1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

4 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI Nguyễn Hoành Xanh * Nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của toàn cầu hóa và hội nhập. Điều này đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Điểm mấu chốt ở đây là, chúng ta phải nhìn thấy đúng vị trí cùng với những lợi thế so sánh vốn có của mình để từ đó có thể tận dụng được mọi cơ hội, đồng thời dám đối mặt và vượt qua mọi thách thức để đưa đất nước lên một tầm cao mới, một vị thế mới trong bối cảnh tình hình đời sống chính trị quốc tế có những thay đổi mới. "Trời sắp mở vận trung hưng". Câu nói đó được khắc trên tấm bia Chiêu Lăng của vua Lê Thánh Tông (sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông được gắn liền với một trong những giai đoạn hưng thịnh nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam), rất phù hợp với vận hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng của khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, khu vực được các nhà phân tích chính trị quốc tế nhận định sẽ là trung tâm của văn minh nhân loại trong thiên niên kỷ thứ III, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vận hội đó lại đến với một dân tộc có truyền thống anh hùng, thông minh, lao động cần cù và sáng tạo. Đã có một thời trong quá khứ, Việt Nam (lúc đó là nước Đại Việt) là một quốc gia hùng cường và có một vai trò đáng kể trong khu vực (trong thế kỷ XIII, Đại Việt đã 3 lần đập tan đội quân xâm lược của đế quốc Nguyên Mông). Song nhìn lại, vào thời điểm hiện nay, nước ta vẫn là quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP vẫn vào loại thấp của thế giới; các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục đang có xu hướng tụt hậu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trước yêu cầu khách quan của tiến trình hội nhập, thực tế đó khiến chúng ta phải suy ngẫm và phấn đấu làm thế nào để trung hưng dân tộc, vì rằng một khi bỏ lỡ một vận hội mới sẽ làm chậm nhiều bước tiến của dân tộc. Thiết nghĩ, để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay thì khâu đột phá phải là lĩnh vực giáo dục, và trọng dụng nhân tài, vì đó là cái nền, cái chủ thể, cái động lực và là mục tiêu tối cao của mọi sự phát triển. Tiến trình cải cách giáo dục Việt Nam đã diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XX, nhưng chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc đưa ra các chương trình hành động và biện pháp thực hiện; các chính sách về giáo dục thường không nhất quán, thiếu tính thuyết phục, gây lo lắng, bức xúc cho toàn xã hội, nhất là việc biên soạn sách giáo khoa. Sách giáo khoa vẫn thường được coi là cái nền trí tuệ để đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Vì trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, tương thích với nó phải là nguồn nhân lực có trình độ phù hợp. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được sự chuẩn hóa sách giáo khoa từ các cấp phổ thông cho đến bậc giáo dục chuyên nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Xét trên một phương diện khác, điều đó làm lãng phí các nguồn lực xã hội, vì để hoàn thiện chương trình sách giáo khoa, chúng ta phải vay hàng trăm triệu USD từ Ngân hàng thế giới. Quy trình giảng dạy từ bậc phổ thông cho đến đại học vẫn mang tính áp đặt, nặng về truyền đạt kiến thức của giáo viên, mà thiếu sự khai mở, suy tưởng của học sinh. Hằng đêm, vẫn thường nghe học trò các cấp học các bài thuộc lòng theo kiểu "tụng kinh, gõ mõ", các sinh viên đại học sau các buổi lên lớp ở giảng đường thường chỉ nhận được bản sao giáo án của các giáo viên. Vì vậy, về cơ bản, phương pháp giáo dục hiện nay của chúng ta, như một số nhà giáo dục nhận định, cơ bản vẫn là: thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi. Hệ quả là học sinh, sinh viên các cấp hết sức thụ động, thiếu hẳn sự sáng tạo trong tư duy. Số rất ít ỏi những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế và trong nước không phản ánh đúng trình độ và năng lực tư duy của số đông học sinh, sinh viên. Ấy là chưa nói đến việc dư luận xã hội đều nhận định, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên bây giờ kém hẳn các bậc cha, anh trước đây?! Vì thế, sau một thời gian dài cải cách (bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước), chất lượng giáo dục của chúng ta không mấy khả quan, tuy vẫn đạt được một số kết quả nhất định như: làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; từng bước cải tiến công tác thi cử. Nhìn chung, những kết quả mà chúng ta đạt được nhiều khi chỉ mang nặng tính hình thức, thiên về các chỉ tiêu số lượng, nhất là các chỉ tiêu về đào tạo. Các con số tốt nghiệp các cấp học phổ thông thường đạt xấp xỉ 90%, nhưng về chất lượng thì cần phải xem lại vì qua kỳ thi đại học, cao đẳng năm học 2003 - 2004 vừa rồi, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ kiểm tra những kiến thức căn bản sát với chương trình giảng dạy, thế mà có đến khoảng 86% thí sinh có điểm bình quân 3 môn thi dưới mức trung bình. Tình hình đào tạo ở trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) cũng không khả quan hơn, đặc biệt là loại hình đào tạo tiến sĩ. Số lượng tiến sĩ ngày càng tăng nhưng dường như có sự tương quan tỷ lệ nghịch giữa chất lượng và số lượng. Đối với nhiều nước, có bằng tiến sĩ cũng có nghĩa là khởi đầu của sự nghiệp nghiên cứu. Còn ở nước ta khi có bằng tiến sĩ nhiều người tự mãn, xem đấy là đỉnh cao của sự nghiệp nghiên cứu khoa học, không cần phấn đấu nữa. Chưa tính đến các tiến sĩ "dởm", vì tính háo danh, háo lợi, dùng tiền bạc để "mua danh" với bất cứ giá nào. Cái đích mà sự nghiệp giáo dục hướng tới phải là thực học chứ không phải chỉ có bằng cấp đơn thuần, chạy theo hư danh, phù phiếm, mà phải là nâng cao trình độ dân trí trên bình diện tổng thể, đặc biệt là việc nâng cao ý thức công dân và trách nhiệm của họ đối với xã hội - yếu tố quyết định sự thành công của đất nước trong thời kỳ mở cửa, thời kỳ của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin. Vì vậy, để sự nghiệp giáo dục nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển mới, thiết tưởng cần có một chiến lược phù hợp về giáo dục, phải có sự tham gia, hỗ trợ của tất cả các ngành, các cấp, tranh thủ được ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn hóa và những người có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Nhìn lại, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với điều kiện rất thiếu thốn về vật chất, nhưng sự nghiệp giáo dục Việt Nam vẫn phát triển và là một điểm son chói lọi trong lịch sử giáo dục nước nhà. Chính vào thời kỳ đó, chúng ta đã có một thế hệ thầy giáo đầy tài năng và tâm huyết, vượt qua muôn vàn gian khó trong điều kiện kháng chiến, tận tâm, tận lực để hoàn thành sứ mệnh cao cả là "trồng người" cho tương lai. Chúng ta cũng đều biết, hầu hết các nhà khoa học hàng đầu của đất nước hiện nay đều trưởng thành từ mái trường kháng chiến. Thế có nghĩa là, muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi, bao hàm cả đức lẫn tài. Thiết nghĩ, trong giáo dục hiện đại cũng phải chú trọng tới các đức "Nhân", "Trí", "Dũng" của nền giáo dục truyền thống mà trong đó đức "Nhân" được đặt lên hàng đầu. Chính dựa trên cái cơ sở căn bản đó, nền giáo dục truyền thống đã tạo nên một tầng lớp sĩ phu uy tín, tài năng và đức độ, những nhà nho như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu. Sự nghiệp và công lao của họ đã gắn liền với sử sách của dân tộc. Trong thời hiện đại cũng vậy, vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, những học giả đóng góp nhiều cho nền quốc học cũng đều xuất thân từ các nhà nho: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Dương Quảng Hàm Trong quá khứ, Việt Nam là nơi hợp lưu của hai nền văn hóa lớn của châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ, được xem là xứ sở của tam giáo đồng nguyên (đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật). Điều đó chứng tỏ sự dung hòa của nền văn hóa và con người Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế mới, với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Việt Nam đã và đang trở thành nơi giao lưu và giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây, các giá trị minh triết phương Đông và tư duy lô-gíc phương Tây được kết hợp với nhau, trong đó hàm chứa các yếu tố cả truyền thống lẫn hiện đại, khoa học với nghệ thuật, trực giác với duy lý, tính phổ quát với tính đặc thù. Theo đó, sự kết nối giữa các nhà giáo dục trong nước và các nhà hoạt động giáo dục là Việt kiều, người nước ngoài để tìm ra sự dung hợp mới cho nền giáo dục Việt Nam là điều nên làm. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay mà Đảng ta đề ra tại Hội nghị Trung ương bảy (khóa IX) là động lực để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo; để chúng ta kết hợp được sức mạnh nội lực và các yếu tố ngoại lực, nâng vị thế đất nước lên tầm cao mới trong tiến trình hội nhập. Thích ứng với thời đại mà khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão thì tự học, tự đào tạo được xem như là nhu cầu tự thân. Đó là tiền đề để thực hiện "xã hội học tập", mà ở đó mọi người phải học tập suốt đời và học tập lẫn nhau thì mới theo kịp sự biến đổi mau lẹ của thời đại. Trong thời đại hiện nay, những thành tựu khoa học mà nhân loại đạt được ngày càng khổng lồ từ thế giới vi mô cho đến thế giới vĩ mô. Cho nên, một người có thể làm thầy ở lĩnh vực này song lại có thể làm trò ở lĩnh vực khác. Điều đó là hoàn toàn bình thường và không hề làm mất đi truyền thống "tôn sư trọng đạo" trong đạo lý của dân tộc. Sự nghiệp giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu không chỉ ở quan điểm lý luận, nhận thức mà phải được thực hiện trên bình diện thực tiễn. Theo đó, việc đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên hàng đầu. Trong thực tế, sự đầu tư cho hoạt động giáo dục còn quá khiêm tốn. Một số nhà quản lý giáo dục đã lên tiếng rằng, vốn đầu tư cho một công trình trọng điểm cấp quốc gia chỉ tương đương với số tiền làm vài km đường quốc lộ. Cũng nên thấm nhuần hơn nữa nhận thức, đầu tư cho kinh tế mới chỉ đạt được "lợi ích mười năm", còn đầu tư cho giáo dục đạt được "lợi ích trăm năm". Cũng cần học hỏi thêm kinh nghiệm những nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp cũng là những nước đứng đầu thế giới về đầu tư cho giáo dục. Theo đó, đầu tư cho giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu, phải được biểu hiện cụ thể bằng các nghị quyết của Quốc hội. Làm được như vậy, lĩnh vực giáo dục mới thực sự là khâu đột phá, mới tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, từ đó mới khơi nguồn sự phát triển. Cần trân trọng và tôn vinh các bậc hiền tài của đất nước Lê Quý Đôn từng nói "phi trí bất hưng". Nhìn lại từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, lịch sử các nền văn hóa lớn của nhân loại đều gắn liền với tên tuổi của những trí thức lỗi lạc. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc "kháng chiến, kiến quốc" thành công có phần đóng góp to lớn của các trí thức lỗi lạc thời đó, mà tiêu biểu là các giáo sư: Trần Đại Nghĩa, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng Ngày xưa, để cần người tài ra giúp nước, các vị minh quân đã có "chiếu cầu hiền" (điển hình nhất là vua Quang Trung đích thân nhiều lần mời La Sơn Phu tử - Nguyễn Thiếp tham chính. Điều đó cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của các bậc hiền tài đối với vận mệnh của đất nước. Như phần trên đã đề cập, trong Chính phủ đầu tiên của chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa có sự tham gia của nhiều trí thức lỗi lạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc quy tụ nhân tài, nhất là trong bối cảnh sự nghiệp cách mạng đang ở giai đoạn "ngàn cân treo sợi tóc". Đó là những điều đáng để chúng ta suy ngẫm và có những quyết sách trọng dụng nhân tài. Hiện nay, nhân tài của chúng ta không thiếu, kể cả số trí thức Việt kiều ở nước ngoài có tâm huyết với quê hương. Nhưng, tiếng nói của họ chưa được lưu tâm, chúng ta chưa có thái độ thực sự "cầu thị" và "trọng thị" với các nhà khoa học; chính sách đãi ngộ chưa được thỏa đáng, nhiều điều còn bất cập. Vấn đề đặt ra ở đây là, các nhà chính trị, các nhà quản lý cao cấp phải có nhãn quan sâu rộng, nắm bắt được chiều hướng phát triển của lịch sử, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với lịch sử, từ đó vận dụng nhuần nhuyễn nó trong hoạt động thực tiễn. Trong dòng chảy liên tục của lịch sử thì ở các thời điểm bước ngoặt, vai trò của cá nhân đôi khi có tính quyết định đến sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc luận bàn về hiền tài, vai trò của hiền tài đối với quốc gia, dân tộc cũng không phải là vấn đề mới mẻ. Thân Nhân Trung - tiến sĩ thời Lê - từng nói: " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì nước thịnh và mạnh. Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Cho nên, các bậc thánh đế minh vương không ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước". Khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập quốc tế thì các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn hóa có vai trò hết sức quan trọng. Họ là những cánh chim đầu đàn dự báo và hiện thực hóa những xu hướng mới của sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng cả về vật chất và tinh thần đối với nhân tài của đất nước. Những tài năng thực sự cũng thường không đòi hỏi gì nhiều, ngoài những đòi hỏi có ích cho nước, cho dân. Các bậc hiền tài thực sự của đất nước cần được trân trọng và tôn vinh, là niềm tự hào của dân tộc. Vấn đề là, cần xác định ai là những hiền tài, nhân tài của đất nước? Họ là những nhà khoa học đầu ngành về tất cả các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, những nhà hoạt động văn hóa có tâm huyết; đức độ, tài năng và uy tín của họ đã được kiểm chứng trong hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hơn thế, nhiều công trình khoa học, tên tuổi và sự nghiệp của họ được thế giới biết đến, họ thực sự là tinh hoa của dân tộc, tên tuổi của họ xứng đáng được ghi vào bia ghi công ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chiến lược phát triển giáo dục và chính sách trọng dụng nhân tài chỉ là hai mặt của một tiến trình, có mối quan hệ nhân quả. Một nền giáo dục lành mạnh phát triển đúng hướng và thực học sẽ đào tạo nên những người thực tài, các bậc hiền tài. Đây là yếu tố góp phần quyết định vào sự hưng thịnh và trường tồn của dân tộc. * ThS, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh . duy của số đông học sinh, sinh viên. Ấy là chưa nói đến việc dư luận xã hội đều nhận định, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên bây giờ kém hẳn các bậc cha, anh trước đây?!. rất phù hợp với vận hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng của khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, khu vực được các nhà phân tích chính trị quốc tế nhận. trình hành động và biện pháp thực hiện; các chính sách về giáo dục thường không nhất quán, thiếu tính thuyết phục, gây lo lắng, bức xúc cho toàn xã hội, nhất là việc biên soạn sách giáo khoa.

Ngày đăng: 09/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w