1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử số 01Hóa TN 2010

3 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 62 KB

Nội dung

ĐỀ THI SỐ 01 CT NÂNG CAO - MÔN HOÁ HỌC ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2010 Câu 1. X là hỗn hợp gồm 2 ancol đồng phân cùng CTPT C 4 H 10 O. Đun X với H2SO4 ở 170 o C chỉ được một anken duy nhất. Vậy X gồm: A. Butan-1-ol và Butan-2-ol. B. 2-Metylpropan-1-ol và 2–Metyl propan-2-ol. C. 2–Metylpropan-1-ol và Butan-1-ol. D. 2–Metylpropan-2-ol và Butan-2-ol. Câu 2. Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Phenol là axit còn anilin là bazơ. B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ axit còn còn dung dịch anilin làm quỳ tím hoá xanh. C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd brom. D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hidro. Câu 3. Hợp chất có tính bazơ yếu nhất trong nhóm anilin, metylamin, dimetylamin, amoniac là A. anilin. B. metylamin. C. amoniac. D. dimetylamin. Câu 4. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của andehit ta thu được một số mol CO2 bằng số mol H2O. Andehit đó là andehit A. đơn chức, no. B. vòng, no. C. hai chức, no. D. đơn chức, không no. Câu 5. Xét các loại hợp chất hữu cơ, mạch hở: ancol đơn chức no (X), andehit đơn chức no (Y), ancol đơn chức không no 1 nối đôi (Z); andehit đơn chức, không no 1 nối đôi (T). Công thức tổng quát C n H 2n O chỉ ứng với: A. X, Y. B. Y, Z. C. Z, T. D. X, T. Câu 6. Axit fomic có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy A. Mg, Cu, dung dịch NH 3 , NaHCO 3 . B. Mg, Ag, CH 3 OH/H 2 SO 4 đặc, nóng. C. Mg, dung dịch NH 3 , NaHCO 3 . D. Mg, dung dịch NH 3 , dung dịch NaCl. Câu 7. Muốn trung hoà dung dịch chứa 0,9047g một axit cacboxylic thơm (X) cần 54,5 ml dd NaOH 0,2M. (A) không làm mất màu dd Br 2 . Công thức cấu tạo thu gọn của (X) là A. C 6 H 4 (COOH) 2 . B. C 6 H 3 (COOH) 3 . C. CH 3 C 6 H 3 (COOH) 2 . D. C 6 H 5 COOH. Câu 8. Chất nào trong các chất sau là hợp chất đa chức? A. HOCH 2 -CHOH-CH=O. B. HOCH 2 -CHOH-COOH. C. H 2 N-CH 2 -COOH. D. HOCH 2 -CHOH- CH 2 OH. Câu 9. Các chất glucozơ (C 6 H 12 O 6 ), fomandehit (HCHO), axetandehit (CH 3 CHO), fomiatmetyl (H- COOCH 3 ), phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng A. CH3CHO. B. HCOOCH3. C. C6H12O6. D. HCHO. Câu 10. Trong các hợp chất sau, hợp chất thuộc loại lipit là A. B. C. D. Câu 11. X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm (-NH 2 ) và 1 nhóm (-COOH). Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là A. H 2 N - CH 2 – COOH. B. CH 3 - CH(NH 2 )- COOH. C. CH 3 - CH(NH 2 )- CH 2 - COOH. D. C 3 H 7 - CH(NH 2 )- COOH. Câu 12. Khẳng định về tính chất vật lý nào của amino axit dưới đây không đúng? A. Tất cả đều là chất rắn. B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng. C. Tất cả đều tan trong nước. D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 13. Điểm khác nhau cơ bản về thành phần nguyên tố của protit so với gluxit và lipit là ngoài C, H, O A. tất cả protit đều chứa N, S, P, Fe … B. một số protit chứa N, S, P, Fe … C. tất cả protit đều phải chứa N, ngoài ra còn có S, P, Fe (hàm lượng khoảng 16% và ít thay đổi) . D. tất cảc protit đều phải chứa N (hàm lượng khoảng 16% và ít thay đổi ). Ngoài ra còn có S, P, Fe Câu 14. Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần của pentan-1-ol (X); 2-metylbutan-2-ol (Y) và 3-metylbutan-2-ol (Z) là A. X > Y > Z. B. Z > Y > X. C. X > Z > Y. D. Y > Z > X. Câu 15. Trong các chất: HCOOH ; CH 3 COOH; HCCH; CH 3 OH; chất có tính axit mạnh nhất là: A. CH 3 OH. B. CH 3 COOH. C. HCOOH. D. HCCH. Câu 16. Để phân biệt các chất: benzen, metanol, phenol và andehit fomic ta phải dùng: A.quỳ tím, nước brom, kim loại Natri. B. Ag 2 O trong dung dịch NH3, quỳ tím, kim loại Natri. C. Ag2O trong dung dịch NH3, nước brom, kim loại Natri. D. Ag2O trong dung dịch NH3, nước brom, quỳ tím. Câu 17. Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất là đồng đẳng của nhau là A. n-propan và iso-propan. B. xyclopbutan và hexen-1. C. penten-2 và penten-1. D. buten-1 và hexen-1. Câu 18 Thể tích của m gam O2 gấp 2,25 lần thể tích hơi của m gam hidrocacbon X ở cùng điều kiện. Diclo hoá X chỉ thu được 2 sản phẩm là đồng phân. Tên gọi của A là A. neo- pentan. B. isobutan. C. propan. D. isopentan. Câu 19. Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C 6 H 10 O 5 ) n ? A. Tinh bột và xen lulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol B. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. C. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước. D. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C 6 H 12 O 6 . Câu 20. Butadien-1,3 không thể điều chế trực tiếp từ A. ancol eylic. B. n-butan. C. vinylaxetilen. D. 1,2 - diclo butan. Câu 21. Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau: (I): Hầu hết các nguyên tử kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng. (II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (IV): Liên kết kim loại là liên kết ion được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do. Những phát biểu đúng là A. I. B. I, II. C. I, II, III. D. I, II, III, IV. Câu 22. Biết khối lượng riêng của một số kim loại như bảng sau: Al Li K Cs g/cm3 2,7 0,53 0,86 1,54 Thể tích (cm 3 ) của một mol mỗi kim loại trên lần lượt là: A. 10; 43,35; 13,20; 86,36. B. 10; 13,20; 45,35; 86,36. C. 10; 43,35; 86,36; 13,20. D. 13,20; 43,35; 10; 86,36. Câu 23. Dãy kim loại được xếp theo chiều tăng dần của tính khử là A. Al, Mg, Ca, K. C. Al, Mg, K, Ca. B. K, Ca, Mg, Al. D. Ca, K, Mg, Al. Câu 24. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố Na và Mg biểu diễn đều sai là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 và 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 4 3s 1 và 1s 2 2s 2 2p 5 3s 1 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 và 1s 2 2s 2 2p 5 3s 2 D. 1s 2 2s 2 2p 1 3s 1 và 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 Câu 25. Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là A. 2,3. B. 4,6. C. 6,9. D. 9,2. Câu 26. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do A. điện tích của ion kim loại nhỏ. B. mật độ electron trong nguyên tử thấp. C. liên kết kim loại kém bền vững. D. đồng thời cả ba lý do trên. Câu 27. Kim loại Mg không tác dụng với chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường? A. H2O. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch CuSO4. Câu 28. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm thổ, đại lượng có giá trị tăng dần là A. bán kính nguyên tử. B. năng lượng ion hóa. C. khối lượng riêng. D. độ cứng. Câu 29. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là không đúng? A. Màu trắng bạc. B. Là kim loại nhẹ. C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. D. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu. Câu 30. Dung dịch làm quỳ đổi màu xanh là A. K2SO4. B. KAl(SO4)2.12H2O. C. NaAlO 2 . D. AlCl 3 . Câu 31. Sắt không có tính chất vật lí sau? A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. C. Dẫn điện và nhiệt tốt. D. Có tính nhiễm từ. Câu 32. Phản ứng nào sau đây viết không đúng? A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. .2Fe + 3Cl2 2FeCl3 C. 2Fe + 3I2 2FeI3 D. Fe + S FeS Câu 33. Chất hữu cơ P tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Q mạch thẳng và hai ancol là etanol và propan-2-ol. Axit Q có ứng dụng trong phản ứng tạo thành tơ nilon 6,6. Cấu tạo thu gọn của P là A. CH3CH2-OOC-(CH2)4-COO-CH2CH2CH3. B. (CH3)2CH-COO-(CH2)4-COO-CH2CH3. C. CH3CH2-OOC-(CH2)6-COO-CH(CH3)2. D. (CH3)2CH-OOC-(CH2)4-COO-CH2CH3. Câu 34. Hợp chất M chứa các nguyên tố C, H, O, N và có khối lượng phân tử bằng 89 đvC. Khi đốt cháy 1 mol M thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Công thức phân tử M là A. C4H9O2N. B. C3H7O2N C. C3H5O2N. D. C3H3O2N . Câu 35. Cho 4 chất: phenol, benzen, axit axetic, ancol etylic. Độ linh động của nguyên tử hidro trong phân tử các chất trên giảm dần theo thứ tự: A. phenol>benzen > axit axetic > ancol etylic. B. benzen > ancol etylic > phenol > axit axetic. C. axit axetic > phenol > ancol etylic > benzen. D. axit axetic > ancol etylic > phenol > benzen. Câu 36. Có các kim loại Zn, Ni, Sn, Cu. Kim loại dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép là A. Ni. B. Zn. C. Sn. D. Cu. Câu 37. Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dung dịch HCl đặc, dư. Khí thoát ra tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. M là A. Be. B. Ca. C. Mg. D. Ba. Câu 38. Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng? A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 C. 2Fe + 3I2 2FeI3 D. Fe + S FeS Câu 39. Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam, giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit. Phần % sắt đã bị oxi hóa là A. 48,8%. B. 81,4%. C. 99,9%. D. 60,0%. Câu 40. Cho các dung dịch:(a)HCl ,(b)KNO3 ,(c) HCl+KNO3 ,(d)Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong các dung dịch A.(c),(d). B. (a), (c). C. (a), (b). D. (b), (d). . ĐỀ THI SỐ 01 CT NÂNG CAO - MÔN HOÁ HỌC ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2010 Câu 1. X là hỗn hợp gồm 2 ancol đồng phân cùng CTPT C 4 H 10 O tím hoá xanh. C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd brom. D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với. của amino axit dưới đây không đúng? A. Tất cả đều là chất rắn. B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng. C. Tất cả đều tan trong nước. D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 13. Điểm khác

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w