Bài văn NLXH

11 1.1K 4
Bài văn NLXH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tự học Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ? Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo,văn mẫu, hướng dẫn dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt" : học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suôn, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học : chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình TV, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay hayTrạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ,tự do, hạnh phúc ngày nay. Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới. Tình bạn Trong đời sống tinh thần của con người, có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con, tình thầy trò, bè bạn Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng, vì vậy mà trong ca dao dân ca có nhiều câu, nhiều bài rất cảm động về vấn đề này : Bạn về có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời. hoặc : Trăng lên khỏi núi mặc trăng Tình ta với bạn khăng khăng một niềm hoặc : Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới yên hay : Chim lạc bầy, thương cây nhớ cội Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau. Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dươn Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp. Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi, trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt. Còn những kẻ : Khi vui thì vỗ tay vào Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai thì không xứng đáng được coi là bạn. Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn. Vontaire cũng đã từng nói : "Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng". Không nể nang, bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế, bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn, sáng suốt và đầy tình thân ái. Nó giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình, giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích. Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời. Tục ngữ có câu : "Học thầy không tày học bạn" với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta nhữn g điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách, trên con đường dằng dặt ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cùng quyết tâm, kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội. Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó. Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành, thân thiết. Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè, sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa, thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị. Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn, vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi. Đối với tuổi trẻ, tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay, nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn - đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người. Môi trường Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này. Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang, Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết. Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn ” Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, … chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa. Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch. Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty . Tốt nhất là cácϑnào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường. Hànhvi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau. Bảo vệ môiΛđầu của các cơ quan chức năng bởi mức hiệt hại cảu nó đối với XH, trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp. MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NLXH Lòng vị tha Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi… Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc, biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm. Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy. Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình, hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học… Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta. Tình bạn “Rất nhiều người bước vào và ra đi khỏi cuộc đời bạn, nhưng chỉ có người bạn thật sự mới có thể để lại dấu chân trong tim bạn”. Thật vậy, tình bạn giúp chúng ta nhận ra cuộc sống thật đẹp, thật đáng yêu. Tình bạn là một thuật ngữ được dùng biểu thị sự hợp tác và hành vi nhiệt tình giữa hai hoặc nhiều con người. Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân với nhau, bao hàm một mối quan hệ về kiến thức, sự quý trọng và ảnh hưởng lẫn nhau, nhu cầu hay cơn khủng hoảng. Nhưng tình bạn không đơn thuần là như vậy, cuộc sống không thể thiếu vắng tình bạn. Một tình bạn chân thành sẽ mạng cho ta nhiều niềm vui và động lực cho cuộc sống. Nhiều lúc cảm thấy trống vắng và chẳng muốn những chuyện nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến gia đình, khi đó một cái nắm tay siết chặt của tình bạn cũng làm ta vơi đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng.Thật may mắn cho ai có được người bạn thật sự của mình ở trong cái xã hội mà hiện nay chỉ toàn giẫm đạp lên nhau mà sống. Và điều cần thiết cho một tình bạn đẹp đẽ là ta phải sống thật, sống chân tình, biết yêu thương người bạn của mình. Có như vậy ta mới được tình bạn thật sự cho riêng mình. Sự hy sinh Hy sinh, là một trong những đức tính khó thực hiện nhất ở mỗi con người. Hy sinh là từ bỏ hết những thứ mình có, những thứ mình cần để đem lại hạnh phúc cho người khác. Khi nói đến hy sinh, ta lại nghĩ đến, ta nghĩ đến ông bà, cha mẹ - những người đã dành hết tâm sức của mình để chăm lo, dạy dỗ con cháu nên người. Ta nghĩ đến những người phục vụ trong quân đội đã chấp nhận mạo hiểm, đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Tôi nghĩ đến các thầy cô, những người đã từ bỏ những công việc đem lại cuộc sống sung túc hơn để theo đuổi việc dạy dỗ, giáo dục thế hệ trẻ, những người học trò thân yêu, những tình nguyện viên khắp nơi trên thế giới, những trái tim nhân ái đã dành thời gian và cả tuổi thanh xuân của mình để cứu giúp người khác hay làm cho đời sống tinh thần của mọi người phong phú, tươi vui hơn. Qua đây,ta hiểu được để có đức hy sinh, trước hết ta phải có một trái tim nhân hậu hơn những trái tim khác, biết nghĩ đến mọi người, muốn mình phải làm một người có ích cho xã hội. Lòng tự trọng Lòng tự trọng có thể nói là một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính. Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn nhận cuộc sống, ta tôn trọng cuộc sống, ta tôn trọng bản thân mình. Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những điều đúng đắn, hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác; ngược lại với tự ái, ta cảm thấy khó chịu khi có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình. Muốn có được tính tự trọng, ta phải rèn luyện hằng ngày, vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng, biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn, không làm những điều có lỗi với người khác, không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh. Lòng tự trọng giúp ta phát triển đạo đức, tài năng của mình, là đức tính cơ bản để trở thành một công dân mẫu mực trong cuộc sống. Tình thầy trò Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối họ vẫn hết sức thiêng liêng… Những người thầy, người cô ấy đã dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc “đưa đò” cho “người khách” qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không cần biết rằng liệu những “người khách” ấy có còn nhớ đến mình hay không ? Người cha, người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim, đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vì vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô,học sinh chúng ta phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi mãi xứng đáng là học trò của người thầy, người cô. Lòng khiêm tốn Trong cuộc sống, rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công, và khiêm tốn là một trong số đó. Điển hình, khi ta trò chuyện với người khiêm tốn, ta luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thú vị rất nhiều. Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm, chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình. Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người, họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập. Ngược lại, càng muốn chứng tỏ mình với mọi người, khoe khoang những gì mình có và chê bai người khác, ta sẽ nhận được kết quả ngược lại. Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác. Từ đó, ta nhận biết được muốn tạo được ấn tượng đẹp đẽ trong mắt người khác, ta phải khiêm tốn. Ta phải lắng nghe người khác góp ý về mình, luôn học hỏi những điều hay, điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực hiện theo. Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong những mối quan hệ hằng ngày. Học hỏi là việc phải làm liên tục suốt đời Học hỏi là cơ sở để đánh giá về một người nào đó.Ta càng học hỏi được nhiều, kiến thức của ta càng nhiều, ta giúp ích nhiều điều cho xã hội, hiển nhiên ta sẽ được mọi người tôn trọng.Trong thực tế, bất kể là một nhà khoa học, bác học hay những vị lãnh tụ đều bắt đầu và kết thúc bằng việc học. Họ học vì họ quan tâm đến tương lai của mình, học vì thương yêu tất cả mọi người, học vì nghĩ đến việc giúp cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Còn ta, ta học vì ta nghĩ đến bản thân, vì thương yêu bố mẹ, thầy cô nên ta cố gắng học. Kiến thức như một đại dương mênh mông còn những gì ta học được chỉ là một hạt cát trong đại dương ấy. Vì vậy ta phải học hết khả năng của mình, tức là học suốt đời. Câu nói của Lê nin ”học, học nữa, học mãi” một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại và đó cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện theo. BỆNH VÔ CẢM Một căn bệnh nguy hiểm đang lan tràn trong xã hội hiện đại ngày nay. Rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nhưng chính họ không hề hay biết. Căn bệnh này biến con người ta thành những cỗ máy vô tri, vô giác, đó chính là bệnh vô cảm. Truyền thông yêu nước, tương thân, tương ái và tinh thần đoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quý báu và là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn, con người ta như vô tình hay cố tình lãng quên, đánh mất đi truyền thông quý báu này, tự biến mình thành người lạnh lùng, vô cảm. Vô cảm là 1 căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây hại cho người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người xung quanh. Vô cảm không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, không buồn, không vui, không giận hờn, yêu ghét, mà trái tim người vô cảm không còn biết rung động trước bất kì điều gì. Hơn nữa bệnh vô cảm còn do lòng ích kỉ, sự hẹp hòi gây ra, người vô cảm chỉ biết nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà quên lợi ích chung, dẫn đến những lời nói, hành động, thái độ vô tâm, vô tình, nguy hiểm hơn nữa là sự vô nhân tính, mất nhân đạo. Người vô cảm sống thu hẹp bản thân, thu mình trong cái vỏ ích kỉ, vô tình. Ở nhà họ chỉ biết thu vén cho bản thân và gia đình mình, mà quên đi tình làng nghĩa xóm, “thương người như thể thương thân”. Không còn “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, nhà hàng xóm có chuyện buồn: bị mất trộm, hay có người thân vừa qua đời, người vô cảm dửng dưng, thờ ơ như không có chuyện gì, nếu có cũng chỉ là những hành động mang tính gượng ép, thủ tục mà không xuất phát từ lòng chân thành. Người vô cảm không bao giờ tham gia vào những công việc chung: bàn việc của tổ dân phố, khu phố… tai hại hơn, người vô cảm luôn dùng sự ích kỉ lạnh lùng của mình để áp đặt người khác. Người vô cảm sống thu hẹp nên rất khó hoà nhập với tập thể, khó cộng tác với người khác khi làm công việc chung… Ở ngoài xã hội, người vô cảm đem đến những luồng gió lạnh cho cuộc sống. Họ dường như không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, họ thờ ơ với tất cả những gì diễn ra xung quanh mà đối với họ là không liên quan, không ảnh hưởng đến mình. Đi ẩu, vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông là một trong những biểu hiện của sự vô cảm, vì mục đích của mình mà bất chấp an toàn của bản thân và những người khác, để rồi khi gây ra tai nạn giao thông, người vô cảm vội vã bỏ đi, để mặc người bị nạn ở đó, sẵn sàng phủi sạch trách nhiệm. Đáng phê phán hơn khi những người chứng kiến vụ tai nạn đó cũng có thái độ lạnh lùng, vô cảm. Nhiều người liếc qua rồi dửng dưng bỏ đi, nhiều người tụ tập thành đám đông nơi tai nạn xảy ra, để phân tích, bàn luận xôn xao xem ai đúng ai sai, ai va vào ai, ai sai trước, ai sai sau…thay vì đưa người bị nạn đi cấp cứu. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do sự cấp cứu chậm trễ này. Trong giáo dục, cần phải lên án mạnh mẽ sự vô cảm, vô tình của 1 số giáo viên. Họ đứng trên bục giảng để giảng bài không phải với niềm yêu người, yêu nghề, không phải với những bài giáo án của tình thương mà chỉ dạy cho hết bài, hết tiết, miễn sao lương vẫn đầy đủ. Tình trạng giáo viên dùng bạo lực để “dạy dỗ” học sinh mà báo chí phản ánh liên tục gần đây- điều đáng tiếc hơn tình trạng này không chỉ xảy ra ở cấp trung học, tiểu học mà còn ở những trường mẫu giáo, mầm non, phải chăng đây không chỉ là sự thiếu hụt kiến thức nghiệp vụ mà còn do sự lạnh lùng, vô cảm nơi trái tim đã hoá đá của những người cha, người mẹ thứ hai của học sinh? . vẹt" : học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học. viên. Họ đứng trên bục giảng để giảng bài không phải với niềm yêu người, yêu nghề, không phải với những bài giáo án của tình thương mà chỉ dạy cho hết bài, hết tiết, miễn sao lương vẫn đầy. tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan