Bài 9: Quang hợp (tiếp) Sinh học 11 Cơ bản Bài 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4 và CAM * Nội dung cơ bản: I.Thực vật C3: 1.Pha sáng - Diễn ra ở tilacoit. - Nguyên liệu : nước, ánh sáng. - Sản phẩm: ATP, NADPH và O2. 2. Pha tối : - Diễn ra ở chất nền của lục lạp. - Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH. - Sản phẩm : Cacbohidrat - Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin. Gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn cố định CO2. + Giai đoạn khử APG. + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri-1,5- điP II. Thực vật C4 : - Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê… - Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Calvin. Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở 2 nơi khác nhau trên lá. III. Thực vật CAM: - Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như dứa, thanh long… - Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày. * So sánh các con đường cố định CO2: C3, C4 và CAM - Giống: Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành nên các hợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit. - Khác: Một số câu hỏi: Câu 1: Nguồn gốc của O2 trong quang hợp là gì? Câu 2: Hãy chọn đáp án đúng: 1. Sản phẩm của pha sáng là: a. H2O, O2, ATP b. H2O, ATP và NADPH c. O2, ATP và NADPH d. ATP, NADPH và APG 2. Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là : a. O2, ATP và NADPH b. ATP, NADPH và CO2 c. H2O, ATP và NADPH d. NADPH, APG và CO2 Câu 3: Việc thực vật C4 phân chia quá trình cố định CO2 thành 2 giai đoạn ở 2 loại tế bào khác nhau có ý nghĩa gì? Sinh học 11 Nâng cao Bài 9: ẢNH HƯỞNG CUẢ CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP * Nội dung cơ bản: I. Nồng độ CO2 - Nồng độ CO2 là nguồn cung cấp C cho quang hợp. Nồng độ CO2 quyết định cường độ của quá trình QH. - Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH và HH bằng nhau. - Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH đạt cao nhất. II. Cường độ, thành phần quang phổ sánh sáng - Ánh sáng là nhân tố cơ bản để tiến hành quang hợp - Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH và HH bằng nhau. - Điểm bão hoà ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH đạt cực đại. III. Nhiệt độ - Cường độ QH phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ. - Khi nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25 – 35oC sau đó giảm mạnh đến 0. IV. Nước - Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá - Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm QH. - Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim QH. - Quá trình thoát hơi nước đã điều hoà nhiệt độ lá, do đó ảnh hưởng đến QH. - Nước là nguyên liệu trực tiếp cho QH với việc cung cấp H+ và êlectron cho phản ứng sáng. V. Dinh dưỡng khoáng Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố QH, khả năng QH, diện tích lá, bộ máy enzim QH và cuối cùng là hiệu suất QH và năng suất cây trồng. * Một số câu hỏi: 1. Tại sao khi nhiệt độ tăng cao cường độ QH giảm? 2. Tại sao nói hàm lượng nước liên quan đến tốc độ hấp thu CO2? 3. Liên hệ: trong sản xuất cần cung cấp khoáng cho cây như thế nào? 4. Trình bày ứng dụng về sự ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp của thực vật. . Bài 9: Quang hợp (tiếp) Sinh học 11 Cơ bản Bài 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4 và CAM * Nội dung cơ bản: I.Thực vật C3:. Sinh học 11 Nâng cao Bài 9: ẢNH HƯỞNG CUẢ CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP * Nội dung cơ bản: I. Nồng độ CO2 - Nồng độ CO2 là nguồn cung cấp C cho quang hợp. Nồng độ CO2 quyết. ra AlPG rồi từ đó tạo thành nên các hợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit. - Khác: Một số câu hỏi: Câu 1: Nguồn gốc của O2 trong quang hợp là gì? Câu 2: Hãy chọn đáp án