khi người đầy tớ quỳ gối xuống (tham dự vào việc cởi giầy cho chủ ) thì lộ huyệt ra, vì vậy gọi là Bộc Tham (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: An Tà, Bột Tham. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 61 của kinh Bàng Quang. + Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều. Vị Trí: Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát bờ trên xương gót, thẳng dưới huyệt Côn Lôn, trên đường tiếp giáp lằn da đổi màu. Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn ở phía trước, gân gót chân ở phía sau, bờ trên xương gót. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy su. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1. Chủ Trị: Trị gót chân đau, chi dưới yếu liệt. Châm Cứu: Châm thẳng 0, 3-0, 5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút. Tham Khảo: “ Bệnh Điên khi mới bắt đầu phát, trước hết người bệnh bị vặn ngược, cứng đờ, cột sống cứng, bệnh biểu hiện ở các kinh Túc Dương Minh, Túc Thái Âm, Thủ Thái Âm và Túc Thái Dương, châm ở các huyệt Uỷ Dương + Phi Dương + Bộc Tham + Kim Môn, châm xuất huyết cho đến khi nào mầu huyết biến (thành đỏ) mới thôi” - Thiên ‘Điên Cuồng’ (LKhu.22, 7-8). . HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BỘ LANG Tên Huyệt: Vùng 2 bên ngực ví như 2 hành lang (lang) , đường kinh Thận vận hành (bộ) ngang qua ngực, vì v y gọi là Bộ Lang (Trung Y Cương Mục) hoặc tim. BỘC THAM Tên Huyệt: Huyệt có ý chỉ: khi người đ y tớ quỳ gối xuống (tham dự vào việc cởi gi y cho chủ ) thì lộ huyệt ra, vì v y gọi là Bộc Tham (Trung Y Cương Mục) An Tà, Bột Tham. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 61 của kinh Bàng Quang. + Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều. Vị Trí: Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan