1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MẠCH HỌC - MẠCH LAO pps

7 357 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 123,43 KB

Nội dung

MẠCH HỌC MẠCH LAO A- ĐẠI CƯƠNG - Sách ‘Thiên Kim Dực’ ghi: ”Ấn tay thấy mạch khí thực mạnh, giống như Trầm, giống như Phục gọi là LAO”. - Sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ ghi:”Ấn tay thấy rất cứng gọi là mạch Lao”. - Sách ‘Đông Y Lược Khảo’ ghi: ”Lao là vững bền”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH LAO - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CTT. Muội) ghi:”Mạch Lao là Huyền, Đại mà Trường, nhấc tay thấy giảm, ấn xuống thì thực mạnh”. -Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi : “Mạch Lao, cứng, bền chặt,Trầm mà có lực, chuyển động mà không thay đổi”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Lao lớn mà Huyền, Thực, ấn nặng xuống mới thấy, ấn nhẹ hoặc ấn vừa đều không thấy “. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Lao, ấn sâu thấy Thực, Đại, Huyền, Trường”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi:”Mạch Lao giống như mạch Huyền, càng ấn nặng tay lại càng chắc”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH LAO - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Lao: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH LAO - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Do bệnh khí kết tụ lâu ngày, âm hàn tích đọng gây ra mạch Lao”. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : Mạch Lao phát sinh do khí bị kết lâu ngày, âm hàn tích bên trong, dương khí bị trầm xuống dưới vì vậy mà mạch mới Trầm mà Thực, Đại, Huyền, Trường, cứng, không xê dịch”. D- MẠCH LAO CHỦ BỆNH - Chương ‘Bình Tam Quan Bệnh Hậu Tịnh Trị Nghi’ (M. Kinh) ghi:”Mạch ở bộ quan Lao là khí của Tỳ Vị bị bế tắc” ”Mạch ở bộ xích Lao là bụng đầy”. - Chương ‘Bệnh Kỳ Kinh Bát Mạch’ (M. Kinh) ghi:”Mạch ở bộ xích và thốn đều Lao, thẳng lên thẳng xuống, đó là mạch Xung bị bệnh, trong ngực có hàn. là chứng sán vậy”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Mạch Lao là hàn ở lý có thừa, ngực bụng lạnh đau, Mộc khắc Tỳ, là sán khí, trưng hà”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi:”Mạch Lao chủ các bệnh thuộc âm hàn, kiên tích”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi:”Mạch Lao chủ về đầy (trướng)”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Lao chủ âm hàn thực ở trong, sán khí, trưng hà”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Lao chủ 5 chứng tích, hàn nhiệt ngưng kết, ngực bụng đau, sán khí, trưng hà, kinh phong”. Tả Thốn LAO Chứng phục lương. Hữu Thốn LAO Chứng tức phần. Tả Quan LAO Huyết bị tích tụ. Hữu Quan LAO Chứng bỉ tích. Tả Xích LAO Chứng bôn đồn. Hữu Xích LAO Chứng sán khí, trưng hà. - Sách ‘Đông Y Lược Khảo’ ghi: · Thốn bộ Lao : ho, kéo suyễn. · Quan bộ Lao : bụng đau, tiết tả do hàn tà phạm Vị. · Xích bộ Lao : sán khí. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : “Mạch Lao gặp trong các bệnh động mạch bị xơ cứng : Thận viêm mạn tính, động mạch xơ cứng, huyết áp cao lâu ngày”. -Sách ‘Trung Hoa Mạch Học Nghiên Cứu’ ghi : “Động mạch xơ cứng như Thận viêm mạn thấy xuất hiện mạch Lao”. E- MẠCH LAO KIÊM MẠCH BỆNH - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Lao mà cứng thì hàn thủy đình trệ. · Lao mà Trì là lạnh lâu ngày. · Lao mà Sác là nhiệt tích. F- MẠCH LAO QUA CÁC LỜI BÀN - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CTT. Muội) ghi:”Mạch Lao là Huyền, Đại mà Trường, nhấc tay thấy giảm, ấn xuống thì thật mạnh, giống như mạch Thực và Hoạt là mạch đi tới lui, không giống như mạch Phục là mạch ẩn nấp mà Sáp, rít. Mạch Cách thì ấn tay thấy rỗng ở trong và Hứa-Thúc-Vi nói: Mạch Lao là bệnh cố kết, các chứng hư hoàn toàn không thấy mạch này, chỉ có những chứng thần kinh, co quắp, hà sán, bạo ngược, kiên tích, phục ở trong mới thấy mạch Lao. Mạch Lao là bệnh cố kết, kiên thực mà sâu bên trong, vị khí suy kiệt, công thủ đều khó, vì vậy, gặp mạch này là bệnh nặng khó chữa”. - Chương ‘Mạch Âm Dương Loại Thành’ (CGK. Yếu) ghi:”Lao là cứng, thực, là mạch Trầm mà có lực, động mà không chuyển là lý thực, biểu hư, trong ngực khí nghịch là lao thương. Đại khái là mạch gần giống như không có vị khí, vì vậy các Y Gia đều cho mạch này là nguy hiểm. Cũng chủ về đau ở trong xương, khí ở biểu”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Các chứng âm hư, mất máu mà thấy mạch Lao đều rất đáng sợ”. -Sách ‘Mạch Quyết’ ghi : “ Các y gia luận về mạch Lao lộn xộn không rõ, vì vậy người đời sau đều bỏ quên”. -Sách “Thôi Thị Mạch Quyết’ bàn về mạch Cách và mạch Lao ghi : “Cực Trầm là mạch Phục, có lực là +việc Lao, mạch Thực, Đại, Huyền, Trường”. - Sách ‘Đông Y Lược Khảo’ ghi:”Những người mắc bệnh mất máu, ho lâu ngày, thấy mạch Lao thì khó chữa” ”Mạch Lao đi giống mạch Trầm nhưng khác ở chỗ nắn thấy mạch cứng thẳng”. . mạch xơ cứng, huyết áp cao lâu ngày”. -Sách ‘Trung Hoa Mạch Học Nghiên Cứu’ ghi : “Động mạch xơ cứng như Thận viêm mạn thấy xuất hiện mạch Lao . E- MẠCH LAO KIÊM MẠCH BỆNH - Sách Mạch Học. lại càng chắc”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH LAO - Sách Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Lao: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH LAO - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Do bệnh khí kết. mạch Lao đều rất đáng sợ”. -Sách Mạch Quyết’ ghi : “ Các y gia luận về mạch Lao lộn xộn không rõ, vì vậy người đời sau đều bỏ quên”. -Sách “Thôi Thị Mạch Quyết’ bàn về mạch Cách và mạch Lao

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w