1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Các giống cà phê pptx

5 245 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 128,83 KB

Nội dung

Các giống cà phê 1. Cà phê vối Robusta (Coffea canephora var. Robusta) Cà phê vối giống Robusta được trồng phổ biến ở các nước Châu Phi, Ấn Độ. Indonesia, Việt Nam v.v Ở nước ta diện tích cà phê vối chiếm hơn 95% diện tích cà phê. Đặc tính của giống này là cây to, khoẻ, lá to, có sức đề kháng được một số loại sâu bệnh hại , cho năng suất cao nhưng phẩm chất nước uống chưa được cho là thơm ngon lắm so với cà phê chè. Do đặc tính thụ phấn chéo bắt buộc nên dạng hình cà phê trong một vườn cà phê vối không đồng nhất nhau, cả về hình dạng và kích cỡ hạt cũng như khả năng cho năng suất của từng cá thể. Ngày nay việc sử dụng các tinh dòng bằng kỹ thuật nhân vô tính như giâm cành, ghép chồi v.v và các hạt lai đa giòng có kiểm soát ở cây cà phê vối nhằm tạo ra các vườn cà phê vối đồng đều về dạng hình, có kích cỡ hạt lớn và đồng đều, cho năng suất cao và kháng được một số loại sâu bệnh hại chính đang là bước tiến quan trọng trong ngành sản xuất cà phê của nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. 2. Cà phê chè (Coffea arabica Liné) Cà phê chè nổi tiếng về hương vị thơm ngon. Cây nhỏ hơn cà phê vối, lá nhỏ, tính chống chịu kém với điều kiện sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Một số giống cà phê chè đã từng được trồng phổ biến ở nước ta là Typica, Bourbon, Caturra amarello. Một số giống được trồng với diện tích không nhiều, mang tính thí nghiệm là Mundo novo, Catuai. Các giống vừa kể trên đều rất mẫn cảm với bệnh rĩ sắt nên việc mở rộng diện tích cà phê chè trước đây rất khó khăn. Hiện nay, giống cà phê chè Catimor có tính kháng cao với bệnh rỉ sắt và hạn chế được sâu đục thân đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng trồng cà phê chè nước ta. Giống này tỏ ra có khả năng thích nghi cao với nhiều vùng sinh thái khác nhau, sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao hơn các giống cũ trước đây. Đến nay diện tích Catimor chiếm hầu hết diện tích cà phê chè ở nước ta, vào khoảng hơn 20.000ha. Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, Catimor có nhược điểm là hương vị nước uống nghiêng về cà phê vối, không thơm dịu bằng các giống cà phê chè truyền thống trước đây. Chương trình chọn lọc, lai tạo giữa giống Catimor với các thực liệu cà phê chè có nguồn gốc Ethiopia nhằm cải thiện chất lượng cà phê đồng thời vẫn giữ được các đặc tính kháng sâu bệnh và thích nghi rộng với môi trường đang được Viện KHKTNLN Tây nguyên tiến hành và bước đầu đã đạt các kết quả khả quan. 3. Cà phê mít (Coffea liberica Bull) Cây cao to,khỏe mạnh. Thân cây có thể cao tới 15 m, lá to, dày rộng. Cây có khả năng chịu nắng hạn rất tốt, không cần tưới nước trong mùa khô, ít thấy bị sâu bệnh phá hại. Phẩm chất nước uống thấp, vị chua, hương vị kém nên ít có giá trị thương mại. Làm cỏ, tủ gốc giữ ẩm cho cà phê Cà phê cần được làm cỏ chăm sóc cẩn thận, nhất là khi cây còn nhỏ. Thường thì cà phê được làm cỏ từ 4-6 lần trong năm vào các năm kiến thiết cơ bản và 3-4 lần vào kỳ kinh doanh. Cỏ được làm trên hàng cà phê, cách mép tán cà phê từ 20 - 30cm. Giữa các hàng cà phê có thể dùng dao phát phát cỏ. Mặc dù biện pháp làm cỏ trắng trên hàng và giữa hàng giúp người lao động quản lý cỏ dại dễ dàng hơn, nhưng ở những nơi trồng trên đất dốc thì biện pháp làm cỏ trắng gây nguy cơ xói mòn mạnh hơn. Đối với các loại cỏ lâu năm khó diệt như cỏ tranh, cỏ gấu có thể dùng thuốc hoá học. Tủ gốc là biện pháp kỹ thuật tốt giúp cây cà phê sinh trưởng khỏe nhờ vào việc giữ gìn được độ ẩm đất trong mùa khô và vật liệu tủ sau khi phân hủy sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây và làm đất tơi xốp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Báu, việc tủ gốc cho các lô cà phê vối trong mùa khô đã làm tăng rõ rệt trọng lượng rễ cà phê trong tầng 0-50cm do vậy cây sinh trưởng khỏe hơn các lô không tủ. Robinson (1963, Willson trích dẫn) đã ghi nhận các tác động có lợi của biện pháp tủ gốc trên các vườn cà phê trồng trên đất latosols. Trong 1 thí nghiệm tại Viện nghiên cứu cà phê năm 1982 trên cà phê vối kiến thiết cơ bản cho thấy với lượng tủ là 10 kg rơm/cây liên tục trong ba năm sẽ làm cà phê sinh trưởng tốt hơn đối chứng và cho năng suất các vụ đầu cao hơn. Tuy tủ là biện pháp tốt nhưng trong thực tế luôn gặp phải trở ngại về thiếu nguồn nguyên liệu tủ, nhất là khi cà phê được trồng trên diện tích rộng. Nguyên liệu tủ gốc thường là cỏ, rác trên lô và các tàn dư thực vật từ ngoài đưa vào như rơm rạ, thân lá bắp, dây lạc, vỏ lạc v.v tùy vật liệu sẳn có ở địa phương. Tủ gốc thường được kết hợp với đợt làm cỏ cuối cùng trong năm trước khi bước vào mùa khô . Các giống cà phê 1. Cà phê vối Robusta (Coffea canephora var. Robusta) Cà phê vối giống Robusta được trồng phổ biến ở các nước Châu Phi, Ấn Độ. Indonesia,. trong ngành sản xuất cà phê của nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. 2. Cà phê chè (Coffea arabica Liné) Cà phê chè nổi tiếng về hương vị thơm ngon. Cây nhỏ hơn cà phê vối, lá nhỏ, tính. tích cà phê chè ở nước ta, vào khoảng hơn 20.000ha. Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, Catimor có nhược điểm là hương vị nước uống nghiêng về cà phê vối, không thơm dịu bằng các giống cà phê chè

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w