Đọc đúng, viết đúng - chuyện của cả nước TT - Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 10-5 có bài “A, bê, xê hay a, bờ, cờ” đáp ứng kịp thời một vấn đề bức xúc của rất đông phụ huynh học sinh tiểu học nước ta hiện nay. Báo đã đăng ý kiến của ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, trả lời khá chi tiết về quy định trong nhà trường. Nhưng xem ra ý kiến của ông vụ trưởng vẫn có những điều cần phải nói thêm. Gánh nặng cho học sinh lớp 1 Bộ quy định “không được phép dạy trước cho các cháu khi chuẩn bị vào lớp 1”, nghĩa là chỉ khi vào lớp 1 các cháu mới được học chữ, học đánh vần và ghép vần. Đọc được rồi các cháu rất thích “biểu diễn” cho ông bà, cha mẹ xem trình độ của mình. Tôi đã giật mình khi cháu nội tôi vớ được tờ báo, lẩm nhẩm rồi đọc rất dõng dạc “ Sở lờ đờ tờ bờ xờ hờ” vì báo nào bây giờ cũng viết tắt “Sở LĐ-TB&XH”! Biết chữa cho cháu thế nào bây giờ khi cháu mới chỉ qua giai đoạn ghép vần và đánh vần? Ông vụ trưởng nói rằng “không có tình trạng quá tải”, nhưng với một cháu học sinh lớp 1 liệu có quá tải không khi vừa ghép vần xong các cháu phải biết đọc ngay là “sở elờ đê tê bê ích xì hát” hoặc “elờ đê tê bê xờ nhẹ hát”? Ngay như trong bài nói trên của báo Tuổi Trẻ cũng viết “Bộ GD-ĐT”, các cháu sẽ đọc là “Bộ gờ dờ đờ tờ” hay “Bộ gi dê đê tê”? Hiện nay trên báo chí, bạn đọc rất thông cảm với các nhà báo nhưng việc viết tắt tên các bộ, các ngành “hơi bị” tràn lan mà có lúc người lớn cũng phải luận mãi mới ra huống chi là trẻ nhỏ! “i ngắn” hay “y dài”? Tôi ngồi gõ máy tính. Một cháu học lớp 3 đứng bên cạnh nhìn những dòng chữ trên máy và thốt lên: “Ông mắc lỗi chính tả rồi!”. Nghe cháu giải thích: “Cô giáo dạy chúng cháu viết “công ty” phải dùng “i ngắn” chứ không được viết “y dài”. “Chiến sĩ, liệt sĩ”, rồi “kỹ thuật, mỹ thuật” cũng thế!”. Tôi không cãi lại vì phải tôn trọng lời cô giáo của cháu, và hôm sau gọi điện thoại hỏi một số giáo viên tiểu học thì đúng là như thế. “Y dài” chỉ được dùng trong những vần phát âm, chẳng hạn như chữ “thúy” thì không thể thay bằng “i ngắn”, hoặc chữ “nguyên” thì không thể viết là “nguiên”. Vậy nếu đúng theo quy định trên thì cả nước ta mắc lỗi chính tả mất rồi! Trên các biển đá xây hoành tráng, gắn chữ mạ đồng vàng chóe, liệu có biển nào viết “công ti” thay vì “công ty”? Rồi các “viện mỹ thuật”, “trường kỹ thuật” nay sẽ phải tháo chữ ra để thay bằng “mĩ thuật” hoặc “kĩ thuật”, liệu có ai làm không? Có một chuyện vui vui cũng về “i ngắn”, “y dài”: tỉnh Yên Bái ở phía Bắc nước ta tất cả trụ sở các cơ quan, đoàn thể đều treo biển là “Yên Bái”. Vậy nhưng ở thành phố Đà Nẵng lại có con phố rất đẹp treo biển “Phố Yên Báy”. Ai đúng, ai sai? Và quan trọng nhất là ai xử chuyện này? Liệu có được viết là “Kủ Chi”? Từ thuở chúng tôi còn cắp sách đi học (mà nay đã quá tuổi “cổ lai hi”), đều đọc và viết là “tỉnh Bắc Cạn”. Nay thì hầu như tất cả sách vở, báo chí đều viết là “tỉnh Bắc Kạn”. Rồi “Kon-tum” chứ không phải là “Con Tum”. Hỏi một số vị có chức trách trong ngành giáo dục, tôi được nghe trả lời: “Đó là tên riêng nên người ta được viết như vậy!”. Nếu thế sẽ có nghĩa là ai muốn viết sao thì viết chăng? Và giả dụ có người viết là “huyện Kủ Chi”, “huyện “Kon Kuông” hay “tỉnh Kao Bằng”, các ban biên tập có sửa lại hay không? Ngôn ngữ, văn tự của một quốc gia nhưng “ai muốn quy định sao cũng được”, mà đáng lẽ những quy định hết sức lớn và quan trọng đó, phải do cơ quan lập pháp cao nhất bàn thảo và quyết định một cách cụ thể. Còn nhớ thuở nào người ta “sáng tác” ra loại “chữ que”: các chữ l, m, n chỉ còn là mấy nét gạch thẳng, và người ta gọi đó là “chữ cải tiến để viết cho nhanh”. Rồi bộ lại cử biết bao nhiêu đoàn đi nước ngoài tham quan, nghiên cứu, tiêu không ít tiền, để về cho các cháu học vần bắt đầu bằng chữ “e”, chứ không phải là “a, b, c ” như thiên hạ (những nước có chữ viết gốc Latin) dùng từ bao nhiêu đời nay. Hỏi nguồn cơn thì được biết rằng đó là “sáng kiến cải tiến của bộ”, chứ các đại biểu Quốc hội không hề biết, và cũng không hề bàn bạc. Vì thế, xin kính trình lên Quốc hội để có những quy định rõ ràng và chính xác nhằm chấm dứt tình trạng đọc, học và viết hết sức lộn xộn như hiện nay. Đây là chuyện của cả nước, chuyện của một quốc gia và chỉ có Quốc hội mới có quyền quy định. NGUYỄN LÊ BÁCH . Quốc hội để có những quy định rõ ràng và chính xác nhằm chấm dứt tình trạng đọc, học và viết hết sức lộn xộn như hiện nay. Đây là chuyện của cả nước, chuyện của một quốc gia và chỉ có Quốc hội. tính. Một cháu học lớp 3 đứng bên cạnh nhìn những dòng chữ trên máy và thốt lên: “Ông mắc lỗi chính tả rồi!”. Nghe cháu giải thích: “Cô giáo dạy chúng cháu viết “công ty” phải dùng “i ngắn”. “nguyên” thì không thể viết là “nguiên”. Vậy nếu đúng theo quy định trên thì cả nước ta mắc lỗi chính tả mất rồi! Trên các biển đá xây hoành tráng, gắn chữ mạ đồng vàng chóe, liệu có biển nào