Thông Đuôi Ngựa Công dụng: Nhựa thông đuôi ngựa cũng được sử dụng tương tự như thông 3 lá và thông nhựa. Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa thông đuôi ngựa làm thuốc chữa sỏi mật, thấp khớp và mụn nhọt. Gỗ thông đuôi ngựa chứa trên 60% cellulose, nên đây là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy, sợi và gỗ trụ mỏ có giá trị. Tuy có tính chống chịu kém hơn so với thông nhựa và thông ba lá, nhưng thông đuôi ngựa vẫn được coi là “cây tiên phong", là đối tượng trồng rừng trên các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất đai cằn cỗi, khô hạn. Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 20-30(-40)m; thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâu đỏ, nhưng ở phía gốc lại có màu nâu đen, khi già thường bong ra từng mảng. Cành non màu hung hoặc màu vàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim, màu xanh nhạt, tập trung ở đầu cành, mềm, rủ xuống, thường 2 (rất ít khi 3) lá trong một bẹ, dài 12-20cm. Nón cái có dạng gần hình cầu khi còn non, nhưng khi già lại có dạng hình trứng, dài 4-7cm, đường kính 2,5-4cm; khi chín có màu hạt dẻ. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏng dài khoảng 1 ,5cm. Phân bố: - Việt Nam: Đã được trồng tại Lạng Sơn (Lộc Bình), Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An. - Thế giới: Thông đuôi ngựa là cây nguyên sản ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây). Đặc điểm sinh học: Cây ưa khí hậu á nhiệt đới, thường phân bố ở các khu vực có nhiệt độ trung bình năm không vượt quá 21,5 0 C. Cây thích hợp với những khu vực có nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 18-21,5 0 C và tổng lượng mưa hàng năm (1.000-)1.500-2.000(-2.500) mm. Tuy vậy, vẫn có thể đưa thông đuôi ngựa đến trồng ở những khu vực có nhiệt độ trung bình năm lên tới 22-23 0 C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 25(29) 0 C; song chúng sinh trưởng kém và dễ bị sâu bệnh. Thông đuôi ngựa ưa sáng, ưa nóng ấm và không chịu được bóng. Hệ rễ của cây phát triển nhanh và ăn sâu vào đất. Chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng đất mặt sâu, chua (pH 4,5-6) và thoát nước. Tuy vậy, thông đuôi ngựa vẫn có thể mọc trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mặt mỏng, chua và khô hạn. Trên các đồi núi, đất bạc màu với thảm thực vật ưu thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hass.), chổi xuế (Baeckea frutescens L.), mua (Melastoma spp.), Tế guột (Dicranopteris linearis (Burm.) Underw). . . đều có thể trồng thông đuôi ngựa. Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn thông đuôi ngựa có sức chống chịu kém hơn so với thông nhựa. Nhưng nếu ở điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp thông đuôi ngựa lại sinh trưởng nhanh hơn so với thông nhựa. Trong 10 năm đầu tiên, thông đuôi ngựa có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 0,7-0,8m theo chiều cao và 1,3-1,5cm theo đường kính thân. Sinh khối tăng trưởng hàng năm có thể đạt trung bình 5-10m 3 /ha. Trong giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng của thông đuôi ngựa thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậm dần. Thông đuôi ngựa thường bắt đầu ra nón ở giai đoạn 5-6 tuổi: Cây thường ra Nón vào tháng 4-5 và chín vào các tháng 11-12 của năm sau. Trầm Hương Công dụng: Trầm là loại sản phẩm đặc biệt được dùng làm hương thắp và rất được coi trọng trong công việc cúng lễ của các tín đồ đạo Phật, đạo Hồi, đạo Hin đu ở khắp các nước thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Tại Thái Lan, Ấn Độ trầm được sử dụng khi hoả táng thi hài của những người quyền quý. Còn ở Nhật Bản, hương trầm lại có giá trị đặc biệt trong các dịp lễ hội "uống trà". Tinh dầu trầm là chất định lượng có giá trị đặc biệt trong công nghệ chế biến các loại hương liệu, các loại nước hoa cao cấp, sang trọng, đắt tiền. Các hoá mỹ phẩm chứa tinh dầu trầm được ưa chuộng đặc biệt trong giới thượng lưu tại khu vực Trung Đông và Nam Á. Trong y học cổ truyền ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ trầm được coi là vị thuốc quý hiếm, dùng chữa trị các chứng bệnh đau ngực, hen suyễn, khó thở, cảm, đau, bỏng, lợi tiễu, giảm đau, bổ huyết, trợ tim, thấp khớp và đặc biệt là một số dạng ung thư (nhất là với ung thư tuyến giáp trứng). . . Gỗ thường xốp, nhẹ, tỷ trọng khoảng 400kg/m 3 có thể dùng đóng đồ gỗ gia dụng, làm nguyên liệu trong công nghiệp gỗ dán. Hình thái: Cây gỗ lớn thường xanh, tán thưa, cao 15-20(-30)m, đường kính đạt tới 40- 60cm hay hơn. Thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; vỏ màu nâu xám, nứt dọc nhẹ, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mảnh, cong queo màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn. Lá đơn mọc so le phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đều hoặc mác thuôn, kích thước 5-12x2,5-9 cm; mỏng như giấy hoặc dai như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu nhọn hay thuôn nhọn và tận cùng có mũi ngắn gốc thon nhọn dần, hình nêm; cuống lá ngắn, dài 4-6mm. Cụm hoa dạng tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành; cuống cụm hoa mảnh. Hoa nhỏ, đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, Có 5 thùy, cánh hoa 10, nhị 10; bầu hình trứng 2 ô, có lông rậm, phía dưới có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược hay hình quả lê, dài 4cm, đường kính 2,5-3cm; có lông mềm, ngắn, có mang đài tồn tại, khi khô nứt thành 2 mảnh. Mỗi quả thường 1-2 hạt. Phân bố: - Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, An Giang, Kiên Giang. Các khu vực nhiều trầm hương nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, An Giang và Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Hiện nay các cá thể trưởng thành của trầm hương cơ bản bị tuyệt diệt trong tự nhiên. Nhưng diện tích rừng trồng ngày một tăng, tới năm 2005 tổng diện tích rừng trồng trầm trong cả nước đã vào khoảng 6.000 ha. Riêng tỉnh Hà Tĩnh là 2.732 ha và huyện Hương Khê 336 ha (Chi cục phát triển Lâm nghiệp Hà Tĩnh). - Thế giới: Lào và Campuchia. Đặc điểm sinh học: Trầm hương phân bố rải rác trong các loại hình rừng thường xanh, ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh, trên đỉnh núi, ở sườn núi hoặc trên đất bằng, có độ cao 50-1.000(-1.200)m (so với mặt biển). Chúng thường mọc ở các sườn núi có độ dốc nhỏ và thoát nước tốt. Trầm hương thường mọc cùng với các loài cây gỗ lớn như sao (Hopea spp.), huỳnh (Tarrietiajavanica), gụ mật (Sindora siamensis ). . . Đôi khi còn gặp trầm hương sinh trưởng trong rừng thứ sinh cùng với các loài như thanh thất (Ailanthus triphysa), mò lưng bạc (Cryptocarya metcalfiana), bưởi bung (Acronychia pedunculata), mít nài (Artocarpus spp.), ràng ràng (Ormosia spp.). . . Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 20-28 0 C với tổng lượng mưa từ 1.500 đến 2.500mm/năm là rất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của trầm hương. Cây ưa đất feralitic điển hình, đất feralitic trên núi phong hoá từ đá kết, đá phiến hay granitl với lớp đất mặt mỏng hoặc trung bình, hơi ẩm, chua hoặc gần trung tính (pH 4-6). Mùa hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 7-8. Trầm hương sinh trưởng, phát triển tương đối nhanh, các cá thể nhân giống từ hạt ở giai đoạn 5-8 tuổi đã đạt chiều cao 4-6m, với đường kính thân 20-30cm. Ở độ tuổi 4-6 năm cây bắt đầu ra hoa, kết quả. . Thông Đuôi Ngựa Công dụng: Nhựa thông đuôi ngựa cũng được sử dụng tương tự như thông 3 lá và thông nhựa. Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa thông đuôi ngựa làm. trồng thông đuôi ngựa. Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn thông đuôi ngựa có sức chống chịu kém hơn so với thông nhựa. Nhưng nếu ở điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp thông đuôi. 5-10m 3 /ha. Trong giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng của thông đuôi ngựa thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậm dần. Thông đuôi ngựa thường bắt đầu ra nón ở giai đoạn 5-6 tuổi: Cây