1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau xương chậu (SPD) khi bầu bí pps

6 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,94 KB

Nội dung

Đau xương chậu (SPD) khi bầu bí SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Hội chứng SPD là gì? Hai nửa xương chậu được kết nối ở mặt trước bằng 1 khớp cứng được gọi là màng dính xương mu. Khớp này được sự trợ giúp của 1 hệ thống dây chằng nên có thể "co giãn" trong những điều kiện bất thường. Để bé có thể chui qua hông 1 cách dễ dàng, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone relaxin, có tác dụng làm mềm các dây chằng xương chậu. Kết quả là các cơ ở đây sẽ trở nên lỏng lẻo trong suốt quá trình mang thai. Chúng ta hiện chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau xương chậu (SPD) nhưng quan điểm mới nhất cho rằng do 1 bên xương chậu nào đó dịch chuyển nhiều hơn bên còn lại khi thai phụ đi đứng, thay đổi tư thế và gây ra đau cũng như viêm màng dính xương mu. Chụp X-quang và CT không giúp chẩn đoán được bệnh bởi sự dịch chuyển này không hiện lên trên ảnh chụp. Một chứng khác liên quan là màng dính xương mu tiền tâm thu (DSP) mà khớp nối bị mất chức năng và tạo thành lỗ hổng giữa 2 mảnh xương hông. Lỗ hổng ở những phụ nữ không mang thai có đường kính khoảng 4 - 5mm và khi có thai, nó sẽ rộng thêm 2 - 3mm. Nếu lỗ hổng rộng hơn 10mm thì là bệnh DSP. Đây là một bệnh hiếm gặp và chỉ có thể phát hiện bằng chụp X-quang. Khi nào nó xảy ra? SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Nếu đã từng bị SPD trong lần mang thai trước thì rất có thể sẽ tái diễn trong lần mang thai này. Các biểu hiện cũng thường đến sớm và nhanh hơn nếu đã từng bị trong lần mang thai trước. Vì thế điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt ngay từ trước khi mang bầu ở lần tiếp theo. Những biểu hiện của SPD? Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân. Chứng này cũng thường tăng lên khi đi lại, 2 chân dạng ra, đi lên xuống cầu thang hay dịch chuyển trong lúc ngủ. Bệnh thường nặng lên vào buổi đêm và có thể làm thai phụ thức giấc. Thức dậy nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau đớn. Chẩn đoán như thế nào? Ngày càng nhiều bác sĩ và chuyên gia sản khoa hiểu biết rõ hơn về hội chứng SPD. Nó được chẩn đoán bằng cách kết hợp giữa mô tả triệu chứng với loại các xét nghiệm về sự ổn định, khả năng di động và sự đau nhức ở khớp hông. Điều trị như thế nào? Một thắt lưng đỡ xương chậu sẽ giúp giảm nhanh cảm giác đau đớn. Luyện tập, đặc biệt là vùng bụng và các cơ xương chậu, là một phần quan trọng và chiếm đa số trong liệu trình điều trị. Cũng thế dùng phương pháp tác động ngoại lực lên hông, lưng và xương chậu. Tập dưới nước và châm cứu cũng có thể rất tốt. Phẫu thuật chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp tác động bên ngoài không hiệu quả. Thai phụ cũng nên tham khảo bác sĩ về việc vận động như thế nào để giảm đau và làm thế nào để việc sinh nở dễ dàng hơn. Một số liệu pháp khác cũng khá hiệu quả là nắn xương khớp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải rất am hiểu trong lĩnh vực điều trị cho bà bầu. . Đau xương chậu (SPD) khi bầu bí SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn. mềm các dây chằng xương chậu. Kết quả là các cơ ở đây sẽ trở nên lỏng lẻo trong suốt quá trình mang thai. Chúng ta hiện chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau xương chậu (SPD) nhưng quan. ngay từ trước khi mang bầu ở lần tiếp theo. Những biểu hiện của SPD? Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng.

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN