1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHÂM CỨU HỌC - HỆ THỐNG LẠC MẠCH pps

8 370 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 114,16 KB

Nội dung

CHÂM CỨU HỌC HỆ THỐNG LẠC MẠCH A. Đại cương Lạc Mạch là gì? + Trương-Cảnh-Nhạc chú giải thiên ‘Bản Du’ (LKhu 2) ghi: ‘Lạc tức là liên lạc với nhau”. + Trương-Chí-Thông chú giải thiên ‘Ngũ Vị Luận’ (LKhu 56) ghi: “ Lạc mạch ví như những chi lưu của giang hà, Tôn lạc ví như những chi lưu ngoài chi lưu, Đại lạc ví như ngoài giang hà còn có giang hà, bên ngoài nó tương thông với tôn lạc của 12 kinh mạch nhưng cuối cùng tất cả đều xuất ra để qui về với biển”. -Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch” (LKhu 10, 117) và ‘Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch” (LKhu 10, 121). Trương-Cảnh-Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích: “Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân, không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là ‘Phù Lạc’”. b- Cơ Cấu Của Lạc Mạch Sách Nan Kinh, điều 26 ghi: “Kinh có 12, Lạc có 15 ”. Các tài liệu Kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là: · 12 Lạc của 12 Kinh. · 1 Đại lạc của Tỳ. · 2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch. 1) Tại sao có đến 15 Lạc? Điều 26 Nan Kinh ghi: “Kinh có 12, Lạc có đến 15, ba Lạc dư ra là những Lạc nào?” Cũng Nan Kinh giải thích: “Thực vậy, có dương lạc cũng có âm lạc, có đại lạc của Tỳ. Dương lạc chính là lạc của mạch Dương Kiều, Âm lạc là lạc của mạch Âm Kiều, do đó, có 15 lạc” Sách Nan Kinh cho 2 mạch của Kỳ Kinh Bát Mạch là mạch của Dương Kiều và Âm Kiều nhưng trong thiên ‘Kinh Mạch’(LKhu 10), lại chỉ nhắc đến Lạc huyệt của mạch Đốc là huyệt Trường Cường và Lạc của Nhâm mạch là huyệt Vĩ Ế (Cưu Vĩ). Tại sao sách Nan Kinh ghi 2 Lạc mạch trên thuộc mạch Âm và Dương Kiều, sách Nội Kinh Linh Khu lại cho đó là 2 Lạc của mạch Đốc và Nhâm. Không thấy tài liệu nào nói đến tên 2 lạc của mạch Âm và Dương Kiều mà chỉ thấy nói đến tên huyệt Trường Cường (Lạc của mạch Đốc) và Vĩ Ế (Lạc của mạch Nhâm). Dương-Huyền-Tháo, khi chú giải điều 28 Nan ghi: “ Con người có 2 Kiều, gồm Âm và Dương, nằm ở 2 bên phía trong và ngoài chân. Ở người nam, bên ngoài chân gọi là ‘Kinh’, bên trong chân gọi là ‘Lạc’. Ở phái nữ, bên trong chân gọi gọi là ‘Kinh’, bên ngoài chân gọi là ‘Lạc’. Vì thế mới có 2 Lạc của Âm và Dương Kiều. Kinh ghi rằng: ‘Nơi nam giới, nên tính từ Dương Kiều, phụ nữ nên tính từ Âm Kiều, đường nào được tính chính thức thì được xem là ‘kinh’, tính phụ theo gọi là ‘Lạc’”. Như vậy, có thể hiểu rằng: vì Âm và Dương Kiều không có huyệt chính, phải lấy huyệt của các đường kinh giao hội. Dương Kiều giao hội với mạch Đốc cho nên lấy Lạc mạch của mạch Đốc là huyệt Trường Cường, Âm Kiều giao với mạch Nhâm nên lấy mạch Lạc của mạch Nhâm là huyệt Vĩ Ế. 2) Tại sao Tỳ có đến 2 Lạc huyệt trong khi các đường kinh khác chỉ có 1 ? Trương-Cảnh-Nhạc giải thích: “ Kẻ ngu này xét rằng huyệt Lạc của kinh Tỳ là huyệt Công Tôn, nhưng lại có huyệt Đại Lạc là huyệt Đại Bao. Huyệt Lạc của Dương minh Vị là Phong Long nhưng trong thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ lại có đưa ra huyệt Đại Lạc của Vị là huyệt Hư Lý, trong các kinh khác huyệt Lạc chỉ có 1, riêng Tỳ và Vị có đến 2 huyệt Lạc, đó là vì Tỳ Vị là gốc của Tạng Phủ”. Riêng về Hư Lý, thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (TVấn 18) ghi: “ Đại Lạc của Vị, gọi là Hư Lý, nó chạy suốt lên hoành cách mô, chằng ngang vào Phế, vòng xuống dưới vú bên trái (tả nhũ), lúc nó động có thể chạm vào áo. Mạch này để chẩn đoán tông khí (tức Vị khí)” (TVấn 18, 26). Như vậy tuy mang tên là Đại lạc của Vị nhưng Hư Lý không phải là huyệt như huyệt Đại Bao của kinh Tỳ, không có ý nghĩa gì trong Châm cứu, mà chủ yếu chỉ để chẩn đoán Vị khí. Chính vì vậy hầu như toàn bộ các sách giáo khoa đều chỉ nhắc đến 15 Lạc Mạch mà thôi (không nhắc đến Hư Lý). 3) Tại sao gọi Lạc thứ 2 của Tỳ là Đại Lạc ? Đinh-Đức-Dụng khi chú giải điều 28 Nan, ghi: “Lạc của Tỳ gọi là Đại Lạc vì Tỳ tượng cho Thổ, chủ về ngôi trung cung, vượng cả 4 mùa, phân ra để nuôi dưỡng cả 4 tạng, vì thế mới gọi tên Đại lạc của Tỳ là Đại Bao”. Sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ ghi: “ Đường kinh Tỳ thống quán các đường kinh của Tạng Phủ, Âm Dương, Biểu Lý, trên dưới, vì thế, gọi Lạc của Tỳ là Đại Lạc”. c- Phân Loại Lạc Mạch Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc Dọc và Lạc Ngang. c.1) Lạc Dọc: “Là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính” (Trung Y Học Khái Luận). c.2) Lạc Ngang: (Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và Nguyên huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau. (Xem chi tiết từng loại Lạc Mạch) d- Vận Hành Của Lạc Mạch -Trương-Chí-Thông khi chú giải thiên ‘Kinh Mạch - LKhu 10’ ghi: Huyết khí của Vị phân bố và tán ra ở phần dương thuộc bì phu, đi từ đại lạc để xuất ra đến tôn lạc bì phu, từ lạc mạch, để rồi âm chạy đang dương, dương chạy sang âm Dương lạc chạy sang bên âm, âm lạc chạy sang bên dương, tạo thành con đường chéo với kinh mạch, mỗi bên đều có con đường đi riêng của mình và xuất ra ở tôn lạc, tán ra ở bì phu. Cho nên thủ Thái Âm có Biệt Lạc là Liệt Khuyết, thủ Thiếu âm kinh có Biệt Lạc là Thông Lý Tất cả không liên quan gì đến các huyệt Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp của các kinh thủ hoặc túc”. -Trương-Cảnh-Nhạc khi chú giải thiên’Kinh Mạch’ ghi: “Phàm con đường mà kinh mạch đi đều ở trong khoảng ‘khê cốc và đại tiết’, con đường mà Lạc mạch đi thì không qua các nơi ‘đại tiết’ mà lại chỉ theo những nơi mà kinh mạch không đến được”. Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu 10) từ câu 133 - 181 nêu lên đầy đủ tên, đường vận hành và bệnh lý của các Lạc: “Biệt (Lạc) của thủ Thái âm (Phế) tên gọi là Liệt Khuyết, khởi lên ở phía trên cổ tay, trong khoảng phận nhục, cùng đi ngay ở kinh Thái âm, nhập thẳng vào giữa gan tay, tán ra để nhập vào huyệt Ngư Tế”. (Xem thêm chi tiết ở từng đường kinh). Tuy nhiên, xét kỹ về Lạc mạch, có thể nhận thấy: + Lạc ngang: đa số khu trú ở khủy tay, bàn tay và bàn chân. + Lạc Dọc: đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt. + Tôn lạc: đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ. e- Tác Dụng Của Lạc Mạch + Lạc Ngang: Nối kết sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa 2 kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau [qua các huyệt Lạc và Nguyên] (Trung Y Học Khái Luận). + Lạc Dọc: Đưa kinh khí từ các kinh chính đến các Tạng phủ và vùng đầu mặt (Trung Y Học Khái Luận). + Tôn Lạc: Giúp dễ chẩn đoán, nhất là qua các mạch máu nhỏ nổi ở vùng hoặc đường đi của kinh lạc bị bệnh. . CHÂM CỨU HỌC HỆ THỐNG LẠC MẠCH A. Đại cương Lạc Mạch là gì? + Trương-Cảnh-Nhạc chú giải thiên ‘Bản Du’ (LKhu 2) ghi: Lạc tức là liên lạc với nhau”. + Trương-Chí-Thông chú giải. dương lạc cũng có âm lạc, có đại lạc của Tỳ. Dương lạc chính là lạc của mạch Dương Kiều, Âm lạc là lạc của mạch Âm Kiều, do đó, có 15 lạc Sách Nan Kinh cho 2 mạch của Kỳ Kinh Bát Mạch là mạch. huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau. (Xem chi tiết từng loại Lạc Mạch) d- Vận Hành Của Lạc Mạch -Trương-Chí-Thông khi chú giải thiên ‘Kinh Mạch - LKhu 10’ ghi: Huyết khí của

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN