MẠCH HỌC QUAN HỆ GIỮA MẠCH VỚI NHÂN TỐ TRONG NGOÀI 1- Quan Hệ Giữa Mạch Và Ngũ Hành Dùng ngũ hành áp dụng vào mạch ta thấy: Tay Bên TRÁI: Thận thủy (bộ xích) sinh Can mộc (quan), can mộc sinh Tâm hỏa (thốn). Tay Bên PHẢI: Mệnh môn hỏa (bộ xích) sinh Tỳ thổ (quan), tỳ thổ sinh Phế kim (thốn). 2- Mạch Và Khí Huyết Xét về khí huyết với mạch ta có: + Bên trái thuộc Huyết: Thận, Can và Tâm. Thận (tàng tinh, tinh sinh huyết ) - Can tàng huyết - Tâm chủ huyết. + Bên phải thuộc Khí: Mệnh môn (Tam tiêu) Tỳ và Phế. Tỳ là trung khí - Mệnh môn là nơi chứa nguyên khí - Tam tiêu là đường dẫn khí - Phế chủ khí. Vì vậy, mạch ở bên phải liên hệ với khí. 3- Quan Hệ Giữa Mạch Và Mùa Mỗi mùa ứng với một tạng nhất định, dù mùa đó cũng chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt thời gian đó. + Mùa Xuân: Mạch Huyền · Cây cối xanh tốt vào mùa này, màu xanh ứng với màu của Can, do đó có mạch Huyền (mạch của Can). · Mùa xuân dương khí bắt đầu phát (thiếu dương) nhưng khí lạnh vẫn chưa hết, khí cơ còn có hiện tượng ước thúc, vì vậy mạch tượng thấy đầu thẳng mà dài, giống như giây đàn (Huyền). + Mùa Hè: Mạch Hồng · Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên (Hồng). · Vào mùa này, vạn vật tươi tốt, thịnh vượng, mạch đến thì thịnh mà đi thì suy, vì vậy sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Câu. + Mùa Thu: Mạch Mao · Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rụng giống như lông, do đó mạch của mùa thu là mạch Mao. · Thời điểm này, dương khí bắt đầu suy, thế mạch đã giảm chỉ thấy Phù. Sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Mao là hình dung thể mạch đến ứng dưới tay thấy nhẹ như lông (Mao). + Mùa Đông: Mạch Thạch · Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả khả năng mạnh mẽ của mình để sống qua cái lạnh giá, vì vậy, mạch của mùa đông là mạch Thạch. · Mùa đông vạn vật bế tàng, thế đến của mạch khí trầm mà có sức bật vào ngón tay, sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Thạch là hình dung mạch đến ứng vào tay có lực cứng như cục đá (Thạch). + Tứ Quý: Tứ Quý là chuyển tiếp giữa các mùa, vì vậy thường mang đặc tính ôn hòa, do đó mạch của Tứ Quý là mạch Hoãn. 4- Quan Hệ Giữa Mạch Và Lục Dâm. (Ngoại Tà) · Hàn làm hại (thương) Thận vì vậy có mạch Khẩn. · Thử làm hại (thương) Tâm vì vậy có mạch Hư. · Táo làm hại (thương) Phế vì vậy có mạch Sáp. · Thấp làm hại (thương) Tỳ vì vậy có mạch Nhu. · Phong làm hại (thương) Can vì vậy có mạch Phù. · Nhiệt làm hại (thương) Tâm bào vì vậy có mạch Nhược. 5- Mạch Và Thất Tình (Nội Nhân) · Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư. · Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết. · Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp. · Nộ thương Can gây nên mạch Nhu. · Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm. · Kinh thương Đởm gây nên mạch Động. · Bi thương Tâm bào gây nên mạch Khẩn. 6- Mạch Và Nam Nữ - Sách ‘Thiên Kim Phương’ ghi: “Mạch của phụ nữ thường nhu nhược (yếu) hơn mạch của nam giới”. - Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi: “Xem mạch ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái nam xem bên tay trái (làm chính), phái nữ xem bên tay phải (làm chính). Sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ giải thích ý của câu này như sau: “Xem mạch phái nam, mạch tay trái (dương) mạnh hơn tay phải (âm) là dương nhiều hơn âm là thuận. Ngược lại, mạch tay phải mà mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương không thuận, tức là người nam đó bị âm thịnh dương suy. Xem mạch người nữ mạch tay phải (âm) mạnh hơn tay trái (dương) là âm nhiều hơn dương là thuận. Ngược lại, nếu mạch tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm không thuận, tức là người nữ đó bị dương thịnh âm suy. Như vậy, việc xem ‘Nam Tả Nữ Hữu’ chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hoặc nghịch đối với người đó chứ không nhất thiết phải theo đúng quy cách trên. Điều chủ yếu trong câu ‘Nam Tả Nữ Hữu’ là chú ý vào hai bộ xích của cả nam lẫn nữ. + ‘Nam dĩ tả xích nhi tàng tinh’ hoặc ‘Nam dĩ tả xích vi tinh phủ’ (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ xích bên tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết rằng người đó tinh khí sung mãn, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi vô lực thì không khỏe + ‘Nữ dĩ hữu xích nhi bào hộ’ hoặc ‘Nữ dĩ hữu xích vi huyết hải’ (Nữ liên hệ với bào thai và chứa huyết ở bộ xích). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết rằng tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi vô lực thì không khỏe. . MẠCH HỌC QUAN HỆ GIỮA MẠCH VỚI NHÂN TỐ TRONG NGOÀI 1- Quan Hệ Giữa Mạch Và Ngũ Hành Dùng ngũ hành áp dụng vào mạch ta thấy: Tay Bên TRÁI: Thận. vậy, mạch ở bên phải liên hệ với khí. 3- Quan Hệ Giữa Mạch Và Mùa Mỗi mùa ứng với một tạng nhất định, dù mùa đó cũng chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt thời gian đó. + Mùa Xuân: Mạch. Khẩn. 6- Mạch Và Nam Nữ - Sách ‘Thiên Kim Phương’ ghi: Mạch của phụ nữ thường nhu nhược (yếu) hơn mạch của nam giới”. - Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi: “Xem mạch ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái