Yếu tố X bí ẩn tạo thành công cho doanh nghiệp Hãy quan sát đứa trẻ đang thể hiện đầy cản đảm, chỉ với một chút nguyên tắc thôi, nó sẽ là làm thay đổi cả thế giới. Steve Jobs can đảm thách thức thế giới bằng những sản phẩm chưa có tiền lệ Liệu bạn có đặt cược cả công ty vào chiếc 747 khi còn chưa có máy bay nào được bán? (Boeing) Liệu bạn có đặt cược danh tiếng của công ty vào chiếc điện thoại cầm tay không có bàn phím thực, khi không hề biết thế giới sẽ phản ứng ra sao với sản phẩm đó? (Apple). Liệu bạn có đưa công ty tới đỉnh mạo hiểm với việc biến nó thành một "công viên giải trí", nơi người dân cả nước chỉ đến được bằng đường hàng không, ở thời đại mà đi lại bằng máy bay là ngoại lệ và càng không phải là "quy định" bắt buộc? (Disney) Còn chuyện mở một cửa hiệu thực phẩm không có một sản phẩm tên tuổi với bất cứ hộ gia đình nào? (Whole Foods, chuỗi siêu thị bán thực phẩm tự nhiên và hữu cơ tại Austin, Texas). Liệu bạn có đặt cược toàn bộ tương lai số tiền từ thiện của mình vào lời hứa rằng chính bạn (với số tiền đó) sẽ chấm dứt cảnh đói khát của trẻ em chỉ trong vòng 5 năm? (Share Our Strength, Tổ chức tại Mỹ với mục tiêu "xóa đói" cho trẻ em) Khi nghiên cứu điều gì quyết định thành công, kinh doanh vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, hầu hết các phân tích đều tập trung vào nội dung (content): Chi phí quảng cáo là bao nhiêu, sản phẩm có đặc tính gì, triết lý quản lý của công ty là gì, và vân vân. Còn bối cảnh (context) chỉ được nhắc đến qua loa. Nhưng bối cảnh mới chính là điều cần bàn. Bối cảnh là gì? Đó là khuôn khổ hoạt động ở đó nội dung diễn ra - có người sẽ nói, bối cảnh chính là mục tiêu. Ví dụ, việc thiết kế tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng Apollo là nội dung. Mục tiêu đưa con người lên mặt trăng trong vòng 9 năm là bối cảnh. Bạn sẽ thu được một kết quả hoàn toàn khác từ những kỹ sư thiết kế các con tàu thám hiểm mặt trăng nếu bối cảnh là "một ngày nào đó bạn có thể lên mặt trăng" so với bối cảnh "chúng ta sẽ lên mặt trăng trong 9 năm". Nội dung được quyết định bởi bối cảnh. Nếu một công ty có nhân tố X - điều kỳ diệu khó diễn tả tạo ra một khối thống nhất lớn hơn tổng cộng các thành tố trong nó. Đó không phải vì nội dung. Mà đó là do bối cảnh. Bối cảnh được quyết định bởi nguyên tắc. Trong ví dụ con tàu Apollo, nguyên tắc là phải dám thử những điều vượt quá tiềm năng con người - làm được những điều không thể. Kennedy nói, "Chúng ta lựa chọn đi đến mặt trăng, và làm những việc khác nữa, không phải vì những việc đó dễ dàng, mà vì chúng rất gian nan". Dù vậy, thường thì nguyên tắc chủ chốt trong các tổ chức được tạo ra một cách tình cờ, và bị chi phối bởi sự sợ hãi. Đây là một số điều như vậy: - Khả năng sinh lời trong ngắn hạn - Khả năng sinh lời trong dài hạn - Tạo hình ảnh tốt với giới truyền thông nhằm thu hút các nhà hảo tâm - Làm sao để ba mẹ yêu quý mình - Không làm những gì có thể khiến chúng ta trông tồi tệ - Tối đa hóa cái lợi cá nhân - Không để mất việc Những nguyên tắc thực sự truyền cảm hứng có nền tảng ở khả năng đi đến một ngày tốt đẹp hơn, kỳ diệu và phi thường. Ví dụ: - Martin Luther King: "Tôi có một ước mơ, bốn đứa con nhỏ của tôi một ngày nào đó sẽ sống trong một đất nước nơi chúng sẽ không bị phán xét vì màu da mà vì phẩm chất, tư cách con người chúng". - Steve Jobs: "Tôi muốn hét lên thật lớn giữa vũ trụ". - Walt Disney đặt tham vọng vào nhà thiết kế các nhân vật hoạt hình Herb Ryman: "Herbie, tôi chỉ muốn nó trông không giống bất cứ thứ gì trên thế giới này". - Nhà tạo mẫu thời trang Giorgio Armani: "Tôi tin quần áo của tôi có thể đem đến cho người ta hình ảnh tốt hơn về chính họ - điều có thể làm tăng cảm giác tự tin và hạnh phúc của họ. Đổi lại, nguyên tắc lại thể hiện ra trong cuộc sống bằng sự dũng cảm. Vì thế câu hỏi tiếp theo là, liệu có ai đứng mũi chịu sào đủ can đảm để bám lấy một nguyên tắc dựa trên cảm hứng, ngay cả khi mọi người đang nỗ lực hết mình để tập trung tổ chức vào một điều gì đó dễ định lượng trực tiếp hơn? Có ai dám giữ trọn niềm tin vào điều phi thường khi mọi người khác đều bị bó buộc bởi sự sợ hãi? Và có ai quan tâm về nguyên tắc hơn bất cứ thứ gì? Chuyện kể rằng Einstein đã để lại một câu khẩu hiệu ở văn phòng tại Princeton, "không phải mọi thứ đếm được đều có thể đếm được, và không phải mọi thứ có thể đếm được đều là thứ đếm được". Các doanh nghiệp chúng ta quý trọng đều bám chặt một nguyên tắc cảm hứng và họ luôn hành động một cách can đảm nhằm theo đuổi cũng như bảo vệ nguyên tắc đó, ngay cả phải đánh đổi bằng danh tiếng, tương lai cá nhân và cả doanh nghiệp. Kết quả dài hạn của sự quyết tâm đó không dễ gì đếm được trong ngắn hạn. Và ở đây tồn tại một nghịch lý. Trước đây, người ta cho rằng các nhà lãnh đạo nguyên tắc không làm việc vì tiền. Còn hiện nay, họ có làm việc vì tiền nhưng tiền không phải là thứ chi phối họ. Kết quả của sự tách biệt đó là, họ thu hút được tiền, khách hàng, và thành công. Tại trường kinh doanh, chúng tôi dạy tài chính, marketing, quan hệ công chúng, và quản trị. Chúng ta sẽ làm gì để dạy người khác về về sức mạnh của nguyên tắc cảm hứng và sức mạnh của việc kiên định với nó, dù chuyện gì xảy ra. Chúng ta sẽ làm gì để dạy cho họ hiểu ý nghĩa của sự can đảm? Làm thế nào để trở nên can đảm? Làm thế nào để có nền tảng kiến thức giúp họ nhận biết được khi nào họ cảm thấy yếu đuối? Hãy quan sát đứa trẻ đang thể hiện đầy cản đảm, chỉ với một chút nguyên tắc thôi, nó sẽ là người làm thay đổi cả thế giới. . Yếu tố X bí ẩn tạo thành công cho doanh nghiệp Hãy quan sát đứa trẻ đang thể hiện đầy cản đảm, chỉ với một chút nguyên. dung được quyết định bởi bối cảnh. Nếu một công ty có nhân tố X - điều kỳ diệu khó diễn tả tạo ra một khối thống nhất lớn hơn tổng cộng các thành tố trong nó. Đó không phải vì nội dung. Mà. năm? (Share Our Strength, Tổ chức tại Mỹ với mục tiêu " ;x a đói" cho trẻ em) Khi nghiên cứu điều gì quyết định thành công, kinh doanh vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, hầu hết các