Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất Câu 1. Tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng không tốt cho cơ thể? Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt cho cơ thể? Hướng dẫn trả lời Câu 2. Tại sao nói “ATP là đồng tiền năng lượng” của tế bào? Hướng dẫn trả lời Câu 3. Trình bày khái niệm năng lượng, trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Hướng dẫn trả lời Câu 4. Trình bày khái niệm chuyển hóa vật chất? Hướng dẫn trả lời Câu 5. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính nào? Hướng dẫn trả lời Câu 6. Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này? Hướng dẫn trả lời Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Đường và chất béo là những thực phẩm giàu năng lượng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà năng lượng không được sử dụng sẽ dẫn đến bệnh béo phì, bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác có liên quan. – Nếu chất đường và chất béo cung cấp nguồn năng lượng chính thì chất đạm (prôtêin) lại là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào và cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể nào thiếu nguồn thực phẩm prôtêin. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu prôtêin (thịt, trứng, cá ) cũng sẽ không tốt cho cơ thể, prôtêin vào cơ thể được phân giải thành các axit amin, khi các axit amin bị phân giải trong gan sẽ tạo ra urê là chất độc với cơ thể. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hàng ngày như tiền tệ, cụ thể nó cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ ). – ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng… Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước… – Các dạng năng lượng chính trong tế bào: + Thế năng : Thế năng là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng, dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (năng lượng các liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở hai bên màng…). + Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. + Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể. + Hoá năng: năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học, đặc biệt là ATP. – Khi gặp các điều kiện nhất định, năng lượng tiềm ẩn chuyển sang trạng thái động năng có liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất (các ion, phân tử ) và tạo ra công tương ứng. Các dạng năng lượng có thể chuyển hoá tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt năng. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. – Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (quá trình đồng hóa) và phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (quá trình dị hóa). Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính như: – Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào (tổng hợp prôtêin ). – Vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng). – Sinh công cơ học (co cơ ). Câu 6. Hướng dẫn trả lời: – Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 672x137. – Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình vừa mâu thẫn vừa thống nhất (thể hiện trong quá trình chuyển hóa vật chất), sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại. . ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. – Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (quá trình đồng hóa) và. năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước… – Các dạng năng lượng. Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất Câu 1. Tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng không tốt cho cơ thể? Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không