bài 35 lớp 12 (cô châu hướng dẫn)

8 1.4K 3
bài 35 lớp 12 (cô châu hướng dẫn)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 12 ban cơ bản BÀI 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Ngày soạn : Lớp dạy : I. Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức : HS phải - Khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống. - Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường. - Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái - Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. 2. Kỹ năng : rèn cho HS các kỹ năng - Tư duy, so sánh, phân tích, khái quát hóa kiến thức. - Phương pháp hoạt động theo nhóm. - Liên kết và vận dụng kiến thức. 3. Thái độ : - Rèn luyện khả năng tư duy khoa học. - Thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh và ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên : - Hình phóng to hình 35.1, 35.2 - Giáo án. - Phiếu học tập : “ thích nghi của sinh vật với ánh sáng ” Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 Nhóm động vật Đặc điểm Đại diện Ưa hoạt động ban ngày Thân có màu sắc sặc sỡ,thị giác phát triển, biết lợi dụng vị trí mặt trời để định hướng. Chim sẻ, bướm, sư tử,ong thằn lằn… Ưa hoạt đông ban đêm Thân sẫm màu, mắt có thể rất tinh hoặc nhỏ lại hoặc tiêu giảm,xúc giác phát triển,có cơ quan phát sáng. Cú mèo, dơi,cá mập trắng,ốc sên rết, bạch tuột,lươn… 1 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản 2. Học sinh : - Chuẩn bị bài, soạn trước mục thích nghi của sinh vật với AS. - Xem lại khái niệm môi trường sống III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Tiến trình dạy học : * Đặt vấn đề : Trong chương trình sinh học 9, chúng ta đã nghiên cứu về các loại môi trường sống. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn xem môi trường và các nhân tố sinh thái là gì cùng với sự thích nghi của sinh vật trong môi trường sống đó ra sao? Chúng ta đi vào bài mới. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : vấn đáp tái hiện – gởi mở -Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 và liên hệ thực tế hãy cho biết: -Môi trường sống là gì? -HS trả lời. I.Môi trường sống và các nhân tố sinh thá i : 1.Môi trường sống : a.Khái niệm: -Môi trường sống của sinh vật Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 Nhóm cây Nơi sống Đặc điểm Ý nghĩa tiến hóa Đại diện Ứng dụng Ưa sáng Sống nơi quang đãng hoặc tầng trên của tán rừng -Thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn,Lá có phiến lá dày, mô giậu phát triển,lá xếp nghiêng so với mặt đất Thích nghi theo hướng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh lá cây không bị đốt nóng quá mức và bị mất nước Chò nâu, bạch đàn . lúa ,đậu Điều chỉnh ánh sáng phù hợp để tăng năng suất cây trồng Ưa bóng dưới bóng cây khác Thân nhỏ,có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu,lá nằm ngang Thích nghi với việc thu nhận ánh sáng tán xạ Lá dong,cây ráy Dựa vào đặc điểm này mà kết hợp trồng chung với các cây ưa sáng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 2 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản -Các em hãy xác định môi trường sống của các sinh vật sau: + Cá ,tôm,mực:? + Giun đất, dế, chuột chũi? + Gà, sư tử, thỏ…? + Vi khuẩn kí sinh, chấy rận? -vậy thì em nào có thể cho biết có mấy loại môi trường sống và đó là những loại nào ? -Vẽ hình con chim dán lên bảng. Theo các em có những nhân tố nào của mt tác động đến đời sống của nó? Trong số những nhân tố này hãy xác cho cô: + Nhân tố nào tác động trực tiếp? + Nhân tố nào tác động gián tiếp? + Nhân tố nào vô sinh? + Nhân tố nào hữu sinh? Tất cả các nhân tố này đều là nhân tố sinh thái,vậy -Cá, tôm, mực sống trong nước. giun, dế, chuột chũi sống trong đất. gà, sư tử, thỏ sống trên mặt đất. VK kí sinh, chấy rận sống kí sinh trên SV khac. -HS trả lời -Thức ăn, kẻ thù, khí hậu, nhiệt độ, nước, địa hình. Con người,… -HS trả lời bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh SV, có tác động trực tiếp ,gián tiếp hoặc tác động qua lại với cơ thể sinh vật,làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật. b.Các loại môi trường sống: -Môi trường nước: + Nước mặn ( biển, hồ nước mặn). + Nước lợ (cửa sông, nước biển). + Nước ngọt (ao,hồ, sông suối). -Môi trường đất. -Môi trường trên cạn( gồm cả không khí). -Môi trường sinh vật. 2.Nhân tố sinh thái : a.Khái niệm: Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 3 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản -Thế nào là nhân tố sinh thái? -Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ? Đó là những nhóm nào ? cho ví dụ? -Có thể xem nhân tố con người là một nhân tố đặc biêt. Thế thì em nào thử cho cô biết xem tác động của nhân tố này đên mt ntn? Và ngược lại? -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời - NTST là tất cả những yếu tố xung quanh sinh vật,ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. b.Các nhóm nhân tố sinh thái: 2 nhóm -Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh:(không sống) + Khí hậu ( AS, t o , độ ẩm,kk, gió…) + Thổ nhưỡng( đất, đá các thành phần cơ giới và tính chất lí hóa của đất.) + Nước biển, nước ao, nước sông, nước suối,nước mưa. + Địa hình:( Độ cao, dộ trũng, dộ dốc, hướng phơi của địa hình). -Nhóm nhân tố hữu sinh(sống): + Các cơ thể sống ( VSV, nấm, TV,ĐV) Các cơ thể này có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các cơ thể khác ở xung quanh. + con người: • Ở một mức độ nhất định, con gười cũng có những tác động đến môi trường giống như những động vật khác ( hoạt động lấy thức ăn thải chất bã vào môi trường…). Tuy nhiên do có sự phát triển cao về trí tuệ nên con người còn tác động đến tự nhiên bởi các nhân tố xã hội). • Tác động của con người vào tự nhiên là tác động có ý thức và có quy mô rộng lớn -Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng có thể làm cho môi trường suy thoái đi. • Môi trường bị suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật khác, đồng thời đe Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 4 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản -Em nào có thể rút ra được mqh giữa sv với môi trường không? -HS trả lời dọa cuộc sống của chính con người c.Quan hệ giữa sinh vật với môi trường : Đó là mối quan hệ qua lại. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng tới các nhân tố sinh thái,làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. Hoạt động 2 : Trực quan + vấn đáp. -Gv yêu cầu hs theo dõi ví dụ, quan sát hình 35.1 xác định: - Giới hạn sinh thái(0)? - Giới hạn trên?(1) - Giới hạn dưới?(2) - Khoảng thuận lợi?(3)  vấn đáp: - Thế nào là (1)? - Thế nào là (2)? - Thế nào là (3)? -Ngoài khoảng thuận lợi là khoảng gì? -Vậy thế nào là (0),(3),(4)? -treo sơ đồ phóng to hình 35 yêu cầu hs so sánh với giới hạn nhiệt độ cá rô phi vẽ sơ đồ này đã đúng -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: 1.Giới hạn sinh thái: a. Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở VN. b. Khái niệm: - Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian - Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp,đảm bảo cho sinh vật thực hiên chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật. Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 5 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản chưa? -Yêu cầu hs về nhà vẽ lại sơ đồ:” Giới hạn sinh trưởng về nhiệt độ của cá rô phi ở VN” -Các em có nhận xét gì về ví dụ trên? -Đó chính là nôi dung của quy luật giới hạn sinh thái. -Ai có thể hoàn thiện nội dung nào? -Yêu cầu hs tham khảo ví dụ sgk -mqh giữa NTST và GHST? -SV sống trong môi trường chịu tác động ntn của các NTST? -Vậy ổ sinh thái là gi? -Vẽ một tán cây lên bảngđó là nơi ở .Thế thì có ai phân biệt được cho cô ổ sinh thái và nơi ở ? -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời c. Quy luật giới hạn sinh thái: -Ví dụ: + Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi VN:5,6 0 C42 0 C + Giới hạn sinh thái về nhiệt độ quang hợp của cây trồng ở VN: 20 0 C30 0 C -Nhận xét: Cùng một nhân tố sinh thái nhưng các loài có giới hạn sinh thái khác nhau. -Nội dung: “ Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng”. 2.Ổ sinh thái : a.Ví dụ về ổ sinh thái : (sgk) b.Nhận xét vd: - GHST chính là”ổ ST” của một nhân tố sinh thái. - SV sống trong mt chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái c. Khái niệm: Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó có tất cả các nhân tố sinh thái của mt nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. d.Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở: -Nơi ở chỉ nơi cư trú của các loài. -Ổ sinh thái chỉ cách sinh sống Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 6 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản của các loài. (Nơi ở có nhiều loài, mỗi loài có ổ sinh thái riêng: tán cây là nơi ở của một số loài chim nhưng mỗi loài có một nguồn thức ăn và một cách khai thác riêng)nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái. Hoạt động 3 : Vấn đáp +nghiên cứu sgk -Yêu cầu hs nghiên cứu phần III.1 hoàn thành phiếu học tập -Nhắc hs chừa vở về nhà ghi bài. -SV thích nghi với sự thay đổi của t o mt được biểu hiện như thế nào? -Sự điều hòa nhiệt độ của cơ thể được biểu hiện như thế nào ở ĐV? -Từ quy tắc trên, rút ra nhận xét gì về tỉ số về diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể?( tỉ số S/V) ? -Sự thay tỉ số S/V có ý nghĩa gì? -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời III.sự thích nghi của sinh vật với mt sống: 1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng: (PHT) 2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: -Sự thích nghi về mặt hình hái của sinh vật được thể hên theo hai nguyên tắc : a. Quy tắc kích thước cơ thể(Quy tắc Becman ): ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới ( khí hậu lạnh) có kích thước cơ thể lớn hơn so với ĐV cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp – thường có lớp mỡ dày  khả năng chống rét tốt. b. Quy tắc về tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể: ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,…thường bé hơn tai đuôi chi của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. c. Ý nghĩa: Đv đẳng nhiệt sống nơi to thấp có tỉ số giữa diện tich bề mặt cơ Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 7 Giáo án sinh học 12 ban cơ bản thể (tỉ số S/V) giảm  Hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. IV. Củng cố : - Môi trường là gì? Các loại môi trường? - Nhân tố sinh thái là gì? Các nhóm nhân tố sinh thái ? - Quy luật giới hạn sinh thái? - Ổ sinh thái là gì? - Thích nghi của sinh vật đối với as và nhiệt độ như thế nào V. Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài cũ,làm bài tập trong SGK - Đọc và soan trước bài 36 - Soạn 1,2 của II bài 36, xem lại các khái niệm quần thể sinh vật, tỉ lệ giới tính dã học ở lớp 9. VI. Rút kinh nghiệm : Hoàng Thanh Long. Lớp SP.Sinh K30A1 8 . nào V. Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài cũ,làm bài tập trong SGK - Đọc và soan trước bài 36 - Soạn 1,2 của II bài 36, xem lại các khái niệm quần thể sinh vật, tỉ lệ giới tính dã học ở lớp 9. VI học 12 ban cơ bản 2. Học sinh : - Chuẩn bị bài, soạn trước mục thích nghi của sinh vật với AS. - Xem lại khái niệm môi trường sống III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ. Giáo án sinh học 12 ban cơ bản BÀI 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Ngày soạn : Lớp dạy : I. Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức : HS phải -

Ngày đăng: 09/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan