Phòng chống loãng xương theo phương pháp mới Loãng xương làm tăng mối nguy đối với sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên. Đáng lo hơn nữa là chi phí điều trị loãng xương lớn nhưng hiệu quả chữa bệnh không cao. Tin mới trên VNN: Loãng xương và các biến chứng Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa làm tổn thương sức mạnh của xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương như tuổi tác, mãn kinh, thiếu hụt estrogen, mất cân bằng tạo xương, rối loạn nội tiết, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sự tạo xương như hormone tuyến giáp, corticosteroid… Chủ yếu mất chất khoáng ở xương xốp (xương bè), xương đặc. Đối tượng có nguy cơ cao là những người cao tuổi cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Theo số liệu của Tổ chức chống loãng xương trên thế giới (IOF), cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị loãng xương. Ở nam giới, tỉ lệ này là 1/5. Riêng ở Việt Nam, theo một nghiên cứu mới đây thực hiện tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, từ sự hợp tác giữa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân 115 và Viện Garvan Australia cho thấy tần suất của bệnh loãng xương ở phụ nữ là 28,6% và ở nam giới là 10,4%. Loãng xương thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi xảy ra các biến chứng như gãy xương cột sống, gãy đầu dưới xương quay, gãy khớp háng, gù, giảm chiều cao, đau lưng… thì bệnh mới được phát hiện. Biến chứng của loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quị với tỷ lệ tử vong 20% và đến 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Điều trị gãy xương do loãng xương rất khó khăn và phức tạp. Tùy theo vị trí xương, loại xương bị gãy mà điều trị. Đặc biệt, các xương lớn như cổ xương đùi bị gãy thì việc điều trị trở nên vô cùng khó, mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kém. Có thể nói, biến chứng của loãng xương tác động tới không chỉ sức khỏe của người bệnh mà còn cả những người thân của họ nữa. Xây dựng hệ xương vững chắc Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Nhân dân 115 cho rằng, ngay từ lúc trẻ, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương. Bởi vì, nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Khi về già cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương. Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều can-xi (tôm, cá, trứng, sữa…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá, cà phê, rượu cũng là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương. . Phòng chống loãng xương theo phương pháp mới Loãng xương làm tăng mối nguy đối với sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên. Đáng lo hơn nữa là chi phí điều trị loãng xương lớn nhưng. bệnh không cao. Tin mới trên VNN: Loãng xương và các biến chứng Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa làm tổn thương sức mạnh của xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Có. chất khoáng ở xương xốp (xương bè), xương đặc. Đối tượng có nguy cơ cao là những người cao tuổi cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Theo số liệu của Tổ chức chống loãng xương trên thế