Sa Nhân Tím Công dụng: Quả sa nhân là thuốc kích thích và giúp tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ thuộc hàn, động thai. Ngày dùng: 3 - 6 g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Hiện đã thống kê được trên 60 bài thuốc có vị sa nhân (Nguyễn Chiều, 1993; Nguyễn Tập và cộng sự, 1995). Hình thái: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 - 2,5 m hoặc hơn. Thân rễ có các lá bẹ, mọc bò lan chằng chịt trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 20 - 30 cm, rộng 5 - 6 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá dài 5 - 10 mm; bẹ lá to, dài, có khía, lưỡi bẹ mỏng, dài 1,5 - 3,0 cm, phần gốc ôm lấy thân. cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông ngắn. Hoa 5 - 7, tổng bao gồm lá bắc ngoài hình bầu dục, màu nâu, lá bắc trong dạng ống; đài nhỏ dài 1.5 cm, có 3 răng nhọn; tràng hình ống dài 1,3 - 1,5 cm, màu trắng, chia 3 thuỳ, mặt ngoài có lông thưa, thuỳ giữa hình trứng ngược, hai thuỳ bên hẹp; cánh môi gần tròn, đường kính 2,0 - 2,6 cm, mép màu vàng, có sọc đỏ ở giữa, đầu cánh môi xẻ hai thuỳ nhỏ gập ra phía sau, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng. Quả hình cầu hoặc hơi hình trứng, đường kính 1,3 - 2 cm, dài 1,5 - 2,5 cm, mặt ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, chia 3 ô, hạt đa dạng, có áo hạt nếm có vị ngọt, đường kính 3 - 4 mm. Toàn cây và quả vò nát có mùi thơm. Phân bố: - Việt Nam: Quảng Nam (các huyện Đông Giang, Tây Giang, Trà My); Quảng Ngãi (Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Đức Phổ); Bình Định (Vĩnh Sơn, Vân Canh); Phú Yên (Sông Hinh, Sơn Hoà); Khánh Hoà (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh); Kon Tum (Sa Thầy); Gia Lai (K' Bang, An Khê); Đắk Lắk (M' Đrắk, Krông Bông, Krông Năng); Thuộc miền Bắc mới chỉ thấy ở Thanh Hoá (Quan Hoá); Phú Thọ (Yên Lập). Ngoài ra, cây được trồng ở một vài địa phương khác. - Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam) và Lào. Đặc điểm sinh học: Sa nhân tím là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng hoặc có thể trở nên ưa sáng khi đã phát triển thành các quần thể nhỏ, dày đặc trên các nương rẫy cũ. Cây thường mọc thành đám ở ven rừng kín thường xanh nguyên sinh hay đã thứ sinh, nhất là dọc theo hành lang các khe suối; độ cao 450 - 700 m. Nhìn vào phân bố sa nhân tím ở Việt Nam cho thấy, cây mọc tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào đến Bình Thuận. Những tỉnh tập trung nhiều sa nhân tím phải kể đến: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai và Đắk Lắk. Sa nhân tím thuộc loại cây có biên độ sinh thái rộng, cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở các tỉnh phía Nam, với hai mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22 – 24 0 C. Khi đem sa nhân tím ra trồng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn phía Nam, lại có mùa đông lạnh kéo dài, nhưng cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Mùa sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa mưa ẩm. Cây có khả năng đẻ nhánh khoẻ từ thân rễ. Vụ chồi đầu ra nhiều vào mùa xuân - hè; vụ sau là hè - thu. Nhánh cây chồi khi được 1 năm tuổi trở lên có thể ra hoa quả. Mùa hoa chủ yếu tập trung vào tháng 4 - 5, quả già vào khoảng tháng 7. Ngoài ra, ngay khi chưa kết thúc vụ hoa quả này, từ tháng 6 đến tháng 7 cây lại ra thêm lứa hoa nữa, quả già vào tháng 10 (11). Tuy nhiên, lứa hoa quả thứ hai thường ít hơn nhiều so với lứa đầu. Hiện tượng này có thể phù hợp với tập tính đẻ nhánh 2 lần trong năm đã nói trên. Khả năng ra hoa kết quả nhiều và đều đặn hàng năm của sa nhân tím là một ưu thế hơn hẳn so với các loài sa nhân khác ở Việt Nam (Nguyễn Tập và cộng sự, 1995). Song cần lưu ý rằng, quả chín của các loài sa nhân thường bị các loài bò sát (Rùa) hay động vật gặm nhấm (Sóc, Chuột) ăn. Bên cạnh khả năng tái sinh chồi nhánh, sa nhân tím còn có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt. . đều đặn hàng năm của sa nhân tím là một ưu thế hơn hẳn so với các loài sa nhân khác ở Việt Nam (Nguyễn Tập và cộng sự, 1995). Song cần lưu ý rằng, quả chín của các loài sa nhân thường bị các. m. Nhìn vào phân bố sa nhân tím ở Việt Nam cho thấy, cây mọc tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào đến Bình Thuận. Những tỉnh tập trung nhiều sa nhân tím phải kể đến: Quảng. Sa Nhân Tím Công dụng: Quả sa nhân là thuốc kích thích và giúp tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy trướng, tiêu