Cảnh giác với mỹ phẩm làm trắng da Một số chị em thường dùng mỹ phẩm tẩy trắng da tự chế (thường gọi là tắm trắng) và đã gặp tai biến nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mỹ phẩm tẩy trắng da rởm chứa các chất gì? Các hãng chính hiệu thường dùng các loại acid citric, malic, tatric gọi chung là AHA (alphahydroxyacid) nồng độ khoảng 3% hoặc acid glycolic nồng độ 10 – 14%. Ảnh: Inmagine Với các loại acid nhẹ và nồng độ vừa phải thì mỹ phẩm chỉ có tính acid nhẹ ( pH > 3) chỉ có tính lột nông, lột lớp da chết trên mặt da. Nhưng để đạt được mục đích tẩy da “siêu tốc” trên diện rộng những người chế mỹ phẩm rởm đã cải tiến dạng mỹ phẩm tự chế cũ này bằng cách tăng nồng độ các chất hoặc dùng thêm dùng các chất tẩy da mạnh hơn như acid trichloracetic, phenol, hydroquinon. Những chất nói trên không đồng tan với nhau trong dung môi nên được trộn thành một dạng hổ lốn, sền sệt cho khách hàng dùng ngay, nếu mang về nhà trong thời một gian ngắn cũng sẽ bị hỏng. + Aspyrin: Acid salicylic là chất tiêu sừng cực mạnh. Khi chế với nồng độ cao, gọi là “kem nóng” sẽ làm teo lớp sừng (thượng bì da). Khi lớp sừng bị tiêu thì chỉ vài ngày sau đó, lớp da non lộ ra. Lớp da non không được bảo vệ, khi ra nắng chịu ảnh hưởng của tia tử ngoại bị sạm. Vì aspyrin là dẫn chất của salicylic nên có các tính chất giống hệt như acid salicylic. + Acid trichloracetic: Có độ mạnh gấp 3 lần acid glycolic (lấy từ mía). Dung dịch có nồng độ 10 – 20% có tác dụng như dung dịch acid glycolic 70%. Với nồng độ cao, dùng nhiều lần, acid trichloracetic gây lột da ở lớp sâu, làm trắng nhanh, nhưng cũng dễ gây tổn thương da hơn. Sau khi làm trắng có thể bị sạm như dùng aspyrin, ngay khi làm trắng cũng có thể làm bộc lộ các lớp da phía dưới, gây bỏng rát, chảy máu. + Phenol: Phenol thường xâm nhập sâu vào tận lớp võng của tổ chức da, xóa đi các vết nhăn, tạo điều kiện thuận lợi hình thành một lớp collagen dưới da, làm cho da phẳng hơn, căng hơn, có cảm giác trẻ trung hơn. Nhưng phenol rất dễ gây thương tổn da (làm mỏng da, gây nóng rát, ửng đỏ, cháy da, chảy máu). + Hydroquinon: Hydroquinon ngăn chặn tế bào hạt sinh hắc tố melanin làm cho da đỡ bị sạm nhưng khi dùng nồng độ cao, nhiều lần, da sẽ bị mỏng. Từ lâu nhiều nước đã cấm dùng làm mỹ phẩm vì dùng lâu chất này gây ra bệnh bạch cầu. Tuy nhiên do giá rẻ, một số hãng mỹ phẩm vẫn lén lút dùng (không ghi tên lên nhãn) và những người chế mỹ phẩm rởm đã tận dụng giá rẻ này để kiếm lợi. + Corticoid: Các hãng mỹ phẩm chính hiệu dùng corticoid với nồng độ thấp với mục đích ngăn ngừa dị ứng. Nhưng ngay với các mỹ phẩm chính hiệu này, nếu dùng nhiều (bôi dày, nhiều lần, nhiều đợt) cũng có thể gây giảm sức đề kháng da, da dễ bị nhiễm khuẩn, virus, đồng thời bị teo, các miệng tuyến tiết bã nhờn bị bít lại, gây mụn lấm tấm, nặng hơn nữa là bị đen, chùng lại, nhăn nheo. Những người chế mỹ phẩm rởm thường dùng nồng độ cao, nên corticoid làm mỏng da, thấm sâu hơn, gây tai biến ở mức nặng hơn, kể cả tai biến gây ứ nước, suy thận. Tai biến lâu dài, nghiêm trọng khi tẩy trắng da? Tai biến nhẹ nhất là ngứa ngáy khó chịu do tính gây dị ứng của các hóa chất. Dù corticoid có tính chống dị ứng thì dị ứng vẫn xẩy ra, chính bản thân corticoid cũng gây dị ứng. Dị ứng làm da bị ửng đỏ, ban đỏ. Sau khi tẩy, do ra nắng, da bị sạm, nhiều trường hợp bị sạm nặng hơn trước khi tẩy. Một số trường hợp da bị mỏng, tổn thương. Kết hợp tất cả những điều đó sẽ có làn da hoặc sạm đen hoặc ửng đỏ, hoặc loang lổ, gân tay chân lộ rõ thành những đường xanh. Nguy hiểm hơn khi tẩy toàn thân rồi buộc kín hay khi dùng nhiều (bôi dày, nhiều lần trong ngày, nhiều đợt kế tiếp) thì dễ gây ngộ độc nặng. Cháu Nguyễn Ngọc B. 15 tuổi (Châu Thành) dùng mỹ phẩm tẩy trắng da và chỉ sau 6 giờ , da bị phồng rộp tím tái khó thở, co giật, mất tri giác, sáng hôm sau tử vong tại Bệnh viện Sa Đéc (Đồng Tháp). Cần phải biết rằng, việc sản xuất, lưu hành mỹ phẩm có liên quan đến sức khỏe phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về thuốc và mỹ phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, việc chế mỹ phẩm tẩy da rởm cũng như việc mua bán và hành nghề tẩy da hiện nay ở nước ta là khá tùy tiện. Thêm vào đó, người dùng chưa có những kiến thức đầy đủ về da và các sản phẩm làm đẹp da, vừa muốn làm đẹp, vừa thích giá rẻ nên dễ mua nhầm thuốc làm trắng da kém chất lượng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ. Vì vậy, cần tăng cường việc quản lý của các cơ quan chức năng, đi đôi với cảnh giác của người dùng mới có thể tránh được các nguy hiểm này. . Cảnh giác với mỹ phẩm làm trắng da Một số chị em thường dùng mỹ phẩm tẩy trắng da tự chế (thường gọi là tắm trắng) và đã gặp tai biến nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mỹ phẩm tẩy trắng. thành một lớp collagen dưới da, làm cho da phẳng hơn, căng hơn, có cảm giác trẻ trung hơn. Nhưng phenol rất dễ gây thương tổn da (làm mỏng da, gây nóng rát, ửng đỏ, cháy da, chảy máu). + Hydroquinon:. dịch acid glycolic 70%. Với nồng độ cao, dùng nhiều lần, acid trichloracetic gây lột da ở lớp sâu, làm trắng nhanh, nhưng cũng dễ gây tổn thương da hơn. Sau khi làm trắng có thể bị sạm như