DUỢC VỊ - BÁ TỬ NHÂN Tên thuốc: Semen Bitae. Tên khoa học: Thuja orientalis L. Họ Trắc Bá (Cupressaceae) Bộ phận dùng: nhân trong hột quả cây trắc bá. Thứ toàn nhân sắc vỏ vàng đỏ hơi nâu, không lẫn vỏ hột, không thối, không lép, không mốc, không mọt là tốt. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Tỳ. Tác dụng: bổ Tâm Tỳ, nhuận huyết mạnh. Thuốc tư dưỡng cường tráng. Chủ trị: trị hồi hộp, hoảng hốt (an Tâm thần), trị đau khớp xương đau lưng, trị phong thấp, trị ra mồ hôi; ích khí bổ huyết. - Tâm huyết hư biểu hiện như hồi hộp, mất ngủ, trống ngực và lo lắng: dùng Bá tử nhân với Toan táo nhân và Ngũ vị tử. - Mồ hôi trộm do âm hư: dùng Bá tử nhân với Nhân sâm, Mẫu lệ và Ngũ vị tử. - Táo bón do trường vị táo: dùng Bá tử nhân với Hạnh nhân, Úc lý nhân và Đào nhân trong bài Ngũ Nhân Hoàn. Liều dùng: : Ngày dùng 4 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: a) Tẩm rượu một đêm, lấy ra phơi khô, dùng nước cốt Hoàng tinh đổ ngập, đun nhỏ lửa mà nấu thành cao (Lôi Công) b) Lấy hột Trắc bá cho vào chõ đồ chín, phơi khô, giã bỏ vỏ, lấy toàn nhân, sao khô, nghiền nát cho vào thuốc. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng toàn nhân, rửa sạch, phơi khô (thường dùng). Nếu đã để lâu, thì sao qua để bỏ dầu. Muốn tán bột, thì phải tán chung với các vị khác để không dính mà dễ tán. Bảo quản: để nơi khô ráo, trong khạp, hũ có lót và vôi sống; đề phòng mốc, mọt. Chú ý: Không dùng bá tử nhân cho các trường hợp phân lỏng hoặc nhiều nhày. Kiêng ky: Tiêu chảy, ít đờm thì không nên dùng. BẠCH LINH (Phục linh) Tên thuốc: Poria. Tên khoa học: Poria cocos Wolf Họ Nấm Lỗ (Polyporaceae) Bộ phận dùng: loại nấm hình củ tròn. ở đầu hay bên rễ cây thông mọc ra một cái nấm lâu ngày thành cái nấm to. Nấm to như củ nâu, có cái to bằng cái đấu. Vỏ xám đen. thịt trắng, rắn chắc là tốt (lâu năm). Xốp nhẹ là xấu (còn non) Tránh nhầm thứ làm giả bằng bột gạo, khoai mì. Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm. Phế, Thận, Tỳ, Vị. Tác dụng: thuốc lợi thuỷ và cường tráng, nhuận táo, bổ tỳ, ích khíù, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị: vùng ngực khí tức, ho hen, thuỷ thũng. Lâm lậu. Vỏ (phục linh bì): trị phù thũng. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g. Cách bào chế: Theo Trung y: dùng thịt, bỏ lõi gân, giã nát nhỏ cho vào chậu đổ nước và quấy đục lên, thứ nào nổi lên thì vớt đi (uống vào làmnhỏ đồng tử, mờ mắt) (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo Đào Hoằng Cảnh dùng làm hoàn tán thì nấu sôi lên vài dạo, thái nhỏ, phơi khô. Khi dùng tẩm sữa rồi đồ lên mà dùng. Theo kinh nghiệm VN: Ngâm nấm một ngày rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên thái mỏng 2-3 ly, phơi khô hay sấy khô. Khi dùng sắc với thuốc thang. Theo Viện Đông y thì sau khi phơi khô tán bột, khi thuốc thang đã sắc được rồi thì cho vào nước sắc mà uống thì có tác dụng hơn vì Pachymose không tan khi sắc. Vỏ nấm: rửa qua, phơi khô. Bảo quản: để nơi mát, khô ráo, đậy kín, không nên để quá khô, quá nóng vì dễ bị nứt vụn và mất tính chất dính. Ghi chú: Phục thần là một loại với Bạch linh, chỉ khác là nấm này mọc bao quanh rễ, do đó ở giữa có lõi rễ cây thông dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần nhập kinh tâm. Cách bào chế cũng như Bạch linh. Xích linh cũng là một loại với bạch linh nhưng thịt đỏ, do lâu năm mà hóa thành, dùng trị các chứng ngoại cảm. Cách bào chế cũng như Bạch linh. Kiêng ky: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng. . - Tâm huyết hư biểu hiện như hồi hộp, mất ngủ, trống ngực và lo lắng: dùng Bá tử nhân với Toan táo nhân và Ngũ vị tử. - Mồ hôi trộm do âm hư: dùng Bá tử nhân với Nhân sâm, Mẫu lệ và Ngũ vị. Nhân sâm, Mẫu lệ và Ngũ vị tử. - Táo bón do trường vị táo: dùng Bá tử nhân với Hạnh nhân, Úc lý nhân và Đào nhân trong bài Ngũ Nhân Hoàn. Liều dùng: : Ngày dùng 4 - 12g. Cách bào chế: Theo. DUỢC VỊ - BÁ TỬ NHÂN Tên thuốc: Semen Bitae. Tên khoa học: Thuja orientalis L. Họ Trắc Bá (Cupressaceae) Bộ phận dùng: nhân trong hột quả cây trắc bá. Thứ toàn nhân sắc vỏ