1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM NGỌC ĐƯỜNG pot

7 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM NGỌC ĐƯỜNG Tên Huyệt: Đường = Nhà lớn; Tâm là quân, Phế là cái lọng che, quý như viên ngọc. Huyệt ở giữa 2 tạng này, vì vậy gọi là Ngọc Đường (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Ngọc Anh. Xuất Xứ: Nan 31 (Nan Kinh). Đặc Tính: +Huyệt thứ 18 của mạch Nhâm. + Huyệt tập trung khí của Can (Pratique De La Médicine Chinoise). Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua bờ trên khớp ức - sườn 4. Giải Phẫu: Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3. Chủ Trị: Trị ngực đau, ho suyễn. Phối Huyệt: Phối Bất Dung (Vi.9) + Cách Du (Bq.17) + Thượng Quản (Nh.13) trị ho ra máu, đờm nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng, sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 5 - 15 phút. Ghi Chú: Xương ức mềm do đó cần thận trọng khi châm nơi trẻ nhỏ. TỬ CUNG Tên Huyệt: Tử Cung = Tử Cấm Cung là nơi bệ ngồi của Thiên Đế. Huyệt ở vị trí ứng với tạng Tâm, Tâm là quân chủ, ý chỉ là nơi Tâm thần cư ngụ (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của mạch Nhâm. Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp ức - sườn 4. Giải Phẫu: Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2. Chủ Trị: Trị ngực đau, suyễn, nôn mửa . Phối Huyệt: 1. Phối Đại (Thái) Khê (Th.3) + Ngọc Đường (Nh.18) trị ho suyễn, tâm phiền (Thiên Kim Phương). 2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống không được (Tư Sinh Kinh). 3. Phối Đởm Du (Bq.19) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống nuốt không xuống (Tư Sinh Kinh). Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 5 - 15 phút. Ghi Chú: Xương ức nơi trẻ nhỏ rất mềm, vì vậy, cần thận trọng khi châm. HOA CÁI Tên Huyệt: Hoa = vật trang trí. Cái = cái lọng (dù) che. Phế được coi là lọng che của ngũ tạng. Ngày xưa, hoa cái là cái lọng dùng để che trên xe của vua khi vua đi du hành. Tâm được ví như vua (quân) trong số các tạng phủ, được Phế che chở như cái lọng. Huyệt cũng có tác dụng giúp Phế khí được giáng xuống, làm giảm bớt khó thở (hen suyễn), vì vậy gọi là Hoa Cái (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: huyệt thứ 20 của Mạch Nhâm. Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp xương ức. Giải Phẫu: Dưới da là xương ức, chỗ tiếp nối đầu xương ức với thân xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2. Chủ Trị: Trị ngực đau, ho suyễn. Phối Huyệt: 1. Phối Khí Hộ (Vi.13) trị ngực sườn đau tức (Bách Chứng Phú). 2. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Toàn Cơ (Nh.21) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân). Châm Cứu: Châm xiên, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 5 - 20 phút. Ghi Chú: Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng khi châm. . HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM NGỌC ĐƯỜNG Tên Huyệt: Đường = Nhà lớn; Tâm là quân, Phế là cái lọng che, quý như viên ngọc. Huyệt ở giữa 2 tạng này, vì vậy gọi là Ngọc Đường (Trung Y. Khác: Ngọc Anh. Xuất Xứ: Nan 31 (Nan Kinh). Đặc Tính: +Huyệt thứ 18 của mạch Nhâm. + Huyệt tập trung khí của Can (Pratique De La Médicine Chinoise). Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc. Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của mạch Nhâm. Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp ức - sườn 4. Giải Phẫu: Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

Xem thêm: HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM NGỌC ĐƯỜNG pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN