1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM LIÊM TUYỀN ppsx

9 627 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM LIÊM TUYỀN Tên Huyệt: Liêm = góc nhọn, ở đây chỉ xương đỉnh của họng, lưỡi. Huyệt nằm trên chỗ lõm, giống hình con suối (tuyền), vì vậy gọi là Liêm Tuyền (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Bản Trì, Bổn Trì, Thiệt Bản, Thiệt Bổn. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 23 của mạch Nhâm. + Hội của mạch Nhâm và Âm Duy. + Hội của khí của kinh Thận. Vị Trí: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0, 2 thốn (Ngước đầu lên để tìm huyệt). Giải Phẫu: Huyệt ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng. Từ nông vào sâu có cơ ức-đòn-móng, cơ giáp móng, sau cơ là thanh quản, thực quản. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của đám rối cổ sâu và dây thần kinh sọ não số XII. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3. Tác Dụng: Lợi cuống hầu, trừ đờm khí, thanh hoả nghịch. Chủ Trị: Trị lưỡi rụt, lưỡi cứng, lưỡi mềm nhão, thở khó, nuốt khó, chảy nước miếng, họng viêm, amydale viêm, câm, mất tiếng. Phối Huyệt: 1. Phối Âm Cốc (Th.10) + Nhiên Cốc (Th.2) trị dưới lưỡi sưng, khó nói (Thiên Kim Phương). 2. Phối Kim Tân + Ngọc Dịch + Phong Phủ (Đc.16) trị lưỡi cứng, nói khó (Châm Cứu Đại Thành). 3. Phối Trung Xung (Tb.9) trị dưới lưỡi sưng đau (Bách Chứng Phú). Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng ngược lên cuống lưỡi, sâu 0, 2 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút. + Châm thẳng trị bệnh ở họng. + Châm hướng về phía dưới cuống lưỡi, châm vào cơ lưỡi, trị lưỡi sưng, lưỡi cứng như gỗ, lưỡi lở loét. + Châm xiên hướng về 2 bên phải và trái hoặc châm hướng về phía hạch hàm, dưới tai, trong tai, tuyến mang tai, trị chứng amydale (hầu nga), tai ù, điếc, tuyến mang tai viêm (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). Ghi Chú: Không châm thẳng vì kim có thể xuyên qua thanh Quản gây ho. *Tham Khảo: (Theo thiên ‘Trướng Luận’ (LKhu.35): Huyệt Liêm Tuyền và Ngọc Anh (Ngọc Đường) là con đường đi của tân dịch, vì thế đây là những huyệt đặc hiệu để trị chứng khát. (Theo thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59): Khí của kinh túc Thiếu Âm Thận và túc Quyết âm Can lộ ra ở 2 huyệt rất quan trọng là huyệt Liêm Tuyền và Đại Đôn. Đây là những huyệt nối khí Âm với khí Dương. THỪA TƯƠNG Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm, nơi thường nhận (thừa) nước miếng (tương) từ miệng chảy ra, vì vậy gọi là Thừa Tương. Tên Khác: Huyền Tương, Qủy Thị. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 24 của mạch Nhâm. + Hội của mạch Nhâm, kinh Vị, Đại trường và mạch Đốc. + Theo thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60) “ Có huyệt ở dưới cằm, là huyệt Thừa Tương có liên hệ giữa xương và vai”. Vị Trí: Ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới. Giải Phẫu: Huyệt ở giữa 2 cơ vuông cằm, dưới bờ dưới cơ vòng môi, trên bờ trên cơ chòm râu cằm. Thần kinh vận động cơ là các nhánh cổ-mặt của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V. Tác Dụng: Điều hòa khí Âm Dương thừa nghịch, sơ phong tà ở răng, mặt, mắt. Chủ Trị: Trị miệng méo, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng, điên cuồng. Phối Huyệt: 1. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị chảy máu cam không cầm (Giáp Ất Kinh). 2. Phối Dương Giao (Đ.35) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân bị phù (Giáp Ất Kinh). 3. Phối Mục Song (Đ.16) + Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) + Tiền Đỉnh (Đc.21) trị chóng mặt, hoa mắt (Thiên Kim Phương). 4. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Ý Xá (Bq.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Thiên Kim Phương). 5. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị đầu đau, gáy cứng, răng đau (Ngọc Long Kinh). 6. Phối Lao Cung (Tb.8) trị trong miệng lở loét (Châm Cứu Tập Thành). 7. Phối cứu Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.13) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phong Môn (Bq.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Phủ (P.1) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực). 8. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Phong Phủ (Đc.16) trị gáy cứng (Y Học Cương Mục). 9. Phối Chi Chiùnh (Ttr.7) + Chiếu Hải (Th.6) + Dương Trì (Ttu.4) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Thủ túc Tiểu Chỉ Huyệt [đầu ngón tay và chân thứ 5] trị tiêu khát (Thần Cứu Kinh Luân). 10. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị liệt mặt, hàm răng cắn chặt (Trọng Lâu Ngọc Ngoạt). 11. Phối Địa Thương (V.4) + Lệ Đoài (Vi.45) trị miệng hôi (Châm Cứu Học Thượng Hải). 12. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Khiên Chính + Phong Thị (Đ.31) trị mặt liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm thẳng 0, 2 - 0, 5 thốn. Cứu 5 - 15 phút. *Tham Khảo: (“Đầu gáy cứng khó quay qua lại và răng đau, trước châm bình bổ bình tả huyệt Thừa Tương, sau đó châm thêm Phong Phủ (Đc.16) thì sẽ yên” (Ngọc Long Ca). . HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM LIÊM TUYỀN Tên Huyệt: Liêm = góc nhọn, ở đây chỉ xương đỉnh của họng, lưỡi. Huyệt nằm trên chỗ lõm, giống hình con suối (tuyền) , vì vậy gọi là Liêm Tuyền (Trung. Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 24 của mạch Nhâm. + Hội của mạch Nhâm, kinh Vị, Đại trường và mạch Đốc. + Theo thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60) “ Có huyệt ở dưới cằm, là huyệt Thừa Tương có. Thiệt Bổn. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 23 của mạch Nhâm. + Hội của mạch Nhâm và Âm Duy. + Hội của khí của kinh Thận. Vị Trí: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

Xem thêm: HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM LIÊM TUYỀN ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN