Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
185,11 KB
Nội dung
BỆNH HỌC THỰC HÀNH HOÀNG ĐẢN (Jaundice – Ictère) Đại Cương Hoàng đản là một chứng bệnh mà triệäu chứng chủ yếu là da vàng, nước tiểu vàng đậm. Từ xa xưa, sách y học cổ truyền đã nhận thức về chứng bệnh này. Thiên 'Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (Tố Vấn) ghi: “Người bệnh nước tiểu vàng đậm, nằm yên mắt vàng người đau, sắc hơi vàng, lợi răng vàng, móng tay chân vàng là chứng hoàng đản”. Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (Tố Vấn 19): “Bệnh ở Can truyền sang Tỳ, gọi là chứng Tỳ phong, phát bệnh đản”. Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) viết: “Tỳ, kinh mạch túc Thái âm, chủ bệnh Tỳ, sinh ra… hoàng đản”. Điều 187 Thường Hàn Luận viết: “Bệnh thương hàn mạch Phù Hoãn, chân tay ấm là thuộc về Thái âm… cơ thể sẽ phát vàng, nếu tiểu tiện tự lợi thì không thể phát vàng được. Trải qua 7, 8 ngày, đại tiện cứng là chuyển thành Dương minh bệnh”. Điều 236 Thường Hàn Luận viết: “Dương minh bệnh phát sốt, mồ hôi ra, là nhiệt độc đã theo mồ hôi ra ngoài được phần nào, không thể phát bệnh hoàng đản được. Nếu mồ hôi chỉ ra ở đầu, còn từ cổ trở xuống hoàn toàn không có mà tiểu tiện không lợi, khát, thích uống nước, nhiệt độc ứ lại ở phần lý, cơ thể sẽ phát vàng”. Theo y học hiện đại, các bệnh có vàng da. mắt như viêm gan virus, xơ gan, bệnh xoắn khuẩn (Leptospira), viêm túi mật đều có thể biện chứng luận trị theo chứng hoàng đản. Phân Loại Trương Trọng Cảnh căn cứ vào nguyên nhân bệnh chia chứng hoàng đản làm 2 loại do ngoại cảm và do nội nhân. Hoàng đản do ngoại cảm, ông mô tả trong sách 'Thương Hàn Luận’ về chứng thương hàn phát hoàng, còn chứng hoàng đản do nội thương. Sách "Kim Quỹ Yếu Lược " chia làm 4 loại: ‘Cốc đản, tửu đản, nữ lao đản và hoàng đản ". Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ chia hoàng đản làm 20 loại”. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ nêu ra 9 loại bệnh đản và 36 bệnh phát hoàng. Sách 'Vệ Sinh Bảo Giám ' đời Nguyên theo tính chất của chứng bệnh chia làm 2 loại là dương hoàng và âm hoàng. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Phép lớn về phân loại bệnh Hoàng đản, đời xưa có phân ra 5 bệnh đản… Tóm lại: mầu mồ hôi thấm ra áo, vàng như mầu Hoàng bá, gọi là chứng Hoàng hãn. Thân thể, mặt, mắt đều vàng như mầu vàng kim thuộc, nước tiểu vàng, không có mồ hôi, đó là chứng hoàng đản. Ăn uống không điều độ làm tổn thương Tỳ, đó là chứng Cốc đản. Nghiện rượu quá độ khiến cho bị thương về thấp tà, đó là chứng Tửu đản. Sắc dục tổn thương Thận âm gọi là chứng Nữ lao đản. Tuy có nhiều danh từ nhưng không ngoài hai chứng là Dương chứng (Dương Hoàng) và Âm chứng (Âm Hoàng). Dương chứng thuộc loại thực, âm chứng thuộc loại hư. Hư thực không sai là nắm được mấu chốt của việc trị bệnh”. Hiện nay, đa số các sách giao khoa đều theo hai cách phân chia trên. Nguyên Nhân 1. Cảm Thụ Thời Tà Trực Trúng Can Đởm làm cho can mất sơ tiết, đởm dịch tràn ra ngoài ứ đọng tại bì phu sinh vàng da, tràn xuống bàng quang sinh ra nước tiểu vàng, can khí uất nghịch dẫn mật lên mắt gây nên mắt vàng. Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (Tố Vấn 19) viết: “Phong hàn phạm vào người ta… phát bệnh đản”. Sách ‘Ôn Dịch Luận’ viết: “Dịch tà truyền vào phần lý, dẫn nhiệt đến hạ tiêu, tiểu tiện không lợi… thành bệnh đản. Thân minh và mắt vàng như mầu vàng kim loại thuộc”. 2. Ăn Uống Không Vệ Sinh, no đói thất thường hoặc uống rượu vô độ làm tổn thương tỳ vị sinh ra chức năng vận hóa rối loạn, thấp trọc nội sinh, thấp trệ hóa nhiệt, thấp nhiệt nung nấu can đởm, đởm, dịch tràn ra mà phát bệnh. Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 28) viết: “Hoàng đản sở dĩ sinh ra là do trái ngược với bình thường đã lâu”. 3. Tỳ Vị Hư Hàn: Do bệnh lâu ngày, chức năng tỳ vị suy giảm sinh hàn thấp ứ trệ làm tắc đởm lạc nên nước mật tràn ra gây chứng hoàng đản. Chẩn Đoán + Chủ yếu dựa trên mặt, mắt, cơ thể, móng tay chân, răng đều vàng. Nước tiểu thường vàng đậm. . Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ viết: “Mắt vàng là bệnh hoàng đản Nước tiểu vàng đỏ, nằm yên (mỏi mệt chỉ muốn nằm) là bệnh hoàng đản”. . Thiên ‘Luận Tật Chẩn Xích’ (Linh Khu) viết: Cơ thể đau mà mầu hơi vàng, răng vàng bẩn, móng tay mầu vàng là hoàng đản”. + Về mầu sắc: . Dương hoàng thì mầu vàng tươi như mầu quả quít chín hoặc như mầu vị thuốc Hoàng bá. Âm hoàng mầu vàng tối như mầu ám khói. Biện Chứng Luận Trị Biện chứng chứng hoàng đản chủ yếu phân làm 2 loại: Dương hoàng và âm hoàng. Dương hoàng thường thời gian mắc bệnh ngắn, cơ thể khỏe, sắc da vàng tươi, thuộc nhiệt chứng, thực chừng. Âm hoàng thường thời gian mắc bệnh dài, người yếu. sắc da vàng tối (vàng sạm) thuộc hàn chứng, hư chứng. Nhưng dương hoàng và âm hoàng đều có thể chuyển hóa. Chứng dương hoàng mà trị không khỏi, bệnh kéo dài cũng chuyển thành âm hoàng. Chứng âm hoàng nhưng do cảm nhiễm thời tà trở lại, thấp nhiệt uất trệ gây can đởm, mạch lạc không thông lợi mà mật tràn ra phát sinh triệu chứng của dương hoàng. Bệnh chứng có thể lẫn lộn: trong hư có thực, khi biện chứng cần chú ý. + Dương hoàng thuộc loại thực nhiệt không được dùng loại thuốc ôn nhiệt. Âm hoàng thuộc loại hư hàn, cấm dùng loại thuốc hàn lương. + Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Hoàng đản do Tỳ Vị có nhiệt mà sinh ra, xét về nguyên nhân của nó, trước hết phải dùng phép phân lợi sau đó mới dùng phép giải độc”… Và “Bệnh ngũ đản… trước hết chỉ nên thông lợi tiểu tiện, hễ tiểu tiện thông lợi, nước tiểu trong thì chứng hoàng đản sẽ tự khỏi”. + Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Phép trị bệnh hoàng đản giống như phép trị bệnh thấp, nhẹ thì dùng thuốc có tính thẩm lợi, hòa giải, nặng thì phải thông lợi mạnh, hễ thông lợi được thủy độc thì bệnh hoàng đản tự khắc lui”. + Chương ‘Hoàng Đản’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Các loại bệnh hoàng đản, chỉ cần thông lợi tiểu tiện. Nhưng nếu mạch Phù, phải dùng phép hãn giải, nên dùng bài Quế Chi Gia Hoàng Kỳ Thang”. Qua các y văn cổ xưa có thể thấy: Hoàng đản đa số do ảnh hưởng của thấp tà làm cho cơ năng của Tỳ Thận bị trở ngại, vì vậy phép trị phải lấy trừ hoàng, lợi thủy làm chính. Tuy nhiên, còn phải dựa vào chứng trạng, diễn biến bệnh trên lâm sàng mà biện chứng điều trị cho phù hợp. Thí dụ, chứng hoàng đản mà bắt mạch thấy Phù là dấu hiệu bệnh độc còn tập trung ở phần biểu, chính khí có dấu hiệu đang kháng lại tà độc cho nên phải dùng phương pháp hãn giải, tức là dùng bài Quế Chi Gia Hoàng Kỳ Thang để trị. Hoặc nhiều khi gặp hội chứng không đơn thuần, phải biện chứng cho thích hợp. Thí dụ, điều 5 thiên Hoàng đản sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nêu lên trường hợp: “Bệnh tửu đản, không nóng, nói năng như thường, bụng đầy, muốn nôn, mũi khô, mạch Phù. Trước hết dùng phép Thổ. Mạch trầm Huyền, trước hết dùng phép Hạ”… + Điều trị hoàng đản, dùng phép trừ hoàng lợi thủy làm chính. Trừ hoàng lợi thủy là thông lợi thủy độc cho sắc tố mật tiết ra ngoài. Tuy nhiên, nên hiểu theo nghĩa rộng, không nên thu hẹp trong phạm vi thông lợi tiểu tiện mà phải lấy sự khôi phục công năng bài tiết thủy dịch làm chính. Thí dụ: Khi thấy mạch và chứng thuốc biểu, dùng phép phát hãn cho ra mồ hôi để giải, mồ hôi ra thì đởm sắc tố cũng theo ra, đây cũng là một cách trừ hoàng lợi thủy. I- DƯƠNG HOÀNG 1- Thấp nhiệt: Sắc da vàng tươi, người nóng sốt, phiền khát, ngực tức, bụng đầy, ăn kém, nước tiểu vàng đậm. Phép trị chung là thanh nhiệt, lợi thấp. Có thể chia 2 thể khác nhau: a. Thấp Thắng: Sốt không cao hoặc không sốt, miệng nhạt, không khát, đầu nặng, ngực nặng, tiểu ít, tiêu lỏng, thân lưỡi bệu, rêu dày, mạch Hoãn. Điều trị: Lợi thấp làm chính, kèm thanh nhiệt. Dùng Nhân Trần Ngũ Linh Tán gia giảm. (Trong bài, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả có vị ngọt, nhạt để thấm thấp; Bạch truật kiện tỳ, trừ thấp. Nhân trần thanh nhiệt lợi thấp, làm cho bớt vàng da. b- Nhiệât Thắng: Sốt, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đậm, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Sác. Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang gia giảm. (Trong bài, Nhân trần thanh nhiệt, lợi thấp, giảm vàng da; Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt độc, tả hạ. Thêm Xa tiền tử, Trư linh, Trạch tả để lợi thấp). Sốt thêm Trúc nhự, Bán hạ, Gừng tươi, Trần bì. Bụng ngực đầy thêm Chỉ thực, Hậu phác để hành khí, hóa trệ. 2. Nhiệt Độc Thịnh (Cấp Hoàng): Phát bệnh đột ngột, toàn thân vàng tươi, sốt cao, khát nước, bụng ngực đầy tức, hôn mê nói sảng, tiêu có máu hoặc chảy máu mũi hoặc ban chẩn đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác hoặc Tế Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tư âm. Dùng bài: Tê Giác Tán gia vị. (Trong bài, Tê giác để thanh nhiệt giải độc, lương huyết; Hoàng liên, Chi tử thanh nhiệt giải độc; Đại thanh diệp, Thổ phục linh, Bồ công anh thanh nhiệt giải độc. Thêm Nhân trần thanh nhiệt thối hoàng, Sinh địa, Đơn sâm, Huyền sâm, Xích thược để lương huyết tư âm). Trường hợp hôn mê nói sảng, thêm ‘An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ hoặc ‘Chí Bảo Đơn’ (thành phẩm) để thanh tâm, khai khiếu. Châm Cứu + Dương Hoàng: Thanh hóa thấp nhiệt, sơ Can, lợi đởm. Châm tả Chí dương, Dương cương, Kỳ môn, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Thái xung. (Chí dương, Dương cương là huyệt chủ yếu trị hoàng đản; Kỳ môn là mộ huyệt của kinh Can, Dương lăng tuyền là huyệt hợp của kinh Đởm, Thái xung là nguyên huyệt của kinh Can, có tác dụng sơ Can, lợi Đởm. Phối hợp với huyệt hợp của kinh Tỳ là Âm lăng tuyền có tác dụng tăng tác dụng thanh [...]... thấp Bệnh Án Trị Hoàng Đản Do Nhiệt Độc (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Bệnh nhân: Tôn X, nam, 17 tuổi Bệnh sử: Phát bệnh đã 5 ngày, thoạt tiên thấy kém ăn, muốn nôn, nôn mửa; Hai ngày sau xuất hiện Hoàng đản Khi vào viện trong tình trạng nói sảng, cuồng táo, đại tiểu tiện không tự chủ Chẩn đoán: Cấp hoàng (Tây y: Viêm Gan truyền nhiễm thể cấp tính) - Y án: Phát bệnh nhanh...hóa thấp nhiệt Thấp hóa, nhiệt được thanh đi, Can được sơ, Đởm được lợi thì hoàng đản sẽ hết) Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 2- - 30 phút, vê kim 1-2 lần, 10 lần là 1 liệu trình Từ liệu trình thứ hai, mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu) II- ÂM HOÀNG 1- Hàn thấp (Tỳ Dương Hư): Sắc da vàng tối, ăn ít, bụng đầy hoặc có cổ trướng, sợ lạnh, tiêu lỏng,... sinh tố B12 Ngày hôm sau, bệnh yên tĩnh, về chiều thần trí tỉnh táo Sang ngày thứ ba tỉnh táo hoàn toàn Về sau, vẫn dùng đơn cũ bỏ Thần Tê Đơn, Huyền sâm, Hoàng bá Tây y cũng giảm kháng sinh Điều trị như vậy 1 tuần, Hoàng đản giảm, sau ba tuần khỏi hẳn, sang tuần thứ tư làm các xét nghiệm đều âm tính, cho ra viện Nhận xét: Cấp hoàng còn gọi là ôn hoàng, thuộc ôn bệnh thường gặp ở bệnh Gan hoại tử cấp tính... giảm nhiều, bệnh nhân ra viện, sau đó có uống mấy thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn Theo dõi mấy năm chưa thấy tái phát Tham Khảo Sách Kim Quỹ Yếu Lược đề ra các phương pháp điều trị Hoàng đản chi tiết như sau: Dương Hoàng + Sốt, mồ hôi tự ra, sợ gió, mạch Phù Hoãn, Phù Nhược, dùng bài Quế Chi Gia Hoàng Kỳ Thang + Sốt, không mồ hôi, sợ rét, mạch Phù Khẩn dùng Ma Hoàng Thuần Tửu Thang (Độc vị Ma hoàng 20g... Trần Cao Thang gia giảm; Uống được 1 tuần, hết Hoàng đản, các triệu chứng khác cũng khỏi Sau 2 tuần kiểm tra chức năng Gan, cơ bản bình thường Nhận xét: Bệnh án này ngoài có biểu tà trong có thấp nhiệt, thấp và nhiệt uất át ra ngoài biến thành chứng mình vàng thuộc loại Dương hoàng tức như loại Thái dương, Dương minh hợp bệnh trong Thương hàn luận Dùng Ma hoàng, Hạnh nhân để giải biểu tán hàn, tuyên... chia hai giai đoạn, giai đoạn đầu là nhiệt độc ủng thịnh, bệnh ở khí phần, dùng Hoàng Liên Giải Độc Thang phối hợp với Thần Tê Đơn, Chí Bảo Đơn để thanh tâm khai khiếu Bệnh nhân họ Tôn điều trị theo giai đoạn hai Bệnh Án Trị Hoàng Đản Do Tỳ Thận Đều Suy (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Chu X, nam Do tư lự quá độ, mệt nhọc đến Tỳ ; do phòng lao không hạn chế, hao tổn đến Thận,... đình Châm tả, lưu kim 30 phút, 10 phút vê kim một lần Mỗi ngày châm 1-2 lần 30 ngày là một liệu trình Kết quả: khỏi hẳn 102 (91,9%), 9 ca không kết quả Trung bình điều trị 15 - 29 và 25 - 37 ngày (Châm Cứu Trị Liệu Cấp Tính Bệnh Độc Tính Can Viêm 111 Liệt Đích Lâm Sàng Phân Tích, Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1983 (2): 1) Bệnh Án Trị Hoàng Đản Do Phong Hàn + Thấp Nhiệt (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn... phát hiện mặt mắt đều vàng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Sác mà Phù Đây là chứng Hoàng đản biểu tà phong hàn chưa giải, trong lý có thấp nhiệt, dùng Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang để giải bỏ biểu tà ở ngoài và thanh thấp nhiệt ở trong (y học hiện đại chẩn đoán: Viêm Gan truyền nhiễm cấp tính) Cho dùng Ma hoàng 4g, Liên kiều 16g,Tang bạch bì 20g, Xích tiểu đậu 40g, Hạnh nhân 12g, Nhân trần... trần 10g, Bán hạ 8g, Trạch tả 8g, Sao ý dĩ 16g, Thương bì 8g Nhận xét: Bệnh án này thuộc âm hoàng, vừa hàn thấp vừa kèm ứ huyết: Phụ tử dùng chung với Nhân trần nhằm ôn hóa hàn thấp, phối hợp với Phục linh bì, Thương bì, Trần bì, Ý dĩ nhân, Bạch truật để kiện Tỳ lợi thấp Đan sâm dùng chung với Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ Bệnh Án Hoàng Đản Do Đởm Lạc Ứ Trệ (Túi Mật Viêm) (Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương,... huyệt Can, Đởm, Tỳ, Vị, Tam tiêu, Cách, Phúc Mỗi lần chọn 3-5 huyệt Kích thích vừa Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần 10 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) Tham Khảo: Châm huyệt Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Hành gian là các huyệt chính Sốt thêm Ngoại quan, Khúc trì; Thấp trọc thêm Tam âm giao hoặc Âm lăng tuyền Hoàng đản thêm Đởm du, Dương cương Hông sườn đau thêm Kỳ môn, Chi . BỆNH HỌC THỰC HÀNH HOÀNG ĐẢN (Jaundice – Ictère) Đại Cương Hoàng đản là một chứng bệnh mà triệäu chứng chủ yếu là da vàng, nước tiểu vàng đậm. Từ xa xưa, sách y học cổ truyền. loại: ‘Cốc đản, tửu đản, nữ lao đản và hoàng đản ". Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ chia hoàng đản làm 20 loại”. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ nêu ra 9 loại bệnh đản và 36 bệnh phát hoàng. Sách. nhân bệnh chia chứng hoàng đản làm 2 loại do ngoại cảm và do nội nhân. Hoàng đản do ngoại cảm, ông mô tả trong sách 'Thương Hàn Luận’ về chứng thương hàn phát hoàng, còn chứng hoàng đản