CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI ĐỐ VUI ÔN LUYỆN Khối: 3 – ngày thi:……./ 5 / 2010 I. PHẦN THI THỨ NHẤT ( LÀM QUEN ) - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các đội dự thi ra trình diễn phần thi: - Các đội tự giới thiệu tên, lớp các bạn trong đội một cách ngắn gọn xúc tích và bằng nhiều hình thức, thể loại ( có thể pha tích dí dõm, hồn nhiên hoặc có thể minh họa bằng tiểu phẩm ) trong thời gian tối đa là 5 phút ( 20 điểm ) - Người dẫn chương trình mời giám khảo đánh giá và công bố kết quả từng đội. II. PHẦN THỨ HAI ( LEO NÚI ) 30 điểm - Phần thi này gồm 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 3 điểm. - Các đội dự thi phải trả lời bằng hình thức chọn a, b, c, d viết vào bảng con. - Trong phần thi này không có trả lời bổ sung. - Người dẫn chương trình lưu ý, đội nào trả lời đúng thì công bố ngay được 3 điểm. - Người dẫn chương trình mời BGK công bố điểm phần thi thứ hai và tổ thư ký tổng hợp điểm qua 2 vòng thi. Câu 1. bao gạo cân nặng 36 kg, bao đậu cân nặng 9 kg. Hỏi bao gạo cân nặng gấp mấy lần bao đậu? a. 27 lần b. 4 lần c. 45 lần d. 9 lần Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: - Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới anh …… bỏ chạy. a. Sợ hải b. Lo sợ c. Hoảng hốt d. Khiếp đảm Câu 3. Theo em hành vi nào dưới đây là nên làm ? a. Đánh nhau với trẻ con hàng xóm b. Ném gà nhà hàng xóm c. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm d. Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm. Câu 4. Theo bạn trạng thái nào dưới đây có lợi đối với cơ quan thần kinh ? a. Căng thẳng b. Sợ hải c. Vui vẻ, thư giãn d. Tức giận Câu 5. Lần chải răng nào trong ngày là quan trọng nhất ? a. Buổi sáng sau khi ngủ dậy. b. Buổi tối trước khi đi ngủ c. Sau các bữa ăn. Câu 6. Ăn hàng rong ngoài đường sẽ dẫn tới bệnh gì ? a. Tiêu chảy b. Ruột thừa c. Cảm cúm d. Đau răng Câu 7. Câu thành ngữ nào dưới đây nói về việc ăn sạch ở sạch ? a. Giờ nào việc nấy b. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. c. Ăn có nhai, nói có nghĩ. - 1 - Câu 8. “ Stop ” là dấu hiệu : a. Dừng lại b. Chạy chậm c. Chạy nhanh d. Vượt qua Câu 9. Câu văn: “ Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ ” được viết theo mẫu câu nào ? a. Làm gì b. Bằng gì c. Ở đâu Câu 10. Trong các câu sau, câu nào đặt đúng dấu phẩy ? a. Màu thanh thiên bát ngát, buổi chiều lâng lâng. b. Màu thanh thiên, bát ngát, buổi chiều lâng lâng. c. Màu thanh thiên bát ngát buổi chiều, lâng lầng. Câu hỏi dành cho khán giả “ Sông không đến, bến không vào Lơ lững giữa trời làm sao có nước ?” Là quả gì? Trả lời: Quả dừa III. PHẦN THỨ BA ( tăng tốc ) 30 điểm Phần thi này gồm có 12 câu hỏi, người dẫn chương trình mời lần lượt đại diện từng đội chọn bông hoa, thảo luận trong 15 giây và trả lời câu hỏi ghi trên bông hoa ( mỗi đội được chọn 2 lần, 1 lần chọn môn Toán hay môn Tiếng Việt, một lần chọn các môn khác ) - Thành viên trong đội được ưu tiên bổ sung trong 5 giây. Sau đó một đội khác có quyền bổ sung, ưu tiên cho đội đăng ký bổ sung trước. - Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, giám khảo tùy phần trả lời để ghi điểm cho các đội. - Người dẫn chương trình xin ý kiến đánh giá của BGK sau khi các đội đã bổ sung. Câu 1: Số liền trước của số 48709 là ? a. 48708 b. 48710 c. 48790 d. 48711 Câu 2: Trong dãy số 34738, 34837, 33999, 34387 số lớn nhất là a. 34738 b. 34837 c. 33999 d. 34387 Câu 3: Kết quả của phép cộng 16350 + 23745 là ? a. 40195 b. 40059 c. 40095 d. 4095 Câu 4. Kết quả của phép trừ 85165 – 27056 là ? a. 58109 b. 85109 c. 58901 d. 85190 Câu 5: Giá trị của biểu thức 30 + 50 x 2 là ? a. 160 b. 130 c. 150 d. 140 Câu 6: Kết quả của phép chia 39260 : 5 là ? a. 785 b. 7852 c. 8752 d. 8725 Câu 7: Trong câu “ Bác mặt trờ đạp xe qua ngọn núi ” Tác giả đã phân hóa Bác mặt trời bằng cách nào ? a. Dùng vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về Bác mặt trời. b. Gọi Bác mặt trời bằng vốn từ để gọi người. c. Cả hai ý trên. - 2 - Câu 8: Trong khổ thơ sau đây những sự vật nào dược nhân hóa ? Nấm mang ô đi hội Tới suối nhìn mê say Ơ kìa ! Anh con nước Đang chơi trò đu quay. a. Nấm và suối b. Suối và con nước c. Nấm và con nước Câu 9: Nêu từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau: “ Cây gạo đầu xóm Hoa nở chói ngời A, nắng lên rồi Mặt trời đỏ chót Lá cờ Tổ quốc Bay giữa trời xanh …” Đáp án: Chói ngời, đỏ chót, xanh Câu 10: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn trích sau: “ A! cá heo nhảy múa đẹp quá. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. ” Trả lời: Nhảy múa, vọt lên, nhảy vút. Câu 11: Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau: - Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Trả lời: Đước so sánh với cây dù. Câu 12: Tìm từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông có nghĩa như sau: ( sóng nước ) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau. Trả lời: Cuồn cuộn IV. PHẦN THỨ TƯ ( về đích ) 20 điểm Phần thi này có 2 câu hỏi, mỗi đội nhận 1 câu thảo luận và giải trên giấy trong 10 phút. Nộp bài cho BGK. sau đó, cử đại diện trình bày và trả lời chất vấn của BGK. Phần thi này có điểm trong phần giải bài trên giấy và điểm phần trình bày đáp án. Câu 1: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ?” “làm gì” trong câu văn sau: Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau lang. Trả lời: Ai: Dì tôi, làm gì: Cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau lang. Câu 2: Nga có 28 viên kẹo Nga cho em ¼ số viên kẹo đó. Hỏi Nga còn lại mấy viên kẹo? Lập sơ đồ và giải bài toán. Đáp án Bài giải Số viên kẹo Nga cho em là: 28 : 4 = 7 ( viên kẹo ) Số viê kẹo Nga còn lại là: 28 – 7 = 21 ( viên kẹo ) Đáp số : 21 viên kẹo. Câu hỏi dành cho khán giả Em hãy hát một bài hoặc đọc một bài thơ nói về tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Đáp án: Chọn 1 trong 3 bài hát sau đây: (Cả nhà thương nhau, Cho con, Ba ngọn nến lung linh ). - 3 - . diện từng đội chọn bông hoa, thảo luận trong 15 giây và trả lời câu hỏi ghi trên bông hoa ( mỗi đội được chọn 2 lần, 1 lần chọn môn Toán hay môn Tiếng Việt, một lần chọn các môn khác ) - Thành. con. - Trong phần thi này không có trả lời bổ sung. - Người dẫn chương trình lưu ý, đội nào trả lời đúng thì công bố ngay được 3 điểm. - Người dẫn chương trình mời BGK công bố điểm phần thi thứ. lâng. c. Màu thanh thiên bát ngát buổi chiều, lâng lầng. Câu hỏi dành cho khán giả “ Sông không đến, bến không vào Lơ lững giữa trời làm sao có nước ?” Là quả gì? Trả lời: Quả dừa III. PHẦN THỨ