1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - PARKINSON pps

13 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 123,56 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH PARKINSON Còn gọi là bệnh Liệt Run, xẩy ra do có những tổn thương thoái hoá ở vài vùng trên não, đưa đến sự thiếu hụt chất sinh học là Dopamin. Bệnh được mô tả đầu tiên vào năm 1817, do nhà y học James Parkinson. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, từ 50-65. Đông y gọi là Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến. Giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại Nuy Chứng. Nguyên Nhân Theo YHHĐ: . Nhiều tác giả cho là do xơ vữa động mạch não làm tổn thương các tế bào vùng ngoài tháp, nhất là ở vùng nhân xám. . Hội chứng liệt run xẩy ra sau viêm não phát dịch, viêm não do cúm, sau khi bị nhiễm độc thuỷ ngân, Asen CO, các dẫn chất của Phenothiazin, Resecpin, hoặc do bệnh giang mai thần kinh. Theo YHCT, có thể do: . Do tiên thiên bất túc. . Ảnh hưởng vì tuổi già. . Bệnh mạn tính . Lao động quá sức. . Ảnh hưởng bởi thất tình bị tổn thương. . Suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, do Can huyết và Thận âm bị suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng sẽ khiến cho Can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run. Cũng có thể do uất ức, giận dữ làm tổn thương Can. Can mất chức năng sơ tiết, khí sẽ bị uất kết. Khí có tác dụng hành huyết, vì thế, khí bị ngăn trở thì huyết sẽ bị ứ trệ. Huyết bị ứ trệ sẽ không nuôi dưỡng được các khớp, không sinh ra được huyết mới. Vì vậy các khớp không được nuôi dưỡng sẽ gây nên cứng, khó cử động, co giật, run. Ăn uống kém dinh dưỡng, tuổi già, lo âu, ưu tư, mệt mỏi, Tỳ hư có thể dẫn đến Thận hư, Thận dương hư. Tỳ Thận hư không vận hoá được thuỷ dịch trong cơ thể, thuỷ dịch hoá thành thấp, tụ lại thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hoá thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run. Chẩn Đoán Bệïnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng có thể chỉ ở một bên cơ thể. Đến khi có các triệu chứng sau đây bệnh mới được phát hiện: . Tăng trương lực cơ: đặc trưng bởi hiện tượng bánh xe răng cưa, xuất hiện khi bệnh nhân co duỗi thụ động các khớp cổ tay, khuỷ tay. . Run: thường ở đầu ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm là run xuất hiện khi nghỉ và giảm mất khi người bệnh chú ý làm việc khác, bàn tay vê vê như đếm tiền. . Mặt bất động: vẻ mặt trở nên cứng, không biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt. . Rối Loạn Dáng Đi: đi chậm, đầu hơi cúi, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, chân hơi co và không đánh tay được. Khi để đoạn chi ở một tư thế nào đó thì nó lâu trở lại vị trí bình thường. Ngoài ra còn có biểu hiện tăng tiết nước miếng, mặt bóng, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật. Chẩn Đoán Phân Biệt Cần phân biệt với bệnh Run Vô Căn. RUN CỦA BỆNH PARKINSON RUN VÔ CĂN . Đơn phát, phát lẻ tẻ . Gia đình, trong hơn 50% trường hợp. . Tiến triển tương đối ngắn (3- 5 năm) . Tiến triển thật châm. . Cách viết chữ nhỏ dần . Chữ viết run. . Chủ yếu là lúc nghỉ. . Chủ yếu là tư thế. . Phân bố ở nửa người. . Bất đối xứng, không rõ rệt. . Run chi trên tiến đến chi dưới cùng bên trước khi thành hai bên. . Từ chi trên tiến đến chi dưới, đối bên. . Kết hợp run ở cằm, hàm, lưỡi, tránh cổ và tiếng nói. . Kết hợp với run ở cổ và tiếng nói (tư thế lắc đầu nói ‘không’ và tiếng giọng giống tiếng dê kêu. Biện Chứng Luận Trị + Can Âm Suy, Hư Phong Nội Động: Gân cơ cứng, tay chân hoặc hàm dưới run, đau, tay chân tê, nhất là khi nghỉ ngơi, nhưng khi vận động thì lại đỡ, đi đứng khó khăn, mắt mờ, mắt dại, hố mắt dưới có quầng đen, khó nuốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền, Tế. Điều trị: Dưỡng Can, bổ Thận, tư âm, tức phong. Dùng bài Nhất Quán Tiễn hợp với Linh Giác Câu Đằng Thang gia giảm: Tang ký sinh, Mẫu lệ đều 20g, Thục địa, Sinh địa, Bạch thược, Thạch quyết minh đều 15g, Sơn thù, Cương tằm, Thiên ma, Ngưu tất, Đương quy đều 9g, Cam thảo 6g. (Tang ký sinh, Thục địa, Sinh địa, Bạch thược, Sơn thù, Ngưu tất, Đương quy dưỡng Can huyết, bổ Thận âm; Mẫu lệ, Thạch quyết minh, Cương tằm, Thiên ma, Ngưu tất bình Can, tiềm dương, tức phong, định chiến; Cam thảo điều hoà các vị thuốc). Khí hư, đi lại chậm chạp, khó khăn, tinh thần uể oải, mệt mỏi thêm Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm, Hoài sơn đều 9g. Can khí uất thêm Xuyên luyện tử 12g. Huyết ứ thêm Đào nhân, Đan sâm đều 9g. Đầu đau, chóng mặt thêm Câu đằng, Cúc hoa đều 9g. Mắt khô, đỏ, mắt khó cử động, mắt mờ thêm Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thạch quyết minh đều 20g. Tê thêm Kê huyết đằng 20g, Ty qua lạc 9g.Dễ tức giận thêm Hoàng cầm, Chi tử đều 9g. Tiểu khó do Thận khí suy thêm Kim anh tử, Phúc bồn tử, Liên tử đều 15g. Thận dương hư thêm Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử đều 9g, Nhục quế 1g (tán bột, uống với nước thuốc sắc). Miệng khô, khát thêm Thiên hoa phấn 15g, Mạch môn 9g. Châm Cứu: Tháikhê, Tam âm giao, Thái xung, Hợp cốc. (Bổ Thái khê, Tam âm giao dưỡng Can huyết, bổ Thận âm; Tả Thái xung, Hợp cốc (Tứ quan) bình Can, tiềm dương, định chiến). Cơ cứng thêm Đại chuỳ, Dương lăng tuyền. Run nhiều thêm Phong trì. Tay chân tê thêm Ngoại quan, Thừa sơn. Đi lại khó thêm Thân mạch, Chiếu hải. Mắt mờ, trí nhớ giảm, tinh thần mệt mỏi thêm Tứ thần thông. Mắt mờ thêm Quang minh. Khó nuốt thêm Liêm tuyền. Táo bón thêm Chi câu. Đầu đau thêm Thái dương, Thông thiên. Chóng mặt thêm Bá hội, Phong trì. Tai ù thêm Thính hội. Mất ngủ, ngủ hay mơ thêm Đại lăng. Phần khí hư thêm Túc tam lý. Can uất thêm Nội quan. Dễ tức giận do uất nhiệt thêm Dương lăng tuyền, Chi câu. Tiểu khó thêm Chí thất. + Can Khí Uất Kết – Khí Trệ Huyết Ứ: Đầu, hàm dưới, tay và chân run nhất là lúc ngủ và ban đêm, không thể cúi ngửa, đau cố định và mất cảm giác toàn thân hoặc chân tay, dễ tức giận, lưỡi đỏ tím, có vết xuất huyết, mạch Tế, Huyền, Sáp. Điều trị: Trấn Can, tức phong, hoạt huyết, thông kinh lạc. Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang hợp với Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang: Tang ký sinh 20g, Đan sâm, Đại giả thạch, Thạch quyết minh, Bạch thược đều 15g, Xuyên luyện tử, Hương phụ đều 12g, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Uất kim, Thạch xương bồ đều 9g, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo đều 6g. (Bạch thược, Xuyên luyện tử, Hương phụ, Uất kim sơ Can, giải uất, lý khí; Đại giả thạch, Thạch quyết minh, Thiên ma, Câu Đằng, Ngưu tất bình Can, tiềm dương, tức phong, trấn chiến; Đan sâm, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Uất kim, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, thông kinh lạc; Tang ký sinh, Đương quy, Ngưu tất dưỡng Can huyết, bổ Thận âm để ức chế dương; Thạch xương bồ hoá đờm, khai khiếu; Cam thảo điều hoà các vị thuốc). Can uất hoá hoả gây nên bứt rứt, miệng khô, đắng, dễ tức giận, táo bón, phân khô, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng thêm Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm đều 15g. Huyết hư thêm A giao 15g, tăng Bạch thược lên 30g. Tỳ hư, sôi bụng, bụng đau, tiêu chảy thêm Bạch truật, Phục linh đều 20g. Can Vị bất hoà thêm Sinh địa, Bán hạ, Tuyền phúc hoa đều 9g. Đau nhiều cố định một chỗ thêm Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g. Gân cơ co cứng, run nhiều thêm Bạch tật lê 12g, Toàn yết, Ngô công đều 3g (tán bột, uống với nước thuốc sắc), Bạch thược tăng lên 30g. Khó co duỗi thêm Địa long, Cát căn đều 15g và Bạch hoa xà 2g (Tán bột, uống với nước thuốc sắc). Tay đau, tê thêm Khương hoạt 9g. Chân đau, tê thêm Mộc qua 9g. Khớp đau thêm Uy linh tiên 12g. Nếu khí trệ, đờm ngưng, tay chân run, đi lại khó, đi chậm, hai tay cứng, nói khó, không viết được, đầu đau, mất ngủ, khó nuốt, ngực đầy, hông sườn đầy, rêu lưỡi móng, mạch Hoạt, Huyền, không dùng bài Trấn Can Tứ Phong Thang hợp với Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang bằng Bán Hạ Hậu Phác Thang gia giảm: Bán hạ, Hậu phác, Phục linh, Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Xuyên khung, Bạch truật, Cương tằm, Đởm nam tinh, Thuyền thoái đều 9g, Cam thảo 5g. Châm Cứu: Thái xung, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Tam âm giao. (Tả Thái xung, Hợp cốc (Tứ quan) để sơ Can, giải uất, tứ phong, làm hết run (trấn chiến); Dương lăng tuyền là huyệt hội của gân, để bình Can, chống run; Tam âm giao hoạt huyết, khứ ứ). huyết hư thêm Cách du, Tỳ du. Can Tỳ bất hoà thêm Túc tam lý. Can Vị bất hoà thêm Trung quản. Thận dương hư thêm Quan nguyên. Can Thận âm hư thêm Can du, Thận du. Khớp cứng, ru nhiều thêm Phong trì, Đại chuỳ. Khó co duỗi thêm Đại chuỳ, Thuỷ câu, Thừa tương. Chi trên đau tê thêm Ngoại quan. Chi dưới đau tê thêm Thừa sơn. Các khớp đau thêm Khúc trì, Âm lăng tuyền, A thị huyệt. Đi lại khó khăn thêm Thân mạch, Chiếu hải. Đầu đau thêm Thái dương, Thông thiên. Chóng mặt thêm Bá hội, Phong trì. Dễ tức giận thêm Hồn môn. + Khí Huyết Đều Hư, Khớp Không Được Nuôi Dướng, Kinh Mạch Ứ Trệ: Da mặt xanh xạm, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, sợ lạnh, ngại nói, đầu chi co giật, cứng, tay chân tê, gáy cứng, đi lại khó khăn, phân lỏng, dễ bị phù, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, có vết ứ huyết, mạch Trầm Tế. Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, tức phong, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quy Tỳ Thang, Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, Thiên Ma Câu Đằng Ẩm: Đan sâm, Phục linh, Hoàng kỳ đều 20g, Thục địa, Bạch thược, Ngũ vị tử đều 15g, Câu đằng 12g, Nhân sâm, Bạch truật, Thiên ma, Xuyên khung, Địa long, Toàn yết đều 9g. (Hoàng kỳ, Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí; Ngũ vị tử bổ Tâm, Phế, Thận, cầm tiêu chảy và mồ hôi; Thục địa, Bạch thược dưỡng huyết; Đan sâm, Xuyên khung, Địa long hoạt huyết, thông kinh lạc; Bạch thược, Câu đằng, Thiên ma, Địa long, Toàn yết bình Can, tiềm dương, tức phong, chống run). [...]... Giảm: Tang ký sinh 20g, Thạch quyết minh 15g, Bán hạ, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Trần bì, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Cương tằm, Trúc lịch đều 9g, Cam thảo 6g (Thạch quyết minh, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Cương tằm tứ phong, tiềm dương; Tang ký sinh, Ngưu tất tư dưỡng Can Thận âm để chế dương; Bán hạ, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Trần bì, Hoàng cầm, Trúc lịch thanh nhiệt, hoá đờm, tức phong; Cam . BỆNH HỌC THỰC HÀNH PARKINSON Còn gọi là bệnh Liệt Run, xẩy ra do có những tổn thương thoái hoá ở vài vùng trên não, đưa đến sự thiếu hụt chất sinh học là Dopamin. Bệnh được mô. vào năm 1817, do nhà y học James Parkinson. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, từ 5 0-6 5. Đông y gọi là Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến. Giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại. mặt bóng, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật. Chẩn Đoán Phân Biệt Cần phân biệt với bệnh Run Vô Căn. RUN CỦA BỆNH PARKINSON RUN VÔ CĂN . Đơn phát, phát lẻ tẻ . Gia đình,

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN