CAM TOẠI (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc CAM TOẠI CÒN GỌI Củ cây Niền niệt, niệt gió,Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo). Tác dụng: Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết. Chủ trị: + Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc- Liều dùng: Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý. Kiêng kỵ: Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người có thai kỵ dùng (Trung Dược Học). + Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ). Cách dùng: Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng cũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên. TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CAM TOẠI Tính vị: Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học). Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ, Thận Tên khoa học: Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ Euphorbiaceae Mô tả: Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím. Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô. Phần dùng làm thuốc: Củ rễ. Mô tả dược liệu: Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt. Bào chế: + Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). + Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển). Bảo quản: Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín . CAM TOẠI (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc CAM TOẠI CÒN GỌI Củ cây Niền niệt, niệt gió ,Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch,. bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một. thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy