ĐẠI TÁO (Kỳ 2) Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán như trên, người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn Hồng táo gọi là Hắc táo. Phần dùng làm thuốc: Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi). Mô tả dược liệu: Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thô chừng 15 - 18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhăn nheo rất sâu, cuối quả có lõm vào, có vết tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn, chất mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, có dầu dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhân cứng màu trắng. Bào chế: Bỏ nguyên quả vào sắc với thuốc hoặc chưng nhừ, cạo lấy nạc, bỏ hạt trộn vào thuốc hoàn. Bảo quản: Đậy kín, tránh sâu bọ, chuột, gián. Thành phần hóa học: + Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A, 1979, 90: 83640r). + Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O- Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi, et al. Chem Pharm Bull 1978, 26 (10): 3075). + Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi et al. Pharm Bull 1978, 26 (6): 1798). + Zizyphus saponin, Jujuboside B (Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29 (3): 676). + Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine, Carotene, Nicotinic acid (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất Bản 1983). + Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine (Baek K W, et al. C A 1970, 73: 84657n). + Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C A, 1988, 108: 166181h). + Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học). Tác dụng dược lý: + Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học). + Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học). + Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị ngọt tính bình (Bản Kinh). + Vị ngọt, cay, nóng, hoạt, không độc (Thiên Kim Phương – Thực trị). + Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học). + Vị ngọt, Tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy kinh: + Vào kinh Tỳ, phần huyết (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh thủ Thiếu âm (Tâm), thủ Thái âm (Phế) (Bản Thảo Hối Ngôn). + Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Tỳ và Thận (Trung Dược Học). + Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Quốc Đại Từ Điển). . ĐẠI TÁO (Kỳ 2) Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo. chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần. rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học). + Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo