dinh dưỡng trẻ sơ sinh ppsx

21 359 1
dinh dưỡng trẻ sơ sinh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÓM 7: DINH DƯỠNG CHO TRẺ SƠ SINH GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Lớp: 50CBTS HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ TRẦN THIỆN KHIÊM(nhóm trưởng) 50130678 A NGUYỄN THỊ HƯƠNG 50130495 A LƯU THỊ LIÊN 50130779 A BÙI THỊ HỌC 50130628 A Nhận xét: các thành viên trong nhóm 7 đều làm 1 khối công việc ngang nhau, mỗi coong việc là riêng cho mỗi thành viên. Trong những năm đầu đời trẻ cần dược quan tâm chăm sóc và phát triển toàn diện. Dinh dưỡng cho trẻ là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.Trong sáu tháng đầu trẻ chỉ hoàn toàn bú sữa mẹ, sáu tháng tiếp theo do sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vì vậy cần cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài thông qua nguồn thúc ăn.Vậy cho trẻ bú sữa và ăn dặm trong 12 tháng đầu đời như thế nào là hợp lý? Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể chất? Đề tài của chúng em giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. A. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Dinh dưỡng học? Dinh dưỡng là: bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa thức ăn với cơ thể, đó là quá trình cơ thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển bình thường của các mô và cơ quan, và để sinh năng lượng, cũng như các phản ứng của cơ thể đối với ăn uống, sự thay đổi của khẩu phần và các yếu tố khác có ý nghĩa bệnh lý. - Thực phẩm được cấu tạo chủ yếu từ sáu loại chất dinh dưỡng chủ yếu là đường (cacbonhydrat), protein (tinh bột), lipid (chất béo), chất khoáng, vitamin và nước. Các chất dinh dưỡng này sau một tiến trình biến đổi trong cơ thể sẽ được hữu dụng hóa trong việc xây dựng tế bào hoặc bồi bổ các mô hoặc đóng vai trò điều tiết các hoạt động của cơ thể. -Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho một cơ thể là rất quan trọng. Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh một cách tốt nhất thì cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng và cần quan tâm. 2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ sơ sinh hiện nay? Về mặt dinh dưỡng, trên thế giới chia làm 2 thái cực: + Thừa ăn + Thiếu ăn 192 triệu trẻ em suy dinh dưỡng protein năng lượng. 40 triệu trẻ em bị thiếu VTM A 2 tỉ người bị thiếu sắt gây thiếu máu 1 tỉ người bị thiếu iod Trẻ sơ sinh bị thiếu cân: trong đó 6% ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển là 19%. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em liên quan đến suy dinh dưỡng là: + 2% ở các nước phát triển + 20% ở các nước kém phát triển + 12% ở các nước đang phát triển 50% trẻ em dưới 5 tuổi chết do thiếu ăn. Ở Việt Nam: + Năm 2005: 25% trẻ em suy dinh dưỡng + Hiện nay: 15% suy dinh dưỡng, chủ yếu tập trung ở nông thôn. + Hiện nay: 15% suy dinh dưỡng, chủ yếu tập trung ở nông thôn. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở nước ta hiện nay: Hiện nay nhờ sự phát triển của các kênh truyền thông mà các bà mẹ đã tiếp cận nhiều hơn với những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,trong đó có thông tin về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.Tuy nhiên,theo số liệu cuộc điều tra dinh dưỡng Quốc gia năm 2009,trong số 43% phụ nữ Việt Nam hiểu rõ sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ có 10% trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tỷ lệ này khá thấp so với các nước trong khu vực châu Á. NDĐT- Nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ mới nhất cho thấy, chỉ 55% trẻ sơ sinh sau khi chào đời được bú sữa mẹ trong vòng một tiếng đầu sau sinh. Tỷ lệ này ở miền núi cao hơn nhiều (70%) so với các đô thị (30 %). Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) công bố trong buổi họp báo về Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 8 hằng năm, từ ngày 1 đến 7-8-2010, do Bộ Y tế, cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam và tổ chức Alive & Thrive thực hiện . Nguyên nhân chính dẫn tới việc trì hoãn cho trẻ bú sớm là do quan niệm sai lầm sữa mẹ chưa về, do mổ đẻ, mẹ không được nằm cùng con sau khi sinh, dựa vào sữa bột công thức và tác động quảng cáo quá mức của các công ty sữa tại thị trường trong nước Ngoài ra, các bà mẹ tại khu vực thành thị còn có quan niệm như ít cho bú để giữ dáng vóc sau sinh, tập cho trẻ bú bình để có thể đi làm sau bốn tháng nghỉ thai sản B. NỘI DUNG I. Sữa mẹ 1. Định nghĩa sữa mẹ: Theo y học cổ truyền cho rằng sữa là tinh của huyết,dòng sữa mẹ chính là một phần cơ thể người mẹ. Theo y học hiện đại, sữa mẹ là một dạng “mô sống ở thể lỏng” tương tự như máu, với khoảng 4000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, một tập hợp phong phú các yếu tố hóa sinh ở dạng đang hoạt động, một số lượng lớn các hormon và yếu tố tăng trưởng. Thành phần hóa học của sữa 2. Vai trò của sữa mẹ: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Sữa non 3 ngày đầu có thể xổ hết phân thai (cứt xu). Vì thế sữa non có tác dung dẫn chất thải, chất thải ở đây là: chất nước ối mà thai nhi nuốt vào tích trong đường ruột, chất này chứa bilirubin do hồng cầu phân giải, nếu không thải hết chất này ra thì tràng đạo sẽ hấp thụ nhập về máu làm tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nồng độ bilirubin nếu lên đến 2mg sẽ mất chứng hoàng đản, nồng độ cao nhất có thể tới 1,2mg. Trẻ đẻ non có thể lên tới 1,5mg. Nếu tiếp tục hấp thụ chất này vào tế bào não, tổ chức não bị tổn thương nhất là hạch thần kinh, phần cuống đại não bị tổn thương gọi là hoàng đản hạch. Ngoài ra sẽ tránh cho trẻ có đủ lực bú sữa, không gây nên chớ sữa, buồn ngủ, chân tay co giật. Người ta nhận thấy rằng sữa mẹ thường xuyên được giữ ở nhiệt độ khoảng 37 0 C, rất phù hợp với thân nhiệt của trẻ đồng thời lại rất vệ sinh so với bất kỳ nguồn sữa nào. Sữa non chứa nhiều bạch cầu: 50% bạch cầu nhiều nhân và 30-50 % thực khuẩn, có tác dụng miễn dịch phòng ngừa cảm nhiễm. Mặt khác, kháng thể còn có Ig: IgG và IgA là quan trọng nhất. Kháng thể có vai trò rất lớn trong hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, hoạt hóa bổ thể. Nó có thể bảo vệ sự hoàn chỉnh cho tế bào thượng bì, đường hô hấp đường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ còn chứa các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA (có nhiều nhất trong sữa non). IgA không hấp thu mà ở lại trong lòng ruột, nên tác dụng đối kháng với một số vi khuẩn như: E.coli và virut trong ruột. Chính vì vậy những bé được bú mẹ ít bị tiêu chảy và các viêm nhiễm đường ruột. Trong sữa mẹ có lactoferin – một protein gắn với chất sắt, sự gắn kết này làm cho một số vi khuẩn có hại không phát triển được. Chất lysozym (một loại men trong sữa mẹ cao hơn sữa bò hàng ngàn lần) chất này có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại và nhiều loại virut khác. Trong hai tuần lễ đầu sau sinh, sữa mẹ chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa mẹ, những bạch cầu này tiết ra IgA, lactoferin, lysozym và interferon – những chất này ức chế hoạt động của một số virut. Do đó trong thời gian bú mẹ, trẻ ít bị tiêu chảy cũng như các bệnh khác. Sữa mẹ còn có yếu tố bifidus – một chất carbohydrat có chứa nitơ là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của vi khuẩn lactobacillus bifidus – có vai trò biến một vài loại lactoza trong sữa thành acid lactic nên ngăn được sự tăng trưởng của vi khuẩn và ký sinh trùng có hại làm cho phân của trẻ có mùi chua khác với phân của trẻ ăn sữa bò. Sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzyme bên cạnh thành phần hoàn hảo những chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không một loại sữa bột nào trên thị trường có được. Bao gồm: Các bạch cầu, kháng thể, tiểu thể, DHA, Vitamin A, E, chất béo, chất bột đường, protein, nucleotic, globulin miễn dịch, thực bào, tế bào lympho T, các men lysozyme, nội tiết tố… + Trong sữa mẹ có globulin miễn dịch này sẽ theo máu đi đến bầu vú và có trong sữa, nó sẽ bảo vệ bé giống như bảo vệ người mẹ khi bé bú sữa mẹ. Điều này thật sự quan trọng vì hệ miễn dịch của bế sơ sinh còn rất yếu và những globulin miễn dịch trong sữa mẹ sẽ giúp cho bé. + Ngoài ra còn có men lysozyme, bạch cầu, kháng thể, nội tiết tố giúp bé chống lại bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây tử vong cao ở trẻ. + Sữa mẹ chứa các acid docosohexaenoic và acid arachidonic góp phần phát triển não bộ và võng mạc. + Sữa mẹ giúp phát triển nhận thức giác quan của trẻ và bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm và mãn tính. + Sữa từ một bà mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ cung cấp hầu hết các vitamin và khoáng cho bé như: vitamin D, Fe + Trong sữa có tổng toàn bộ nucleotic (TDAN) là dưỡng chất hiện diện tự nhiên với hàm lượng thay đổi từ 69 – 72 mg/l hỗ trợ sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ, tăng lượng kháng thể và giảm tần suất tiêu chảy, đáp ứng miễn dịch đối với vaccine chủng ngừa viêm màng não và vaccine bạch hầu. + Chất đường trong sữa mẹ chứa nhiều lactose cần triển thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. + Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lương tạo vị ngọt cho sữa. + Chất béo chuyên chở những vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) + Acid béo linolenic đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng mô. Nó giúp cải thiện sự hấp thu chất béo tại ruột. + Cơ thể bé cần 20 loại acid amin trong đó có 8 loại acid amine cơ thể trẻ không tự sản sinh ra được mà nó được cung cấp từ sữa mẹ. Sữa non còn chứa kẽm, số kẽm trong sữa 5 ngày đầu có thể cung cấp cho trẻ dùng 1 năm. Kẽm là chất hoạt kích thích của men và là thành phần chính của nhiều loại men có kim loại. Kẽm liên quan đến sự tổng hợp protein, thúc đẩy các quá trình phát triển,làm cho khướu giác vị giác nhạy cảm hơn, thúc đẩy tế bào miễn dịch. Sữa mẹ có chứa chất albumin, chất này vào dạ dày kết thành các hạt nhỏ, diện tích bề mặt lớn, dễ tiếp xúc với pepsase và erepsin dễ tiêu hóa hấp thụ. Sữa mẹ chứa acid linolic, có thể tổng hợp myelin để phát triển não, acid béo không no giúp trẻ chống lại các bệnh về ghẻ lở. Sữa mẹ tuy có hàm lượng Fe thấp nhưng hệ số hấp thụ tới 50%. Sữa mẹ thúc đẩy trí lực của bé phát triển. Sữa mẹ có taurye thúc đẩy phân liệt tế bào não trưởng thành tăng số lượng tế bào não. Taurye là chất chứa mấu liên kết dây thần kinh làm tăng số lượng điểm két nối thần kinh. Giảm thiểu mất máu tràng đạo ngăn ngừa các bệnh như ỉa chảy và thiếu máu Sữa mẹ có hàm lượng nước cao, trừ được khát nước, ăn nhiều không gây ghánh nặng cho thận. Ngoài ra, cho con bú còn là sợi dây tình cảm giữa mẹ và con, tạo cơ sở cho trẻ phát triển nhân cách và phát triển tình cảm. 3. Phân loại sữa mẹ Theo thời gian, sữa mẹ được chia thành 3 loại chính sau: Sữa non: Là dòng sữa đầu tiên được bầu vú mẹ tiết ra rất giàu năng lượng, chứa đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết, các vitamin và chất khoáng, các yếu tố miễn dịch cần cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh, giúp trẻ chống lại bệnh đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh vàng da. Vì vậy ngay giờ đầu sau sinh, cần cho trẻ được bú mẹ. Nếu vì một lý do nào đó trẻ không được gần mẹ ngay thì cần vắt sữa non ra cho trẻ uống. Sữa chuyển tiếp (sữa trung gian): Có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi sinh. Người mẹ tiết ra một loại sữa loãng, trong, nhạt như nước lã loại sữa này giàu protein và chất mỡ. Với trẻ sơ sinh, loại sữa này rất có lợi vì tràn đạo còn chứa nhiều phân thai cần phải làm sạch. Men tràng đạo còn ở trạng thái chờ đợi nên thiếu khả năng tiêu hóa vì vậy tràng đạo chỉ còn cách hút loại sữa trong nhạt có đường lactose Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ mới sinh Sữa vĩnh viễn: Từ ngày 10-14 sau khi sinh. Từ thời điểm này, sữa mẹ tăng nhiều về số lượng và hoàn thiện dần về chất lượng với các thành phần dinh dưỡng ổn định dần. Trong suốt thời gian cho con bú, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, nghỉ ngơi, lao động của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như lượng sữa tiết ra. Thành phần hóa học của sữa mẹ- 1 lít sữa gồm có: Bơ : 34,68g Protit: 12,35g Lactoza: 70,0 Muối khoáng: 1,9g Nước: 908,7g Vitamin A,B,C,D 1 lít sữa người cho: 70calo 4. Giới thiệu một số thực đơn cho mẹ. Để tăng sữa, các bà mẹ có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc sau: - Quả đu đủ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E Đu đủ xanh tươi nấu với chân móng lợn (phần từ khuỷu xuống đến móng) cho sản phụ ăn có tác dụng thông sữa. Món ăn này rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng. - Đương quy 100 g, thịt dê 200 g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích hợp với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng. - Vừng đen 30 g (giã nhỏ), gạo tẻ 50 g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa. - Lạc nhân 50 g, gạo tẻ 100 g, đường phèn lượng vừa đủ. Lạc nhân rửa sạch, giã nhỏ, nấu cháo cùng gạo tẻ; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Có thể hầm lạc nhân cùng móng giũ lợn. Khi nhu cầu của bé ngày một lớn, dòng sữa mẹ như cạn dần, không đủ đáp ứng. Hãy làm những món dưới đây để thay đổi thực đơn, giúp mẹ ngon miệng, bé đủ sữa bú. - Quả đu đủ ương nấu với cá chép hoặc cá quả đến khi nhừ, cho sản phụ ăn cũng sẽ giúp tăng lượng sữa. - Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt lợn nạc ăn. Hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày. Lưu ý: nếu muốn uống nước rau lang thì trần qua, bỏ nước đầu, uống nước thứ hai sẽ không bị chát. Những món ăn bài thuốc nêu trên sẽ giúp người mẹ tạo sữa tốt hơn. Tuy nhiên, người mẹ không nên trông chờ hoàn toàn vào chế độ ăn uống để tạo sữa, mà còn cần phải đảm bảo giấc ngủ tốt và nhất là cho con bú đúng cách. Có như thế thì mới kích thích cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều sữa, giúp cho trẻ phát triển khoẻ mạnh. Dinh Dưỡng Cho Bà Mẹ Nuôi Con Bú Lượng calo bắt buộc đưa vào cơ thể đối với bà mẹ cho con bú hàng ngày là 330 calo, nhiều hơn lượng thức ăn trước khi mang thai. Sau đây là những cách giúp bạn hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng một cách linh hoạt. Đồ ăn nhanh đơn giản Hãy để những đồ ăn nhanh trong phòng chăm sóc con để bạn luôn được nạp đủ năng lượng trong ngày. Một số đồ ăn dễ dàng mà chỉ cần 1 tay bạn cũng có thể nhón được là: nho, bơ lạc, sandwich thạch… Thức ăn dự phòng Hãy chuẩn bị thật nhiều thức ăn dự phòng dễ ăn như: ngũ cốc giàu chất xơ, bột yến mạch ăn liền, sữa chua ít béo, chuối, bỏng ngô ít béo, bim bim. Nấu ăn Đừng vì bận rộn quá mà bạn bỏ bữa. Hãy nấu bữa tối dư ra để cất vào tủ lạnh dùng cho bữa sau. Súp có thể nấu nhiều và bữa sau chỉ việc hâm nóng lại là vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Uống nhiều nước Bà mẹ cho con bú cần ăn đủ chất dinh dưỡng Uống đủ nước là điều quan trọng với bà mẹ đang cho con bú, vì thế bạn nên mang theo một chai nước bên mình. Nên hạn chế uống nước đóng chai vì hàm lượng đường thường rất cao. Mẹ đang cho con bú có thể uống một chút caffeine nhưng không nên quá 150g/ngày để con không bị kích thích hay khó chịu. Bữa sáng Theo thói quen thông thường, bạn không có thời gian dành cho bữa sáng nhưng có một vài lựa chọn nhanh chóng và đủ chất: Thêm dâu vào món ngũ cốc hay bột yến mạch, rắc thêm mứt trái cây vào sữa chua không béo… Bữa tối Hãy nấu một món nhẹ nhàng, nhanh chóng cho bữa tối để không mất quá nhiều thời gian của những bà mẹ bận rộn. Hấp thụ canxi Khi cho con bú, bạn nên ăn những thức ăn giàu canxi như: sản phẩm từ sữa, cá hộp, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt, rau xanh, quả hạnh và các loại hạt, quả sung khô. Và uống đủ lượng nước cần thiết Chế độ ăn kiêng Bà mẹ đang cho con bú thực hiện chế độ ăn kiêng sẽ rất an toàn khi ăn những thức ăn không có thịt. Ăn những thức ăn có nguồn gốc động vật như các sản phẩm sữa cung cấp rất nhiều canxi và protein. Những người không ăn các sản phẩm từ sữa thì nên bổ sung thêm vitamin B12. Thức ăn cay Nếu bạn thích đồ ăn cay thì bạn vẫn có thể tiếp tục sở thích của mình khi cho con bú. Nhưng hãy để ý đến khả năng bị dị ứng chỉ trong vài giờ cho con bú. Thưởng thức thức ăn Bạn ăn bất kì thức ăn nào thì con cũng cảm nhận được hương vị qua sữa mẹ. Nên ăn uống lành mạnh và hạn chế việc dị ứng ở trẻ đối với loại thức ăn nào đó. 5. Cho trẻ bú như thế nào là đúng cách? Mới sinh, người mẹ chưa có sữa ngay, chỉ có một thứ sữa non nhiều chất đạm, sinh tố A, và những kháng thể. Sữa non bú rất tốt. sữa thực sự sẽ lên 3-4 ngày sau, nhiêu khi phải kiên nhẫn cho bú vài tuần sữa mới lên nhiều, lên đủ. Bé sinh ra tự nhiên đã biết bú rồi không cần ai dạy cả. không có một giờ giấc nhất định, một cân lượng nhất định nào cho việc bú sữa mẹ. Bé muốn bú bao nhiêu thì bú, bé muốn bú lúc nào cũng được. Sữa mẹ dễ tiêu nên chừng 2 giờ đến 2,5 giờ đồng hồ là bé đã đói. Mỗi ngày bé có thể bú từ 8-12 lần. Mỗi lần bú không nên kéo giài quá 20 phút. Khi quen rồi thì cứ tới giờ bé đòi bú và cứ bú no là ngủ. Cơ thể người mẹ tạo ra sữa, bé bú sữa để phát triển mỗi ngày – 2 yếu tố này cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau. Tuy nhiên,không phải ai cũng gặp thuận lợi trong sự kết hợp này. Trong lúc cho bú người mẹ nên tìm 1 thế ngồi thoải mái để đỡ mệt mỏi, tránh cho bé bị trớ sữa Sau đây là 1trong những phương pháp cho bé bú đúng cách: + Chọn một thế ngồi thoải mái, 2 vai thư giản. Nên mặc quần áo thoáng mát, không cản trở việc cho bú + Bế bé nằm ngang trong lòng mẹ, ngực bé áp sát vào ngực mẹ. khi đang tập cho bé bú có thể kê thêm 1 cái gối vào lòng. + Không bắt bé phải quay hoặc nhất đầu lên để bú. + Khi miệng bé ngậm lại thì mũi bé nên ở ngang mức với núm vú của mẹ. + Khi miệng bé hé mở phải cho bé bú bừng cách hướng núm vú đến phần trên của miệng bé. + Việc cho bé bú đúng cách đem lại lợi ích cho cả mẹ và bé. + Lúc bé bú cần để ý giữ đừng để “cả vú lấp miệng bé”, bé sẽ ngạt thở. + Khi bé bú xong, nên nâng bé dậy vuốt hay vỗ lưng dúp bé ợ hơi dễ dàng. 6. So sánh sữa mẹ với sữa ngoài Ngoài sữa mẹ là thứ sữa thiên nhiên, các thứ sữa dùng thay thế sữa mẹ để nuôi trẻ gọi chung là sữa nhân tạo: sữa bò, sữa lừa, sữa dê, các loại sữa bột…. Chọn chế phẩm sữa tùy theo tình hình kinh tế gia đình mà quyết định. Sữa bột có nhiều loại, nên xem kỹ phần hàm lượng pha chế mà chọn cho phù hợp. Nhưng sữa bò là thứ sữa thông dụng nhất để thế sữa mẹ. Trong những trường hợp người mẹ bị bệnh sữa bò là cứu tinh của bé. BẢNG SO SÁNH SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ (Nếu phân chất 1 lít sữa bò và 1 sữa mẹ ta có kết quả như sau) Sữa mẹ Sữa bò Nước 900gr 900gr Chất đạm 12-15gr 35gr Chất béo 35gr 35gr Muối khoáng 3gr 7gr Chất đường 70gr 50gr Sinh tố +++ ++ Bảng đối chiếu hàm lượng protein sữa mẹ - sữa bò (g/100ml) Sữa mẹ Sữa bò Tổng fibronecin 1,1 3,2 Albumin:casein 80:20 20:80 casein 1,1 2,7 Milk serum 0,7 0,6 Lacta bumin 0,26 0,11 Fero lactabumin 0,17 Vi lượng Men khuẩn tan 0,05 Vi lượng Như vậy các thành phần căn bản của sữa bò gần giống như sữa mẹ. Sữa bò tuy có hàm lượng Ca cao hơn sữa mẹ nhưng hàm lượng P quá cao lại giảm thấp lượng hấp thụ Ca. Cần phải bổ sung 100-200mg Ca mỗi ngày mới cân bằng tỷ lệ Ca có lợi cho hấp thụ. Ngoài ra còn có các loại sữa thường dùng: sữa tươi, sữa đặc có đường, sữa bột. Nên chọn các loại sữa bộ có chứa sắt. Sữa tươi ở nước ta ít được dùng cho trẻ em. Sữa đặc có đường và sữa bột đều đã được khử trùng kỹ lưỡng nên chuyên dùng hơn. Hàm lượng đường lactose trong sữa mẹ là 6-7g/ml, chiếm tới 90% trong khi sữa bò chỉ có 4%, do đó nếu nuôi trẻ bằng sữa bò thường phải cho thêm 5% đường saccharose. Đường lactose là loại đường kép có độ ngọt thấp nhất, đường mía (saccharose) ngọt nhất. cho đườnnày vào sữa bò trẻ thích ăn hơn nhưng đường này dễ gây sún răng. Mỡ có trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn sữa bò. Trẻ nuôi hoàn toàn bằng sữa bò thì có 15% trở lên tổng nhiệt lượng về lượng mỡ không thu nhận được rồi thải ra ngoài theo phân. Trong sữa mẹ có hai loại men kích thích là gall và serogan. Chúng vừa kích thích tiết mật lại vừa hòa tan được mỡ có lợi cho việc hấp thụ. Trong sữa mẹ có các loại acid béo cần thiết như acid linoleic, acid arachidonic, chiếm 1% trở lên trong tổng nhiệt lượng, acid linoleic trong sữa bò chỉ có 0,4%. Tỷ lệ Na:K trong sữa mẹ là 0,6:1. Để phát triển cơ thể trẻ cần nhiều K hơn Na. trong sữa bò, hàm lượng Na, K, Cl cao gấp 4 lần sữa mẹ sẽ gây gánh nặng cho thận. Hàm lượng Ca trong sữa bò cao hơn trong sữa mẹ. Trẻ nuôi bằng sữa bò thường có hiện tượng Ca trong máu thấp bởi hấp thụ quá nhiều P còn VTM D lại nhận không đủ. Dùng sữa bột thì Ca nhận được nhiều hơn Ca trong sữa mẹ nhưng nhận được rất ít K vì không hấp thụ mỡ được dẫn đến mất VTM D. Trong sữa mẹ hàm lượng sắt chỉ có 1mg. Kẽm (Zn) là thành phần men phụ rất quan trọng trong quá trình trao đổi acid nuleic và tổng hợp protein. Sữa non những ngày đầu chứa 1,6-20mg/l Zn. Hàm lượng K trong sữa bò gần giống sữa mẹ nhưng về hiệu quả sinh học thì thấp hơn sữa mẹ. Sữa mẹ có các loại men miễn dịch globulin IgA bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và tràng đạo. Men khuẩn tan có tác dụng diệt khuẩn, tăng theo thời gian bú, tăng tác dụng kháng thể. Trong sữa bò có một loại protein, nếu cho trẻ ăn trực tiếp, nó sẽ ẩn trong tràng đạogây xuất huyết dẫn tới thiếu máu dang thiếu sắt, điều này liên quan đến lượng dùng sữa Sữa đặc có đường chứa 10% chất đạm, 10% chất béo nhưng đến 53% chất đường. Cách pha chế ta làm như sau: nếu trên bình tương ứng với tuổi bé có khắc 2 vạch ta đổ nước sôi đến vạch dưới, múc sữa đổ thêm cho đến vạch trên, lắc đều để nguội (35-37 0 C) là cho bé bú. Nếu là 1 bình bú không có chia độ sẵn thì trung bình mỗi muỗng café sữa vụn pha thành 40ml sữa cho bé. Sữa bột là loại sữa phỏng theo sữa mẹ của các nhà dinh dưỡng học, rất phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Trẻ ở độ tuổi này thường dùng sữa nguyên vẹn, còn có loại sữa bột chua được cho thêm 1 chất chua để giúp sự tiêu hóa mau chóng bú loại sũa này bé không bị bón và phân có màu hơi trắng. Ngoài các thứ sữa thông dụng kể trên, còn có những thứ sữa đặc biệt dành cho những trường hợp đặc biệt có sự chỉ dẫn của bác sĩ: sữa có nhiều đạm, sữa không có mỡ, sữa không có đường disaccharide… Các loại sữa này dùng để chữa các bệnh rối loạn dinh dưỡng ở trẻ, do bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, không thể tự ý mua dùng được. Bảng chỉ dẫn sau giúp các bà mẹ tham khảo về khẩu phần ăn của bé mỗi ngày: Tuổi Số bình bú Lượng sữa Ngày đầu 6 Nước đường Ngày thứ 2 6 10ml Ngày thứ 3 6 20ml Ngày thứ 4 6 30ml Ngày thứ 5 6 40ml Ngày thứ 6 6 50ml Ngày thứ 7 6 60ml Ngày thứ 8 6 70ml Tuần lễ thứ 2 6 80ml Tuần lễ thứ 3 6 90ml Tuần lễ thứ 4 6 100ml Tháng thứ 2 6 135ml Tháng thứ 3 6 150ml Tháng thứ 4 6 180ml II. Dinh dưỡng cho trẻ 0-6 tháng tuổi: 1. Đặc điểm sinh lý: Ở giai đoạn này trẻ có độ phát triển cơ thể rất nhanh, thường thì mỗi tuần tăng 180- 200g. Trung bình mỗi tháng tăng 700-800g, rất nhiều trẻ tới cuối tháng 4 tăng cân gấp 3 lần lúc mới sinh. Chiều cao trung bình mỗi tháng tăng 3-3,5cm, đến cuối tháng 4 đã tăng 10- 12cm. Chu vi vòng đầu lúc mới sinh là 34cm, tới cuối tháng 4 trung bình mỗi tháng tăng 1- 1,5cm. Vòng ngực lúc mới sinh nhỏ hơn đầu 1,2cm tới cuối tháng 4 chu vi vòng ngực và vòng đầu gần như nhau. Tuy tốc độ phát triển rất nhanh nhưng cơ thể còn hạn chế về khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hóa nên hấp thu không hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ, do đó dễ bị đầy bụng, ói. Với đặc điểm như vậy, nên cho bé bú từ 40 - 60ml sữa trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ, tùy vào sức bú của bé, có thể tăng dần lượng sữa. Bé bú sữa mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình. Khi sinh ra lớp vỏ thận tiếp tục phát triển, dần dần thêm lưu lượng huyết quản làm cho hệ số lọc ở cầu thận tăng lên. Vài tháng sau sinh, ống thận dài dần mới có đủ khả năng hấp thụ trao đổi. Khi đầy tháng, diện tích bề mặt của mỗi quả thận tiểu cầu lọc qua 30ml/phút. Tới 3 tháng tuổi là 30ml/phút, 1 tuổi là 100ml/phút. Từ tháng thứ 2-3 sau khi sinh, gan bắt đầu tiết dịch mật, kích hoạt men steapsin nhũ hóa mỡ và hòa tan acid alipatic. 2. Dinh dưỡng: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn sau khi sinh được 1 giờ đến hết 6 tháng đầu đời. Với khởi đầu đầy đủ kịp thời, an toàn và đúng cách cho ăn thức ăn bổ sung trong khi tiếp tục bú mẹ cho tới hai tuổi hoặc hơn thế nữa. Trong năm đầu tiên trẻ phát triển nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình cân nặng tăng lên gấp đôi. Để đáp ứng tốc độ phát triển trong 6 tháng đầu, nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao. a) Nhu cầu năng lượng: - Năng lượng trung bình theo cân nặng của trẻ ở lứa tuổi này trung bình là 103kcal/ngày. Hiện nay theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam trẻ từ 3-6 tháng nhu cầu năng lượng là 620 kcal. Năng lượng cung cấp cho trẻ phân bố như sau 50% đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản và 25% cho hoạt động và 25% cho phát triển( tăng cân trung bình 15-35 g/ngày). Trẻ dưới 1 tuổi có chỉ số giữa bề mặt da và cân nặng lớn hơn người trưởng thành nên năng lượng tiêu thụ để giữ cho cơ thể ấm cao hơn. Sữa mẹ đáp ứng được nhu cầu cho trẻ trong 6 tháng đầu nhưng thực tế nhiều lý do mà có tỷ lệ lớn trẻ ăn bổ sung sớm trước 4 tháng. b) Nhu cầu protein: - Nhu cầu protein của trẻ dưới 1 tuổi cao do tốc độ phát triển của xương, cơ và mô. Nhu cầu protein hằng ngày là 2,2g/kg cân nặng của trẻ, đến tháng thứ 4 của trẻ trở đi nhu cầu protein của trẻ là 1,4g/kg/ngày. Đối với trẻ em nên sử dụng protein có giá trị sinh học cao từ 70-85% như thịt, sữa, trứng. Nhu cầu protein của trẻ Việt Nam hiện nay khuyến nghị là 21g cho trẻ từ 4-6 tháng. c) Nhu cầu lipid: - Nhu cầu lipid của trẻ ở trẻ đảm bảo trước hết cho nhu cầu năng lượng năng lượng và các acid béo cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu( A, D, E, K). Nhu cầu lipid cho trẻ được xác định dựa vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và lượng sữa trung bình mà trẻ được bú. * Lượng lipid trung bình trẻ được cung cấp từ sữa mẹ: Tháng tuổi Lượng sữa Cân nặng Lượng lipid g g/kg Trai <1 1-2 2-3 3-4 Gái <1 1-2 2-3 3-4 719 795 848 822 661 731 780 756 3,8 4,75 5,6 6,35 3,6 4,35 5,05 5,7 30 33 36 35 28 30 32 32 8 7 6 5 8 7 6 6 d) Nhu cầu glucid: - Người ta thấy 8% trong sữa mẹ là lactose xấp xỉ 7g trong 100ml sữa mẹ,trong chế độ ăn uống 37% năng lượng của trẻ do glucose,theo tháng tuổi số lượng glucid trong bữa ăn của trẻ thay đổi bởi các thức ăn bổ sung và khi nhu cầu năng của trẻ thay đổi e) Vitamin - Vitamin trong sữa mẹ đủ để cung cấp cho trẻ trong 4-6 tháng đầu khi bà mẹ được ăn uống đầy đủ. * Vitamin tan trong nước: Đối với vitamin tan trong nước sữa mẹ cung cấp đầy đủ nhu cầu cho trẻ khi người mẹ được ăn uống đầy đủ. Nhu cầu đề nghị vitamin tan trong nước chủ yếu dựa vào hàm lượng các vitamin nhóm này và thêm giới hạn an toàn cho trẻ. Bảng 1: Nhu cầu vitamin hiện nay đề nghị như sau: * Vitamin tan trong dầu: Vitamim (mg)Vitamin (mg) 6-12 tháng 0-6 tháng Thiamin 0.3 Riboflavin 0.3 Niacin 5.0 Vitamin C 30.0 [...]... của trẻ từ 4-6 tháng tuổi trong sữa mẹ còn có kẽm rất dễ hấp thu, đặc biệt là tỉ lệ kẽm/ đồng (1/5) trong sữa mẹ thích hợp hơn trong sữa bò (1/15) mà tỉ lệ này ảnh hưởng tới sự tổng hợp cholesterol ở gan đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ 2.1 Dinh dưỡng cho trẻ 0-4 tháng tuổi Sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của trẻ 0 – 4 tháng tuổi Trong giai đoạn bú sữa, tháng thứ 6, bất kể thu nhận dinh dưỡng. .. sữa +Cho con bú chậm sau sinh từ 2 -3 ngày Mẹ có các bệnh lý như: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng +Mẹ còn quá trẻ: dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển +Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai +Mẹ dùng các thuốc ức chế sự tiết sữa: aspirin, kháng sinh, chống dị ứng Làm gì để mẹ có nhiều sữa? Cho trẻ bú đều: tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú Vì sữa mẹ tiết... tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc răng Tối đi ngủ mà có đường mía trong khoang miệng sẽ lên men, gây sún răng Khi trẻ bắt đầu ăn phụ, phải cố gắng cho trẻ uống nước đun sôi, và nhất là buổi tối không nên cho ăn kẹo Cần cho trẻ súc miệng bằng nước pha chất dịch chống sâu răng cho từng lứa tuổi 7 Tập cho trẻ tự ăn? Khi cho trẻ ăn phụ tốt nhất là để cho trẻ tự cầm thìa, học cách xúc thức ăn Mới đầu, trẻ chưa biết... tháng tuổi: Nên cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ thời điểm này là tốt nhất Bởi vì nếu cho trẻ ăn sớm quá thì men tiêu hóa chưa đủ, trẻ dễ bị sình bụng, rối loạn tiêu hóa Muộn quá không tốt vì trẻ sẽ suy yếu và mất thói quen ăn uống Trẻ tăng cân thì năng lượng cũng phải tăng nếu dựa hoàn toàn vào sữa mẹ thì sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động của trẻ vì vậy cần thiết phải cho trẻ ăn thêm thức ăn... kích thích bài tiết sữa sớm… Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn Nếu đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến mất sữa Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh Dinh dưỡng đầy đủ: để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất... lại có thể thúc đẩy răng mọc Nếu trẻ không được tập dược mà chỉ ăn bột, thì chức năng nhai sẽ mất đi, không được rèn luyện, ảnh hưởng đến phát triển cơ thể Khi cho trẻ ăn, phải cho người lớn theo dõi, không được để bé một mình với các món ăn này đề phòng nguy cơ bé bị hóc, ngẹn hay nhét bánh vào mắt, mũi gây nguy hiểm IV Những điều cần lưu ý trong dinh dưỡng trẻ sơ sinh: 1 Nếu mẹ không đủ sữa?(0-4... dụ như lúc đầu bột + rau; sau đó bột + rau +nước thịt; rồi bốn món như rau + bột + trứng + thịt hay đậu Tuy nhiên khi cho trẻ ăn nên từ thức ăn loãng chuyển dần sang thức ăn đặc, cho trẻ ăn từ ít tới nhiều Mỗi ngày cho trẻ ăn từ 4-6 lần Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn hàng ngày cho trẻ: Nhiệt lượng(Kcal) Protein(g) % mỡ trong tổng nhiệt lượng Canxi(mg) Fe(mg) Zn(mg) Se(mg) I2 (mg) 110/kg 2-4/kg 45% Vitamin... cho trẻ ăn Cách 3 – 5 ngày cho trẻ ăn một lần, có thể chọn cá chéo hay cá trắm cỏ Trong nước quất có chứa nhiều đường, khoáng chất, các tố chất caroten và các Vitamin C, B1, B2, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng và tăng sự thèm ăn, ngoài ra còn có khả năng chống viêm phổi Cách làm nước quất là chọn những quả quất sạch, tươi, bỏ vỏ và htạ, vắt lấy nước III Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng: 1 Đặc điểm sinh. .. viêm nhiễm cho trẻ Một khi trẻ bị sốt hoặc đau bụng tả, dùng sữa mẹ vắt ra để trong tủ lạnh(ngăn mát) 4 giờ ở nhiệt độ 400C, lấy ra cho uống trực tiếp không phải tiêu độc Như thế có thể giảm thiểu tổn thất kháng thể và Vitamin Trẻ sẽ mau khỏe 4 Trẻ không bú chai sữa giải quyết thế nào? Có một số trẻ từ chối bú chai sữa, người mẹ phải dùng thìa bón cho con ăn thường không kịp, vì khi đói trẻ mút rất mạnh... ăn phụ hay sữa thì từ chối, chỉ cần trẻ ngồi vững, biết cầm thúc ăn đưa vào miệng là có thể cho ngồi gần mâm cơm đưa cho thức ăn đã chuẩn bị Trẻ sau 6 tháng thì chức năng thận đã có những tiến triển rõ hơn trẻ 3 tháng, đã có thể ăn được các thức ăn mặn chút ít Nhưng nếu trong giai đoạn này không nên cho trẻ ăn thức ăn quá mặn Để trẻ ngồi gần mâm cơm sẽ thúc đẩy trẻ ham muốn ăn, sẽ ăn hết lượng thức . dinh dưỡng. Chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng và cần quan tâm. 2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ sơ sinh hiện nay? Về mặt dinh dưỡng, trên thế giới chia làm 2 thái. thể. -Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho một cơ thể là rất quan trọng. Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh một cách tốt nhất thì cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì. trong dinh dưỡng trẻ sơ sinh: 1. Nếu mẹ không đủ sữa?(0-4 tháng) Các nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa +Cho con bú chậm sau sinh từ 2 -3 ngày. Mẹ có các bệnh lý như: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng +Mẹ

Ngày đăng: 09/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan