1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Paracetamol và những hiểm họa tiềm ẩn potx

4 276 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 186,34 KB

Nội dung

Paracetamol và những hiểm họa tiềm ẩn Paracetamol hay N-acetyl-p-aminophenol - còn gọi là acetaminophen, là một thuốc hạ nhiệt giảm đau, hiện nay được coi là thuốc có nhiều ưu điểm nhất như: sử dụng được cho người có bệnh dạ dày, người sốt do virut, phụ nữ có thai và trẻ em (kể cả trẻ sơ sinh). Paracetamol được dùng phổ biến nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ nếu sử dụng không đúng cách. Nguyên nhân của hiểm họa Điều chưa ghi trong tờ hướng dẫn dùng thuốc: Độc hại của paracetamol: Paracetamol bị N-hydroxyl hoá do cytochrom P450 tạo ra. N- acetylbenzoquinonimin là chất độc gây hoại tử gan không hồi phục. Nhờ có glutathion của gan chuyển hóa N-acetylbenzoquinonimin thành chất không độc đào thải ra ngoài. Do đó, mỗi lần uống paracetamol (dù ở liều thông thường) cơ thể sẽ mất một lượng glutathion bằng 4% trong lượng paracetamol đã dùng. Khi uống quá liều paracetamol (người lớn 6-10g/24 giờ) gan không đủ lượng glutathion để giải độc. -N- acetylbenzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, Nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê rồi tử vong (như vậy paracetamol dùng đường uống nguy hại hơn tiêm và đặt hậu môn). Cấp cứu bệnh nhi bị ngộ độc thuốc paracetamol. Các thuốc tương tác với paracetamol gây hại: - Tăng độc tính với gan khi dùng cùng lúc: isoniazit, đồ uống chứa ethanol (rượu trắng, rượu thuốc, bia, rượu vang các loại thuốc chống co giật như: carbamazepin, phenyltoin, barbiturat (riêng phenobarbital có thời gian bán thải trong huyết tương tới 6 ngày ở người bình thường và 21 ngày ở người suy gan, suy thận, thì phải chờ 7 hoặc 21 ngày sau khi ngừng phenobarbital mới được dùng paracetamol). - Gây tăng huyết áp khi dùng cùng lúc với các loại thuốc chống tăng huyết áp. - Hạ nhiệt nghiêm trọng: khi dùng cùng lúc với phenothiazin. Do nhiều tên biệt dược chứa paracetamol Do những ưu điểm đã nêu trên của paracetamol nên các nhà bào chế đã phối hợp paracetamol với nhiều dược chất khác tạo ra hàng trăm biệt dược. Nếu không được xem nhãn hộp thuốc thì nhiều khi đến cả bác sĩ, dược sĩ cũng không đoán được. - Biệt dược chỉ chứa paracetamol có tên từ A - Z đơn cử như: acephen, babifever, Bé nóng, camol, dafalgan, decolgen ace, efferalgan, larylin, mexcol, panadol, servigesic, temol, vadol, zumol. - Biệt dược phối hợp với các dược chất khác từ 2 - 7 thành phần có hàng trăm tên khác nhau. Đáng lưu ý là: những biệt dược có thành phần phenobarbital (chất tương tác xấu làm tăng độc tính của paracetamol với gan) như thần kinh D3, thần kinh số II, setal, frebital. Những biệt dược chứa phenylpropanolamin, pseudoephedrin, phenylephrin (không nên dùng cho người có bệnh cường giáp, tăng huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối, mạch vành, đái tháo đường, tiền sử tai biến mạch máu não). Do quá nhiều dạng bào chế - Theo đường dùng thuốc: thuốc tiêm, thuốc uống, tọa dược (thuốc đạn) với nhiều hàm lượng khác nhau. Do gia đình hoặc người bệnh tự dùng thuốc Các biệt dược chứa paracetamol có khoảng 90% là thuốc mua không cần đơn bác sĩ (OTC). Vì vậy, việc sử dụng quá liều paracetamol do trùng lặp các dạng thuốc khác nhau, tên biệt dược khác nhau, cho một người bệnh có đau nhức dữ dội, đau nhức triền miên hoặc sốt cao kéo dài là điều dễ xảy ra, nhất là với những bệnh nhi. Tai nạn phổ biến hơn cả là việc tự dùng các biệt dược chứa paracetamol để chữa cảm, cúm, ho. Với người bệnh chỉ có hắt hơi sổ mũi, nước mũi chảy ròng ròng (có thể do cảm lạnh, do viêm mũi dị ứng), chỉ cần đặt dưới lưỡi 2mg clopheniramin sau 30 phút là giảm nhẹ rồi hết các triệu chứng nói trên thì người ta lại uống decolgen forte với liều 1-2 viên/lần x 3 hoặc 4 lần/ngày. Như vậy, người dùng thuốc phải chịu tác hại của một chất không cần thiết là 1.500 - 4.000mg paracetamol/ngày, gan mất oan một lượng từ 60 - 160mg glutathion quý giá (chất tạo sức đề kháng và chống ôxy hóa trong cơ thể). Do thầy thuốc chỉ định nhưng không hướng dẫn đầy đủ Với người bệnh sốt cao hay đau nhức dai dẳng, thầy thuốc thường cho liều cao hoặc dùng paracetamol nhiều ngày, nhưng thường quên kiểm tra trước đó bệnh nhân đã dùng thuốc có chứa paracetamol hoặc các loại thuốc tương tác có hại với paracetamol (như phenobarbital ) cũng dẫn đến ngộ độc. Tôi đã đến thăm bệnh nhân điều trị ở nhiều bệnh viện thấy bệnh nhân đã hết sốt cao 2 ngày (xem bảng theo dõi ở đầu giường bệnh nhân ghi: 37,5oC và 38oC), không đau nhức mà bệnh nhân vẫn được phát efferangan codein. Có lẽ đó cũng là một nguyên nhân góp phần làm gia tăng số bệnh nhân suy gan, bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết mỗi ngày một tăng (có trường hợp men gan cao, tiểu cầu giảm mà vẫn được phát thuốc uống có chứa paracetamol). Thiếu sót phổ biến là bác sĩ cấp đơn cho người có thẻ bảo hiểm y tế thường kèm theo 10-20 viên paracetamol 500mg với các thuốc chữa bệnh khác trong khi người bệnh không đau nhức, không sốt cao, đơn thuốc vẫn ghi: ngày uống 2-3 lần x 1-2 viên. Do đó, phần lớn người bệnh cứ theo đơn mà uống đến hết thuốc được cấp, dù không sốt, không đau. Hậu quả là vừa lãng phí thuốc, vừa gây suy giảm sức khỏe người bệnh. An toàn, hiệu quả cho người dùng paracetamol Cần nhớ: Không đau, không sốt trên 38,5oC, không dùng thuốc có paracetamol. Khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, cần kiểm tra công thức thuốc, tránh trùng lặp thuốc có paracetamol (sẽ sinh quá liều). Trong thời gian dùng thuốc chứa paracetamol: không uống nước có ethanol (bia, vang, rượu, rượu thuốc ). Không uống thuốc có chứa barbiturat (như phenobarbital ) isoniazit, carbamazepin, phenyltoin. Các trường hợp chống chỉ định paracetamol: Người quá mẫn với paracetamol, người thiếu hụt men G6PD, người say rượu, người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc nhiều lần thiếu máu. - Khi dùng paracetamol đường uống (nếu là viên dập, nên đặt thuốc dưới lưỡi cho người trên 10 tuổi. Ngậm một ít nước trong 5 phút cho thuốc trương ra, sau đó nuốt hết nước rồi tiếp tục ngậm thuốc. Thuốc đặt dưới lưỡi sẽ ngấm qua thành mạch vào máu như tiêm mạch vậy) cần phối hợp với thuốc chống độc cho gan như: N-acetylcystein hoặc sylimarin, fortec DS. Xuân Ngọc . Paracetamol và những hiểm họa tiềm ẩn Paracetamol hay N-acetyl-p-aminophenol - còn gọi là acetaminophen, là một thuốc. virut, phụ nữ có thai và trẻ em (kể cả trẻ sơ sinh). Paracetamol được dùng phổ biến nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ nếu sử dụng không đúng cách. Nguyên nhân của hiểm họa Điều chưa ghi trong. hôn mê rồi tử vong (như vậy paracetamol dùng đường uống nguy hại hơn tiêm và đặt hậu môn). Cấp cứu bệnh nhi bị ngộ độc thuốc paracetamol. Các thuốc tương tác với paracetamol gây hại: - Tăng

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN