Sơ cứu trẻ tại nhà Khi bé bị chảy máu mũi, chỉ cần cho bé nằm yên, dùng bông gòn cầm máu. Nhưng nếu bé bị chảy máu cam nhiều lần trong ngày, kéo dài 1-2 tuần thì phải đưa đi khám vì đó có thể là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm như u xơ mũi hầu, rách mạch, viêm mũi Những căn bệnh thường gặp nơi trẻ như chảy mũi, ho, tiêu chảy, sốt cao thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách. Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, tư vấn về một số cách cấp cứu khi trẻ có bệnh hay gặp tai nạn: Ngộ độc thuốc: Đầu tiên, cần cho bé nôn ra được chất độc, càng nhiều càng tốt, bằng cách kích thích vùng nôn ói ở yết hầu. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên đem theo vỏ chai thuốc hoặc những chất gây độc để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và xử trí kịp thời. Ho: Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm trùng ở phổi, có nhiều đờm, nhớt. Thông thường, người lớn chỉ đánh giá diễn tiến bệnh sưng phổi qua việc ho, trong khi đáng lẽ phải chú trọng nhịp thở, hiện tượng rút lõm lồng ngực khi thở. Khi bé ho, đừng ép trẻ uống nước hoặc nằm duỗi thẳng. Tốt nhất là cho bé ho trong trạng thái tự nhiên. Nóng, co giật: Đây là chuyện thường gặp đối với bé dưới 5 tuổi. Thông thường, một cơn co giật ít khi kéo dài quá 5 phút; nhưng nếu xử trí sai có thể gây tử vong. Nhiều bé vào cấp cứu, miệng bị bỏng nặng do người nhà nhỏ nước chanh vào miệng. Lại có những trường hợp người lớn quýnh quáng không lấy kịp hột chanh, gây tắc đường thở của trẻ. Vì vậy, cần hết sức bình tĩnh và tiến hành các động tác sau: đặt trẻ nằm nghiêng cho đờm nhớt chảy ra, vì lúc này bé đã mất phản xạ nuốt, dễ bị tắc đường thở. Đặt một vật mềm như khăn, áo vào giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm hoặc thường, tuyệt đối không dùng nước đá (khiến mạch máu ở da bị co, không thoát nhiệt). Lau mát chủ yếu ở vùng nách và bẹn - nơi có nhiều mạch máu lớn, chạy sát ngoài da. Đặt thuốc hạ nhiệt vào hậu môn cho trẻ. Bỏng: Khi bé bị phỏng, đừng xử trí kiểu dân gian như đổ nước mắm, bôi kem đánh răng, đắp bùn đất vì các biện pháp này dễ gây nhiễm trùng. Tốt nhất hãy rửa sạch vết thương bằng nước, không cần băng bó, rồi đưa trẻ đến ngay trạm y tế gần nhất. Uống nhầm chất gây ngộ độc, thuốc tẩy rửa: Cần nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi bao tử trẻ bằng cách nhẹ nhàng kích thích vùng phản xạ nôn ói ở yết hầu, cổ họng để bé nôn chất độc ra. Tuy nhiên, nếu uống nhầm loại chất gây ăn mòn như acid bazơ thì không nên gây nôn vì như vậy dễ làm chảy máu. Tốt nhất là cho uống nước than hoạt tính pha theo tỷ lệ 4/1: 4 nước, 1 than; liều lượng: 10 g than hoạt tính cho 1 kg cân nặng cơ thể. Nghẹt thở do nuốt phải dị vật: Những vật như lạc, hạt dưa, pin đồng hồ thường bị mắc kẹt ở phế quản, làm trẻ ho, khó thở, nét mặt chuyển sang đỏ, sắc mặt nhạt dần rồi chuyển sang trắng xanh. Cần bình tĩnh đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên dùng tay để cố lấy dị vật ra hoặc dốc ngược trẻ lên vì như vậy dễ làm cho trẻ nghẹt thở do dị vật làm tắc nghẽn cổ họng, trẻ bị nôn mửa, dịch vị dễ vào đường phổi, gây viêm phổi. Trong các dị vật bé dễ mắc, pin đồng hồ là loại nguy hiểm nhất vì pin có hoạt động điện phân cục bộ, có thể làm bỏng thực quản trong vòng 60 phút. Điện giật: Khi bé bị điện giật, người nhà phải nhanh chóng tắt cầu dao diện, dùng khăn lông hoặc chăn kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bị ngất, phải làm hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Để đề phòng, những ổ điện vừa tầm với của trẻ trong nhà cần được bịt kín bằng băng keo chuyên dùng. Chấn thương sọ não: Chấn thương này thường xảy ra khi bé leo trèo bị ngã hoặc ngã cầu thang. Nếu trẻ ngã đập đầu, bất tỉnh, có thể nghi ngờ là chấn thương não, phải đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ ngã nhưng vẫn còn tỉnh, không bị chảy máu thì cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 4-6 tiếng đồng hồ, nếu có ói mửa, nhức đầu, lơ mơ thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức. (Theo Phụ Nữ TP HCM) . Sơ cứu trẻ tại nhà Khi bé bị chảy máu mũi, chỉ cần cho bé nằm yên, dùng bông gòn cầm máu. Nhưng nếu bé. giật, người nhà phải nhanh chóng tắt cầu dao diện, dùng khăn lông hoặc chăn kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bị ngất, phải làm hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Để. Nhiều bé vào cấp cứu, miệng bị bỏng nặng do người nhà nhỏ nước chanh vào miệng. Lại có những trường hợp người lớn quýnh quáng không lấy kịp hột chanh, gây tắc đường thở của trẻ. Vì vậy, cần