Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
1,33 MB
Nội dung
Vợ chồng bầu bì Vợ mang bầu đến tháng gần sinh, tự nhiên lại hay cáu gắt vô cớ. Ở trường, lên lớp gặp học sinh giỡn, nói chuyện, không tập trung học, vợ đùng đùng ghi tên vô sổ đầu bài. Ở nhà, vợ bê luôn mệt nhọc sau giờ dạy trút lên những đồ vật lúc lau nhà, rửa chén… Vợ cũng không hiểu vì sao mình lại cáu bẳn như vậy. Chồng, gia đình nội ngoại đang chờ đợi em bé ra đời nên hết lòng chăm sóc vợ từ bữa ăn sáng, giấc ngủ trưa. Vậy mà tình trạng cáu bẳn vẫn tái diễn. Vợ cũng cố kìm mình đó chớ. Và rồi cũng tìm ra một nguyên nhân: có thể do cái bụng bầu to quá, làm vợ lặc lè, mệt nhất là những lúc nằm xuống - ngồi dậy, vợ đau thấy tám ông trời. Có khi vợ làm biếng di chuyển, chỉ muốn ngủ ngồi (dựa lưng vào gối mà ngủ) vì nằm xuống đã khó, ngồi lên càng khó hơn, đau thấu trời. Nhìn qua bên chồng, ghét, chồng ngáy o o. Mệt nhọc mang con nặng nề như vậy, chồng dẫu có chia sẻ gánh vác bớt công việc nhà, vợ vẫn không vừa lòng, bởi chồng còn “ ham” nhậu. Những cuộc nhậu đến tận khuya ( khuya của vợ là 10 giờ ). Ở nhà một mình, xung quanh chỉ có tiếng tivi rột rẹt, vợ lại càng cáu bẳn, tủi thân hơn. Một suy nghĩ “khờ dại “ lóe lên (đến bây giờ vợ vẫn còn xấu hổ với dự định đó) rằng vợ sẽ bỏ những đồ đạc cho con vào làn, ít tư trang cho mình, bỏ đi, cho chồng biết thân biết phận. Cứ những lần chờ chồng đến lúc lóe lên dự định đó, chồng lè nhè về. Vợ hỏi chồng có muốn đi luôn thì đi đi hay anh thấy em bề sề, xấu xí rồi anh chán. Nếu chán rồi anh nói ra đi, em sẽ ôm đồ về bên ngoại (vợ chồng có một nguyên tắc chung dù cãi nhau “long trời lở đất” vẫn gọi nhau là anh - em). Vợ dỗi hờn trong nước mắt. Chồng hốt hoảng sợ vợ khóc ảnh hưởng tới con, sinh ra mặt buồn…,bừng tỉnh cơn say, ôm vợ, ôm luôn cái bụng lặc lè : “Anh thương, anh thương, anh xin lỗi mà, lần sau anh không dám vậy nữa…”. Vợ lại gào lên: “Có lần sau nữa hả, lần sau trễ hơn chứ gì, cho anh coi, em mà đau bụng bất tử lúc anh đang nhậu, em tự đi sinh một mình, biểu con không nhìn mặt ba luôn. Ba gì mà kỳ cục, đi nhậu hoài”. Chồng xoa xoa tay liên tục lên bụng vợ: “Ba xin lỗi, ba kỳ quá hả…”.Vợ: “Ứ, nhớ đó nha”, rồi lau nước mắt, lặc lè đi pha nước cho chồng tắm, sửa soạn mùng mền. Chẳng lẽ khuya lơ khuya lắc để chồng khóc lóc năn nỉ hoài cũng kỳ. Thì ra, có lẽ chồng đi nhậu hoài mới là nguyên nhân chính làm vợ hay cáu bẳn Vợ tủi thân. Lo lắng. Nghi ngờ. Tóm lại là vợ ghen khi thấy chồng đi ta bà, còn vợ thì phải ở nhà, đi đứng chậm rãi chờ đợi cuộc sinh nở trọng đại - theo lời chồng - vì vợ đang mang bé trai đích tôn. Lúc mới mang baby mấy tháng đầu, chồng hay chở vợ đi uống sinh tố, dạo mát. Vợ còn ôm được chồng từ sau lưng, vui lắm. Còn bây giờ, phải ngồi nghiêng và chồng lại ít rủ vợ đi chơi, cộng thêm cứ dăm bữa theo lời hú của bạn bè, chồng cười hề hề xin vợ đi hoài Đêm nay chồng lại đi nhậu nữa, “Không thể tha thứ được rồi, không ai làm chồng mà bỏ vợ đi chơi lúc gần sinh hết, quá lắm rồi, em sẽ đi sinh một mình”. Vợ cứ lầm bầm vái trời cho đau bụng bây giờ, dù biết không ai ở nhà để kêu và cũng chưa tới ngày dự sinh. Chồng về. Đứng gục đầu ở cửa phòng, mắt đo đỏ ( vì rượu hay biết lỗi không biết ) nhìn vợ tha thiết. Nước mắt vợ chảy ra. Chồng lại cuống quýt, loay hoay lúc ôm vai, ôm tay, ôm bụng, ghì dầu vô bụng vợ, cứng ngắc. Vợ không thèm rục rịch. “Đừng mà em ơi, tại thấy em bầu bì nên anh không dám chở ra đường, sợ va quẹt, lỡ có gì… Anh hứa không đi nữa, hứa như đinh đóng cột”. Vợ vặn lại: “Hứa là giữ lời nha”. Thút thít hoài cũng mệt, vợ nằm xuống khe khẽ vì vợ nặng nề lắm rồi, vợ nằm nghiêng, chân co lại như con tôm luộc, miệng lầm bầm: “Thấy ghét!” Trong lơ mơ ngủ, vợ thấy chồng ngồi nhìn, tay phe phẩy chiếc quạt nan, hai chân mày chau lại, tay chồng từ từ kéo nhẹ chân vợ, miệng lầm lầm: “Em à, thẳng chân ra đi, anh để gối nè, gác lên cho đỡ mỏi”, không cần biết vợ có nghe hay không. Vợ nghe hết nhưng giả vờ cựa mình, gác chân cái ịch lên gối, trong lòng cảm thấy hết “ghét” chồng. Chồng nhẹ nhàng nằm xuống cạnh vợ, tay vẫn quạt bụng vợ (dù có quạt máy quay ù ù ): “Con ngủ ngon nha, ba ở cạnh con nè!”. Vợ gác cái chân “hộ pháp” lên mình chồng, chồng nằm im re. Khi ta 20 (Dân trí) - Mấy hôm trước, trên một chuyến bay, tôi ngồi cạnh chàng thanh niên 20 tuổi đang mê mẩn khám phá chiếc điện thoại đời mới. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, cô tiếp viên hàng không tới nhắc cậu cất điện thoại đi để có thể khởi hành. Lúc đó, tôi bật cười. Cậu thanh niên có vẻ hơi cáu: - “Ông cười cái gì?”. - “Trong 20 năm nữa những chiếc điện thoại sẽ không khiến cậu hứng thú thế này. Tôi cũng từng là thanh niên như cậu, và những điều khiến tôi đau đầu khi đó, giờ tôi còn chẳng nghĩ đến”. Cậu ta liền hỏi tôi làm nghề gì, tôi nói mình là một chuyên gia tư vấn tâm lý. Cậu thanh niên bắt đầu hứng thú nói chuyện với tôi, và câu chuyện giữa tôi với anh chàng trẻ tuổi đam mê điện thoại trên chuyến bay đó có lẽ rất thú vị để chia sẻ với các bạn vào một ngày đầu năm thế này. Những suy nghĩ, tổng kết về tuổi 20, cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời, dành cho tất cả những ai đã, đang và sẽ bước qua nó. Vậy tuổi 20 có gì? Tuổi 20 là… … Nghề nghiệp gian nan Khi cậu thanh niên hỏi tôi thế nào khi ở tuổi cậu, tôi nói tôi coi tuổi 20 là thời kỳ “học làm người lớn”. Chúng ta tốt nghiệp Đại học vào tầm 22 tuổi và nhanh chóng “vào số” cho động cơ của mình để chuẩn bị băng băng thẳng tiến trên đại lộ cuộc đời. Chúng ta tin mình biết hết mọi điều. Mình đã trưởng thành rồi; nhưng thực tế chúng ta chỉ là những sinh viên mới tốt nghiệp. Gia đình đặt nhiều kỳ vọng và chúng ta đã sẵn sàng. Ước mơ và tham vọng, chúng ta biết mình muốn gì. NHƯNG: Không cần biết ta là ai ở trường Đại học, dù ta rất giỏi trong chuyện tình trường, là tâm điểm trong những buổi tiệc tùng hay là sinh viên giỏi nhất lớp, khi bước vào đời ta sẽ sớm nhận ra rằng mình đang đứng ở bậc đầu tiên của nấc thang danh vọng. Phải bắt đầu bước những bước đầu tiên! Sẽ có rất nhiều thất bại ở tuổi thanh niên. Những rắc rối, trục trặc trong công việc, thậm chí có những người không có công việc ổn định dù đã ngoài 30, vì vậy tất cả những gì ta trải qua ở tuổi 20 là một bài học lớn sau những bài học khác. Ta phải học cách làm việc với những người giỏi giang hơn, từng trải hơn, những “ma cũ”, những kẻ sành sỏi, biết “luật chơi” và chơi giỏi hơn ta. Ở tuổi 20, ta tin mình biết rõ sẽ làm nghề gì, nhưng công việc mà tôi nghĩ mình sẽ làm khi đó hoàn toàn khác với công việc tôi đang làm bây giờ. Bạn chắc sẽ phải thay đổi công việc khá nhiều cho tới khi bạn hiểu được mình là ai trong cuộc đời này (đó là khi bạn “tri thiên mệnh”!). Hãy học cách vui vẻ với những gì mình buộc phải làm dù cho bạn đang nản lòng, và hãy tin đó chỉ là tạm thời thôi, hãy kiên trì! Bù lại bạn sẽ có những kinh nghiệm quý báu trong công việc: Học cách hợp tác với những người mà bạn không thiện cảm, học những kỹ năng mới, học cách kiếm tiền và tiêu tiền (cảm giác thật tuyệt!). Tình yêu trắc trở Tuổi 20 giống như khi bạn còn học cấp III, nhưng lần này bạn học một cách nghiêm túc. Bạn bắt đầu suy nghĩ về sự nghiệp và tình yêu theo một cách rất khác. Bạn nghĩ về “người yêu” theo cách khác: “Mình sẽ gặp đúng người dành cho mình, chúng mình sẽ yêu nhau say đắm và chung sống bên nhau”. (Đó, thấy chưa? Bạn không chỉ đơn giản muốn cặp kè cho vui nữa, mà có hẳn dự tính về một gia đình cơ đấy!) NHƯNG: Bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra mình còn nhiều điều phải học. Các bạn nam không còn muốn hẹn hò với những cô bạn bằng tuổi bởi các cậu cho rằng họ quá ‘trẻ con”. Nhưng các cậu cũng sẽ thấy rằng đối với các cô gái, họ cũng chỉ thích hẹn hò với những anh chàng hơn tuổi và các cậu cũng rất “trẻ con” trong mắt họ. Mỗi khi một mối tình kết thúc, bạn cần nhìn lại xem nó đã diễn ra như thế nào và bài học cần rút ra là gì, để bạn không lặp lại những sai lầm trong chọn lựa và thất bại trong tình cảm như thế nữa. Tuổi 20 thực sự là thời điểm tuyệt vời để học hỏi mọi điều. Đó chính là lúc để bạn tự hiểu mình và đánh giá đúng hơn về bản thân. Hãy học hành, làm việc chăm chỉ, nhưng hãy vui chơi khi bạn muốn. Ra ngoài và gặp gỡ bạn bè, học hỏi từ những trải nghiệm. Hãy hẹn hò, yêu đương. Hãy gặp gỡ thật nhiều người khác giới. Hãy hiểu bản thân mình hơn qua những mối quan hệ của bạn. Khi nhớ về chuyện tình cảm thời thanh niên của mình, tôi thường cười thầm bản thân. Mỗi người bạn gái của tôi khi đó đều “dạy” cho tôi cùng một “bài học”, dạy đi dạy lại. Và tôi đã phải dành cả thời thanh niên để hiểu ra bài học đó là gì, và làm thế nào để không lặp lại sai lầm, không hẹn hò với những cô gái kiểu như thế nữa. (Nhớ nhé: Đừng bao giờ trèo lên lưng con ngựa đã làm bạn ngã lần thứ hai!) Sau mỗi cuộc tình, hãy thư giãn, ngồi xuống và suy nghĩ về những gì đã qua để hiểu bản thân. Một cách rất hiệu quả đối với tôi là viết nhật ký, như thế bạn có thể đọc lại và thấy mình đã trưởng thành như thế nào. Tiền nong eo hẹp Bạn không thể dựa dẫm vào bố mẹ như trước mà phải tự lo cho những khoản chi tiêu cá nhân. Tôi còn nhớ khi đó, tôi có rất ít tiền, phải đi làm bồi bàn để có tiền đi chơi với bạn bè. Đó là thời gian tuy khó khăn nhưng rất tuyệt. Bây giờ tôi đã có một công việc tốt, sống trong một ngôi nhà đẹp và mọi thứ đều tuyệt nhưng vẫn nhớ như in hương vị của ly cà phê vỉa hè khi tôi ngồi nhâm nhi bên các “chiến hữu”, nhớ lúc tôi cầm số tiền lương ít ỏi cân nhắc xem nên làm điều gì đặc biệt cho bạn gái. Chúng tôi đã đi xem phim và ăn kem trong cái rét của mùa đông Hà Nội (giống hệt cái rét đêm nay!). Tôi vẫn nhớ rõ ràng những giây phút hạnh phúc đáng trân trọng đó. Trong ngăn tủ đựng đồ lưu niệm, tôi còn giữ những tấm hình tự chụp khi tôi 20 và mỗi khi xem lại tôi lại cố nhớ xem lúc đó mình đã vui sướng thế nào. Giờ tôi đã bước qua tuổi 20, nhưng nhiều khi tôi vẫn thấy rằng có những giây phút ở tuổi 20 còn ngọt ngào và rực rỡ hơn cả cảm giác khi tôi cầm trong tay chìa khóa của căn hộ tiện nghi nằm giữa trung tâm thành phố. Vì vậy, nói thật nhé, hãy tận hưởng thời gian “học làm người lớn” này đi, bởi nó rất kỳ diệu. Đó là thời gian bạn vừa thú vị vừa ngạc nhiên trước cuộc sống trong khi những người khác đã lắc đầu, chùn chân. Sự ngỡ ngàng, háo hức, nhiệt huyết, và can đảm đối đầu với thử thách của bạn lúc này sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ cho bạn về sau. Hãy yêu quý tuổi 20 của mình nhé! NHỚ: Đừng bao giờ so sánh mình với bất cứ ai, đừng nghĩ mình thua kém những người có mức lương cao hơn. Cuộc đời không phải cuộc chạy nước rút mà là một cuộc chạy việt giã, rồi bạn sẽ dần khấm khá hơn trên chặng đường dài. Ngay ở tuổi 20 hãy học cách tiết kiệm tiền để có những đồng vốn đầu tiên bằng cách cắt giảm chi tiêu đối với những gì không cần thiết. Lúc này chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu học cách tiết kiệm tiền và đầu tư khôn ngoan. Tâm trạng hay thay đổi Đó là lý do tại sao đôi lúc bạn thấy thất vọng vô cùng và sống nội tâm hơn. Nhưng đừng mất niềm tin và cũng đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Hãy tin là rồi bạn sẽ vượt qua. Bạn sẽ có một cuộc sống thật tuyệt vời khi bạn nhìn lại tuổi 20 và coi đây là thời gian để bạn phạm sai lầm, học hỏi từ những sai lầm đó, trưởng thành, và hiểu bản thân mình hơn để rồi lên kế hoạch cho một tương lai rực sáng, đầy hứa hẹn. Chào năm mới và chúc bạn ở tuổi nào cũng tràn đầy nhựa sống như tuổi 20! Thèm một bát cháo Mỗi khi thời tiết giao mùa, mưa gió bất thường làm vợ bị cảm, chồng lo lắng lắm, hết sờ trán để “dò nhiệt”, lại quay sang cạo gió, bấm đầu, bóp chân tay Trưa sau giờ tan tầm, chồng tranh thủ vào hiệu thuốc tây, rồi tạt ngang chợ kiếm miếng thịt, ít cây hành. Về nhà chồng lao ngay vào bếp bắc nồi cháo, băm thịt, thái hành Khi vợ tỉnh giấc, chồng múc cháo ra tô, rắc ít tiêu cay nồng và cho hành lá thật nhiều, tay bưng tô cháo nghi ngút khói, thơm lừng lên tận giường. Vợ ăn xong, chồng lấy thuốc cho uống. Thế là hôm sau, vợ hết cảm, dậy làm việc trở lại. Chồng biết, ấy là nhờ tô cháo hành, nhờ mấy viên thuốc và nhờ tình yêu thương chan hoà của chồng nên vợ mới chóng lành bệnh như vậy. Và Đôi khi chồng cũng bệnh, miệng đắng chẳng thiết ăn gì, nằm thiêm thiếp trong phòng. Vợ đi bán hàng về, hỏi qua loa: “Có chết được không đó, sao mà nằm mãi vậy?”. Vốn rõ câu ấy vợ nói đùa, nhưng đùa giỡn trong lúc này thật là quá vô tình, chồng nghe “buồn len lén tâm tư”. Chồng nhờ vợ nấu cho bát cháo hoa ăn lót dạ. Vợ kêu con ra tiệm tạp hoá mua gói cháo ăn liền, chế nước sôi xong, biểu con gọi ba xuống bếp mà ăn. Còn vợ, lật đật lên nhà trên xem phim Hàn Quốc. Chồng ráng gượng khỏi giường, nhìn tô cháo nhạt nhẽo hương vị và nhạt cả tình, nghẹn ngào không thể nuốt. Đành uống tạm ly sữa, ăn cái bánh ngọt để khỏi xót ruột vì mấy viên thuốc vừa uống. Vợ quá vô tâm, không biết nhìn lại! Khi vợ bệnh, chồng chẳng quản ngại bất cứ sự gì. Miễn sao vợ chóng khoẻ là cả nhà hân hoan, vui nhất là chồng. Vợ đâu biết rằng, bình thường chồng tuy là “cây đa cây đề”, nhưng lúc đổ bệnh, thì lại mềm như cọng miến nhúng nước sôi. Khi ấy, chồng rất cần có vợ ở kề bên để “nhõng nhẽo” tí chút, để được ủi an, vỗ về và được vợ tự tay nấu cho bát cháo đậm đà nghĩa tào khang. Điều hết sức đời thường, hết sức giản đơn như vậy mà vợ không hề để tâm, khiến chồng cảm thấy đau thân xác thì ít, nhức nhối con tim thì nhiều. Người xưa dạy con gái về nghệ thuật làm vợ, phải hội đủ ba vai trò: Làm người tình, làm vợ, làm mẹ. Ở nơi vợ, chồng thấy chỉ có vai trò làm “người tình” là đạt nhất, hai vai còn lại quá mờ nhạt kể từ ngày ta về chung sống với nhau. Vì lẽ đó, chồng phải “ngậm bồ hòn”, vì quyết định chọn người nâng khăn sửa túi là tự mình, do mình chứ có ai ép uổng gì đâu. Đạo vợ chồng cốt ở điều ăn, nết ở. Có nghĩa là phải biết thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, bằng ngôn ngữ, để người phối ngẫu thấy được tình yêu của bạn tình. Tiếc thay cho chồng, gặp phải người vợ đã không khéo tề gia, lại vụng cả nội trợ, thế cho nên chồng cứ mãi thèm một bát cháo mỗi khi cơ thể bất an. Ra tiệm kêu một tô thì ngon bằng mấy ở nhà, nhưng không bao giờ sánh được bát cháo từ tay vợ nấu bưng lên cho chồng. Cái ngọt của thịt cá chẳng là gì so với vị ngọt của ân tình. Vợ có nhận ra điều ấy không? Đôi khi chồng thấy mình thua cả anh Chí Phèo, vì anh ấy được ăn bát cháo hành của Thị Nở giúp tỉnh cơn say. Chồng phải đối mặt với tô cháo ăn liền, thì hỏi sao không tủi phận? Cái lỗ mọt vẫn có thể làm đắm thuyền! Cũng vậy, hạnh phúc sẽ tan nếu vợ hoặc chồng chẳng chịu nhìn xuống đáy tâm hồn mình, để kịp thời vá lại những sơ xuất lỡ gây ra cho nhau. Chồng mong những dòng chữ này lọt vào ánh mắt vợ, để thuyền tình ta vẫn đi trọn tới bến nhân gian. “Mẹ là chiến sĩ của gia đình mình thôi!” (Dân trí) - Tan làm về là mẹ xắn tay vào chuẩn bị bữa tối. Ông bà răng yếu, thích ăn rau luộc nhừ, bố tôi lại thích rau vừa chín tới. Hai anh em tôi thích gà rán, bố lại thích gà luộc. Để chiều lòng hết cả nhà, mẹ lại phải chuẩn bị lích kích hơn. Nhưng mẹ chưa một lời than phiền về sự vất vả đó. Trong bữa cơm tối mẹ kể về lễ tống kết cuối năm của cơ quan, mẹ kể tên những đồng nghiệp đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, cán bộ xuất sắc của cơ quan. Trong số những người đó có người gia đình tôi biết mặt vì thi thoảng họ đến chơi, có những người nhà tôi chưa biết mặt bao giờ. Mẹ kể với giọng thật sự hồ hởi như thể niềm vui ấy là của chính mẹ vậy. - “Thế mẹ là chiến sĩ gì ạ?”, đứa em đang học mẫu giáo lớn của tôi hồn nhiều hỏi. - Mẹ là chiến sĩ của gia đình mình thôi con ạ. Bữa ăn kết thúc, nhưng câu nói của mẹ cứ ám ảnh lấy tôi. Tôi biết mẹ không phải là không có khả năng dành được danh hiệu ấy. Nhưng nếu đặt lên bàn cân giữa gia đình và sự nghiệp, chắc chắc mẹ sẽ nghiêng hẳn về gia đình, về bố con tôi. Còn nhớ cái ngày tôi học tiểu học, trời mưa như trút nước mẹ vẫn đi đón tôi đúng giờ, tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không để ngớt mưa hãng đi đón con!”. Mẹ bảo: “Mẹ sợ con phải chờ lâu”. Rồi dần dà tôi cũng có thể tự mình đạp xe đến trường, mẹ sinh em bé. Sáng nào mẹ cũng tất bật dậy lo bữa sáng cho cả gia đình, rồi cháo, sữa cho em trước khi đưa nó đến nhà trẻ. Thấy mẹ vất vả, bố bảo đăng ký cho em ăn sáng ở trường, nhưng mẹ bảo: “Con có ấm bụng thì em đi làm mới yên tâm”. Rồi bố lại tính chuyện thuê osin đỡ đần mẹ việc nhà. Mẹ lo người ta chuẩn bị bữa ăn không đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cả nhà, mẹ lo họ là áo cho bố không đúng như ý mẹ… Cứ thế mẹ dành hết tình thương, sự chăm lo và thời gian cho cái gia đình nhỏ bé này. Lâu lắm rồi tôi không thấy mẹ có thời gian đi làm lại mái tóc, mua vài bộ quần áo mới hay xem trọn một bộ phim. Ngày nào cũng thế, khi công việc nhà đã tạm ổn, mẹ lại tranh thủ thời gian chơi và dạy em học bài, là giúp bố bộ quần áo để sớm mai bố đi làm. Đã lâu lắm rồi, mẹ chắng nhận được danh hiệu gì ở cơ quan cả. Cũng dễ hiểu thôi, con người ta đâu phải siêu phàm mà có thể cùng thành công ở nhiều lĩnh vực một lúc. Nhưng với bố con tôi, mẹ luôn là một chiến sĩ giỏi nhất, nghị lực nhất. Thành công của bố là niềm vui của mẹ, những điểm tốt của anh em tôi là niềm tự hào của mẹ. Với mẹ đó là những danh hiệu, những tấm huy chương. Chính vì thế gia đình tôi dù không ai nói ra nhưng đều hiểu và thầm cảm ơn mẹ khi mẹ thốt lên rằng: Mẹ chỉ là chiến sĩ của gia đình mình thôi! Bí mật của một người chồng Vừa bước vào nhà, anh đã thấy dưới sàn la liệt nào là xoong nồi thúng mẹt, nào là quần áo, giày dép. Cô đang chúi đầu vào góc tủ tìm gì đó với sự tập trung cao độ. “Em đang tìm gì thế?” Vợ anh không trả lời. Không khí nặng nề u ám bao trùm khắp nhà. Đã từ lâu rồi, tình cảm vợ chồng họ rạn nứt. Anh vẫn luôn cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân này, nhưng người vợ lại không hợp tác. Nói theo cách của cô thì: Mọi thứ đã lên đến đỉnh điểm rồi, chia tay là hơn! Cô đang tìm lại giấy đăng ký kết hôn ngày trước. Cô biết nếu không có tấm giấy hồng ấy, về mặt luật pháp, cuộc hôn nhân của họ thật khó mà chấm dứt. Anh châm điếu thuốc hút, rồi từ tốn nói: “Em đừng tìm nữa, 10 năm trước lúc chuyển nhà anh đã để lẫn vào trong đống rác vứt đi rồi!”. Cô tròn mắt vẻ nghi ngờ, đôi tay vẫn thoăn thoắt tìm trong đống giấy tờ ở góc tủ. Ngày hôm sau, họ ra phòng dân chính địa phương, nhưng người phụ trách ở đó nói không có đăng ký kết hôn thì không thể làm thủ tục ly hôn được. Cô cố gắng giải thích: “Nhưng chắc các anh cũng lưu dữ liệu về mỗi cuộc đăng ký kết hôn chứ? Chúng tôi lấy nhau 14 năm rồi. Chắc chắn phải còn lưu giấy tờ gì đó!” “14 năm ư? Thật không dễ dàng gì, sao hai người không nghĩ lại?” Người phụ trách thốt lên đầy kinh ngạc. “Còn cách nào khác không?” - cô cố chấp hỏi. “Tìm người chứng hôn năm đó thì có thể được. Không thì tìm phù dâu, phù rể cũng được”. Người vợ miệt mài lần theo địa chỉ đi tìm người chứng hôn năm đó. Thật không dễ gì tìm được, nhưng khi đến nơi lại chỉ thấy được bức ảnh đã bạc màu với khuôn mặt già nua của già Lý. Bà đã mất từ nhiều năm trước. Cụ ông nói lại với cô rằng ngày ấy cụ bà đã cảm thấy rất vinh dự khi được mời làm người chứng hôn cho vợ chồng cô. Người vợ lại miệt mài đi tìm phù dâu và phù rể năm đó. Họ là bạn học với nhau từ thời cấp ba. Người bạn trai đã ra nước ngoài lập nghiệp từ rất lâu không có tin tức gì. Người bạn gái sau khi nghe tin hai vợ chồng họ muốn ly hôn, vội lắc đầu từ chối: “Hai người nghĩ lại đi. Thật không dễ gì sống với nhau 14 năm, bây giờ lại nghĩ đến chuyện ly hôn. Hai người có biết trên đời này có bao nhiêu vợ chồng sau khi ly hôn đã chẳng đủ tiền mà mua thuốc “hối hận” không? Thậm chí thế gian này còn chẳng đủ thuốc để mà bán cho họ nữa.” Người vợ trở về trong thất vọng. Quyết tâm ly hôn của cô mặc dù vẫn còn đó, nhưng sức nóng của nó dường như đã giảm bớt phần nào. Họ vẫn sống trong cuộc chiến tranh lạnh không đầu không cuối. Mặc dù cô vẫn luôn cảm nhận được sự quan tâm ân cần của anh, nhưng lại cố tình né tránh nó. Trong thâm tâm, cô vẫn đang nung nấu ý định ly hôn. Chỉ có điều ngọn lửa ấy ngày một yếu ớt. Cho đến một ngày, anh trầm ngâm bên cửa sổ, nhẹ nhàng nói với cô: “Đăng ký kết hôn đằng nào cũng không tìm thấy rồi, chúng ta đừng ly hôn nữa, hãy cứ sống với nhau đi. Anh vẫn luôn yêu em như ngày nào”. Người vợ đã lâu lắm rồi mới lại nghe một câu nói tình cảm mà chân thành từ người chồng. Cô nhìn sâu vào mắt anh, ngọn lửa quyết tâm ly hôn âm ỉ rồi tàn dần. Những giọt nước mắt làm dịu mát tâm hồn và làm tắt lụi những tàn lửa cuối cùng. Bóng họ tựa vào nhau trong chiều tím bên khung cửa sổ. 14 năm vợ chồng, là 14 năm duyên nợ thế tục. Ở một góc nào đó trong ngăn tủ của người chồng, tấm giấy đăng ký kết hôn vẫn nằm ngay ngắn, lặng lẽ như chưa từng tồn tại. Đó mãi là bí mật không bao giờ được tiết lộ của người chồng. Nước mắt vợ Một ngày vô tình tôi đọc được đâu đó: “Người đàn bà bất hạnh nhất là người không khóc được trước mặt chồng” và bỗng dưng nhớ đến vợ mình. Lần cuối cùng vợ tôi khóc là khi nào? Câu hỏi làm tôi giật mình vì không nhớ ra được, vì hình như lâu lắm rồi tôi không thấy vợ khóc. Vợ tôi là một phụ nữ hiền lành, dịu dàng và đa cảm. Tất nhiên, một phụ nữ đa cảm thì… thường hay khóc. Tôi tin chắc tôi “mê” nàng một phần vì điều đó. Vợ tôi khóc với cả những chuyện tôi tưởng như chẳng có gì đáng phải khóc! Nhưng sao lâu rồi vợ tôi không khóc? Hỏi để rồi tôi chợt thấy mình thật vớ vẩn. Vì không có chuyện gì đáng để khóc thì không khóc thôi! Đơn giản thế, có gì mà tôi cứ nghĩ hoài đến việc đó? Hay cô ấy… Không! Vợ tôi không thuộc típ người khóc với ai đó ngoài chồng mình. Vậy không lẽ… Hay là cô ấy đã trở nên mạnh mẽ từ lúc nào tôi không biết? Một người từ yếu đuối bỗng trở nên mạnh mẽ thường phải trải qua một biến cố gì đó trong cuộc đời khiến người ta buộc phải thay đổi để thích nghi, để tồn tại. Cuộc đời vợ tôi có biến cố gì lớn ư? Điều đó càng không thể có. Nếu có chuyện gì với nàng, tôi sẽ là người biết đầu tiên. Nhưng tại sao lâu rồi vợ tôi không khóc trước mặt tôi, việc trước đây như “cơm bữa” khiến nhiều lúc tôi phát ngán? Biết tôi “ngán”, nàng chuyển qua khóc thút thít thật lớn. Mà tiếng thút thít của phụ nữ trong đêm thì… thương lắm. Tôi đã cố gắng lắng nghe mấy hôm rồi, chẳng có tiếng thút thít nào cả. Tối hôm ấy, khi chỉ còn vợ chồng trong phòng, tôi lấy hết can đảm hỏi nàng, vừa nói, vừa nhận ra giọng mình đang run: “Em à, sao lâu quá rồi anh… không thấy em khóc?”. Tôi nghe như có tiếng cười thật khẽ. Nàng giúi đầu vào ngực tôi, thật lâu. Kéo nhẹ nàng ra, tôi kinh ngạc khi nhìn thấy khuôn mặt nàng đầm đìa nước mắt. “Sao vậy? Sao em khóc?”. “Em vui!”. Tôi càng ngạc nhiên: “Vì sao?”. “Em vui vì sau nhiều năm, đây là lần đầu tiên anh quan tâm đến em trở lại”. “Thì anh vẫn quan tâm mà…”. “Có sao? Anh chưa bao giờ hỏi em những câu đại loại như thế này: Sao em không khóc, sao em không cười, em có mệt không, em có vui không, em có chuyện gì buồn hay lo lắng không Em hạnh phúc khi được nghe như thế”. Nói đến đấy, nàng lại giúi mặt vào tôi mà khóc. Cuốn sổ tiết kiệm đặc biệt (Dân trí) - Hôm nay là ngày cưới của Monica và Tom. Họ quyết định làm lễ sau một thời gian dài yêu nhau. Khi tiệc cưới vừa kết thúc, mẹ Monica đưa cho con gái cuốn sổ tiết kiệm 1000 đô la. Bà nói: “Monica yêu quí, con hãy cầm cuốn sổ này và giữ gìn nó như một cuốn hồi kí ghi lại những khoảng khắc tuyệt vời trong cuộc sống của mình. Mỗi khi các con cùng đón nhận một niềm vui hoặc khoảnh khắc hạnh phúc, hãy gửi một số tiền vào tài khoản và ghi chú bên cạnh đó. Kỉ niệm càng đáng nhớ, các con càng gửi nhiều tiền hơn. Hôm nay mẹ đã gửi số tiền đầu tiên vào cuốn sổ đó để kỉ niệm cho ngày đặc biệt này. Con hãy bảo Tom làm như vậy. Chỉ khi thời gian qua đi, các con sẽ biết được mình đã hạnh phúc như thế nào”. Khi trở về nhà, Monica hào hứng kể cho Tom nghe về lời dặn dò của mẹ. Họ cho rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời. Thời gian qua đi, Monica và Tom đều thường xuyên gửi tiền vào tài khoản vào mỗi dịp đặc biệt diễn ra trong cuộc sống của họ. * Ngày 7/2: Gửi 100 đô - Nhân dịp sinh nhật Tom sau ngày cưới. * Ngày 1/3: Gửi 300 đô - Mừng Monica được tăng lương. * Ngày 20/3: Gửi 200 đô - Kỉ niệm chuyến du lịch của hai vợ chồng tạiBali. * Ngày15/4: Gửi 2000 đô - Monica đã mang thai * Ngày 1/6: Gửi 1000 đô -Tom mới được thăng chức. Và cứ thế, khi năm tháng qua đi, tình cảm giữa Monica và Tom không còn như trước. Họ bắt đầu nảy sinh những xung đột, cãi cọ vì những điều nhỏ nhặt. Cuộc sống gia đình trở nên tồi tệ. Họ không thể nói chuyện và chia sẻ được nữa. Họ cảm thấy hối hận vì mình đã lấy phải một người hoàn toàn không phù hợp. Tình yêu dần dần trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Một ngày nọ, Monica nức nở tâm sự với mẹ: - Mẹ, chúng con không thể chịu đựng nhau hơn được nữa và sẽ quyết định ly dị. Con thấy hối hận vì đã cưới người đàn ông đó làm chồng. - Con hãy làm những điều con muốn nếu cảm thấy thực sự không thể duy trì được cuộc hôn nhân này. Nhưng trước khi các con ly dị, hãy làm điều này trước đã. Con nhớ cuốn sổ tiết kiệm mẹ đã đưa cho con trong ngày cưới chứ? Con hãy rút toàn bộ số tiền đó ra và tiêu hết. Trên đường về, Monica nghĩ về điều mẹ nói. Cô lái xe đến ngân hàng và rút toàn bộ tiền trong tài khoản. Trong khi chờ đợi, cô mở cuốn sổ ghi chép ra đọc. Bỗng nhiên, cảm xúc về quãng thời gian hạnh phúc chợt ùa về. Monica nhìn vào từng nét chữ quen thuộc mà cô đã hạnh phúc biết bao khi được viết vào đó. Mắt cô bỗng ướt nhoè. Có cái gì đó đè nặng trong lòng, cô quyết định rời khỏi ngân hàng để về nhà. Monica đưa cuốn sổ tiết kiệm cho Tom và đề nghị anh hãy tiêu hết tiền trong tài khoản trước khi họ li dị. Ngày hôm sau, Tom đưa lại cuốn sổ cho Monica. Cô bất ngờ nhận ra có một số tiền mới được chuyển vào cuốn sổ tiết kiệm kèm theo một dòng ghi chép: “Hôm nay là ngày anh nhận ra rằng mình đã yêu em biết bao trong suốt quãng thời gian chung sống. Em là người đã mang hạnh phúc đến cho anh”. Họ cùng ôm nhau khóc. Cuốn sổ đến giờ vẫn còn, chưa mất đi đồng nào. Chúng ta không hề biết rút cuộc họ đã tiết kiệm được bao nhiêu, nhưng chính số tiền đó giúp họ nhận ra được giá trị của niềm hạnh phúc đã trải qua trong cuộc sống. Yêu thương thầm lặng (Dân trí) - Yêu thương thầm lặng là khi ánh mắt anh nhìn em bối rối, nửa như muốn quay đi, nửa như muốn ngoái lại, chẳng bao giờ dám thật lòng thú nhận cũng nhớ em… [...]... (Dân trí) - Ngày xưa, sau chuyến đi biển bội thu ông nội đã sang nhà ngoại hỏi vợ cho ba, hai gia đình làm vài mâm đơn sơ cúng gia tiên rồi cho đôi vợ chồng ở với nhau Ông ngoại và nội cất cho đôi vợ chồng trẻ một mái nhà tranh nằm sau con đường hun hút hai hàng phi lao Ở đó, mẹ được hạnh phúc bên ba như những cặp vợ chồng son khác Thi thoảng ba đi biển cùng trai tráng trong làng, mẹ lại ra đầu bến... khi nhìn thấy ảnh con cô lập tức bình tĩnh lại, lấy tay vuốt nhẹ lên khuôn mặt trên ảnh Ánh mắt sáng lên nét hiền từ Thời gian dần trôi Có những lúc nửa đêm, cô đột nhiên gọi tên con Mọi người trong xóm đều biết đến người vợ điên, có người cảm thông, có người thương hại, có người lại xem đó như là trò đùa Đáng nhẽ anh sẽ có một tiền đồ sáng lạn nhưng chính vì người vợ điên mà anh mất tất cả Anh hận... những bộ phim hài mẹ xem trên ti vi (kèm theo là những lời bình luận không ngớt của bà), tiếng chị gái tôi, Nidhi, vừa buôn điện thoại và tiếng ậm ừ rinh rích của tôi Nhưng ngày hôm ấy tất cả đều lặng lẽ Vẫn luôn là người mơ mộng, tôi tìm kiếm sự che chở phía ngoài hiên nhà Ngẩng mặt lên trời, tôi hét to cầu xin đức Chúa hãy cho chúng tôi được bình an trở lại Khi xuống gác, tôi thấy bố đang ngồi bên... trong chiều… Hoàn thành nghĩa vụ, tôi về quê Mẹ đón, mẹ khóc nhiều vì thấy tôi xanh xao nhưng cao lớn hơn Tôi đợi chờ, hồi hộp rồi mạnh dạn hỏi mẹ về cô bé nhà có ông kẹ Mẹ bảo nó lấy chồng rồi! Sau này mới biết em lấy chồng Hàn Quốc để có tiền chạy chữa cho ba Tôi đau lòng, nằm ốm một thời gian dài Mọi thứ dường như đều thay đổi cả, chỉ còn lại lòng tôi luôn hướng về bãi cồn Nông với những tháng ngày... nhất Sao nàng đẹp đến thế, một vẻ đẹp bình dị Trái tim yêu lại bắt đầu thổn thức Một ngày kia, chàng lấy hết can đảm, bước vội tới nhà nàng, lo lắng, và bối rối Chàng cần phải gặp nàng để nói rằng nàng xinh đẹp biết bao và chàng yêu nàng đến nhường nào Chàng gõ cửa, không có tiếng trả lời Cô gái xinh đẹp trong mắt chàng giờ đang chìm vào giấc ngủ sâu, và dù mai bình minh có ló rạng, nàng cũng không... thẹn Kiếp này anh nợ em, kiếp sau mong được đền đáp Em yêu, anh yêu em, em có nghe thấy không?” Anh gục đầu lên mộ cô khóc nức nở Nhưng cô mãi mãi không thể nghe thấy được Kiếp sau nếu anh lại được làm chồng của em, anh sẽ chăm sóc em, yêu em suốt đời, được không em? Gửi người em yêu! (Dân trí) - Thật khôi hài phải không khi một người làm tan nát trái tim em, nhưng em vẫn yêu người đó với tất cả những... anh rất muốn gửi tới em lời chào buổi sáng, chỉ một tin nhắn “HELLO” thôi nhưng nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và tình cảm của anh đối với em Anh còn muốn nói với em rằng: “Mỗi ngày, mặt trời mọc trên bầu trời với những nụ cười ấm áp, ông ấy chúc em một buổi sáng tốt lành và hi vọng em sẽ có một ngày hoàn hảo Anh yêu và nhớ em nhiều lắm” Em có biết khi anh yên lặng, hàng triệu điều đang chạy qua suy... do uống quá nhiều nước lạnh suốt mấy ngày Hà Nội hệt như Hoả diệm sơn Chợt phát hiện ra sự cố khi mình không thể gọi to tên thằng bé khi đón con sau giờ làm việc Cũng chả sao, trục trặc nhỏ này cũng “bình thường như cân đường hộp sữa” thôi - thoạt đầu, mình nghĩ vậy Nhưng nghĩ vậy mà hoá không phải vậy Thằng nhỏ vốn nghịch ngợm, chân tay chẳng bao giờ chịu ngồi yên Ngày nào mình không phải quát nó... đã không cho mình tận hưởng thú vui “tao nhã” ấy Có lẽ, cảm giác thèm ăn của một người đói lả phải ngồi chực chờ bên cạnh yến tiệc ê hề cũng chỉ gắt gao đến mức như khi mình không thể thốt ra những lời bình phẩm trước một sự thể ngẫu nhiên nào đó Ôi chao là khổ Có những điều mà vào hoàn cảnh ấy, thời gian ấy, không gian ấy, nhất định mình đã phải nói thì giờ đành “câm nín” Âu cái khổ của kẻ không muốn... Lá nhỏ tựa như bàn tay em bé Lá to giống tờ tiền 500 đồng, thủa đó đủ để mua một que kem mút mệt nghỉ Thường những chiếc lá vàng yếu ớt phải lìa cành Nhưng khi trời nổi gió, những chiếc lá xanh veo như bầu trời vào hạ cũng phải sớm rời xa xà cừ mẹ thân vạm vỡ Lá vàng dày, khi gặp nắng sẽ cong lên như cái bánh đa nướng được quạt đều tay trên chậu than củi Lá xanh mỏng hơn, gặp nắng thì uốn lên nhưng không . uống. Vợ quá vô tâm, không biết nhìn lại! Khi vợ bệnh, chồng chẳng quản ngại bất cứ sự gì. Miễn sao vợ chóng khoẻ là cả nhà hân hoan, vui nhất là chồng. Vợ đâu biết rằng, bình thường chồng. hết “ghét” chồng. Chồng nhẹ nhàng nằm xuống cạnh vợ, tay vẫn quạt bụng vợ (dù có quạt máy quay ù ù ): “Con ngủ ngon nha, ba ở cạnh con nè!”. Vợ gác cái chân “hộ pháp” lên mình chồng, chồng nằm. Vợ chồng bầu bì Vợ mang bầu đến tháng gần sinh, tự nhiên lại hay cáu gắt vô cớ. Ở trường, lên lớp gặp học sinh giỡn, nói chuyện, không tập trung học, vợ đùng đùng ghi tên