DUỢC VỊ - BÁCH HỢP pptx

6 321 2
DUỢC VỊ - BÁCH HỢP pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DUỢC VỊ - BÁCH HỢP Tên thuốc: Bulbus Lili Tên khoa học: Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri WilsHọ Hành Tỏi (Liliaceae)Bộ phận dùng: vẩy, tép của nó (vẫn gọi là củ) dài độ 3 - 4cm, rộng độ 4 - 9 mm, màu trắng ngà, trong sáng. Thứ tép khô, dày, không đen, không mốc mọt, sạch tạp chất, có nhiều chất nhớt, bề ngang trên 1cm là tốt nhất. Thứ bề ngang từ 4 - 9 mm, màu đen là vừa. Không nhầm lẫn với: - Thứ vẩy Tỏi voi (cây Loa kèn đỏ, Amaryllis bellodena Sweet, Họ Thuỷ tiên). Vẩy mỏng, to, không có chất nhớt. Thứ này gây nôn mửa. - Thứ vẩy nghi là vẩy Hải thông (Urginea maritima (L). Baker, Họ Hành tỏi) Thứ này giống vẩy Bách hợp, nhưng nhỏ hơn, ít chất nhớt, nếm hơi cay, uống vào sẽ bị say. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế. Tác dụng: nhuận Phế, chỉ ho, định Tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ Họng, đau bụng (sao qua). Phế âm suy kèm hoả vượng biểu hiện như ho và ho ra máu: Dùng Bách hợp với Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Cố Kim Thang. Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm nhiệt tồn biểu hiện như kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ: Dùng Bách hợp với Tri mẫu, Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Địa Hoàng Thang Liều dùng: Ngày dùng từ 10 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: đào củ về, rửa sạch đất cát, phơi cho hơi se se, tách ra từng vẩy, tép, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua ở quốc doanh dược phẩm về (thứ đã chế biến) để nguyên cả vẩy cho vào thang thuốc. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì tán bột. Thường dùng để sống. Cũng có khi sao qua tuỳ từng trường hợp. Bảo quản: dễ hút ẩm biến sang màu đỏ nâu, hoặc mốc mọt giảm chất lượng. Cần để nơi khô ráo. Không được sấy hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến vị và chất. Kiêng kỵ không dùng trong các trường hợp ho do phong, hàm xâm nhiễm hoặc tiêu chảy do Tỳ Vị bị hàn. BÁCH THẢO SƯƠNG (Nhọ Nồi) Tên khoa học: Pulvis fumicarbonisatus. Bộ phận dùng: muội đen cạo ở đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành. Được muội nồi cạo ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất. Muội nồi đen nhánh không lẫn tạp chất là tốt. Cẩn thận: không nhầm với bồ hóng (ô long vĩ) đen, nâu, không nhánh, không mịn. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Phế. Tác dụng: chỉ huyết, tiêu ích, giải độc. Chủ trị: thổ huyết, nục huyết, băng huyết, bạch đới, tích trệ, tiêu chảy, kiết lỵ, đau yết hầu, lở miệng lưỡi. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: sàng bỏ tạp chất, thuỷ phi, dùng vào thuốc thang, cho vào túi vải mà sắc, dùng làm thuốc hoàn tán thì phối hợp vào các thuốc mà tán bột. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi lấy, chú ý cho sạch sẽ tránh lẫn tạp chất, tán nhỏ, rây mịn. Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín. Kiêng ky: không có ứ trệ kiêng dùng. . DUỢC VỊ - BÁCH HỢP Tên thuốc: Bulbus Lili Tên khoa học: Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri WilsHọ Hành Tỏi (Liliaceae)Bộ phận dùng: vẩy, tép của nó (vẫn gọi là củ) dài độ 3 -. kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ: Dùng Bách hợp với Tri mẫu, Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Địa Hoàng Thang Liều dùng: Ngày dùng từ 10 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: đào củ về,. Phế âm suy kèm hoả vượng biểu hiện như ho và ho ra máu: Dùng Bách hợp với Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Cố Kim Thang. Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20