1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ế chồng vì bố mẹ pptx

7 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 222,36 KB

Nội dung

Ế chồng vì bố mẹ Mỗi lần bị song thân giục giã chuyện chồng con, Phương không nói gì, nhưng trong lòng có ý oán trách, cho rằng bố mẹ là một nguyên nhân khiến cô muộn mằn. Phương (nhân viên văn thư của một viện khoa học ở Hà Nội) đã 31 tuổi nhưng chưa có mối quan hệ nào đáng gọi là mối tình. Hồi bé, nghe lời bố mẹ, cô chỉ chú tâm học hành, không hề dám kết bạn với một người con trai nào chứ đừng nói đến yêu đương. Dựng ‘hàng rào” quanh con gái Khi Phương ra Hà Nội học đại học, cha mẹ dặn đi dặn lại là chưa đến lúc nghĩ đến chuyện yêu, bởi sợ con gái dại dột dễ sa vào cạm bẫy. Để yên tâm hơn, họ gửi con ở nhà bác. Đến năm Phương tốt nghiệp, bố mẹ bán nhà ở Quảng Bình, ra Hà Nội sống để chăm sóc cô con gái duy nhất. Có những chàng trai thích Phương, và cô cũng không ít lần rung động, nhưng sợ bố mẹ mắng, cô không dám bộc lộ tình cảm và cư xử quá dè dặt khiến các mối quan hệ không thể đi xa hơn. Ra trường, vừa có việc, bố mẹ nói đã đến lúc Phương nghĩ đến chuyện trăm năm. Hễ có chàng nào đến chơi, họ đều niềm nở đón tiếp, hỏi han không chỉ về anh chàng mà còn căn vặn tỉ mỉ về bố mẹ, anh em. Hai ông bà cứ ngồi tiếp bạn của con gái cả buổi khiến đôi trẻ ngẩn tò te. Và nếu chàng trai muốn mời Phương ra ngoài chơi, họ sẽ hỏi kỹ cháu đem em đi đâu, mấy giờ về, sao không đến chỗ XYZ nào đó… rồi dặn dò tràng giang đại hải. Ảnh: Corbis. Rút kinh nghiệm, Phương hẹn bạn ở ngoài. Ăn tối xong, cô xin phép đi chơi. Thấy con một mình ra chỗ hẹn với bạn trai, bố mẹ cô không hài lòng, bảo cậu kia thế là không đàng hoàng, sao không đến đây đón mà phải hẹn dấm dúi ở đâu. “Bố ơi, thời này là thời nào rồi?”, Phương gào lên, và được nhận ngay một tràng giáo huấn: “Thời nào thì cũng cần đức hạnh, lễ nghĩa, con đừng để những gì con gìn giữ bao nhiêu năm nay lại đổ sông đổ biển”. Tức giận, Phương bỏ cuộc hẹn. Lần khác khi bạn trai con đến, bố mẹ Phương đặt vấn đề, cháu đã có ý định với nó thì cũng nên có lời chính thức, rồi ít nữa để người lớn nói chuyện với nhau cho phải phép. Anh bạn, vốn chỉ đang ở giai đoạn tìm hiểu, nghe thế vâng dạ rồi “chạy mất dép”. “Con sẽ không lấy chồng đâu, bố mẹ đừng có giục giã gì nữa nhé”, nói vậy vì phẫn uất sau vài ba lần “ứng cử viên” chạy mất, nhưng Phương vẫn mong mỏi một mối duyên lành. Có điều những năm qua, điều đó không trở thành hiện thực bởi cô không biết làm sao để biến mối thiện cảm ban đầu thành tình yêu nghiêm túc mà không làm phật ý cha mẹ. Sự bất lực của “gái cấm cung” Anh Đào, 33 tuổi, giáo viên một trường cấp ba ở Vinh, Nghệ An, cũng được bố mẹ cho phép yêu từ khi tốt nghiệp đại học. Từ khi bỏ lệnh “phong toả” con gái, họ khá thoáng trong việc giao tiếp của con, nhưng trong thâm tâm, Đào vẫn cho rằng, việc cô “ngồi cồn” đến giờ có một phần lỗi ở cha mẹ. Từ tuổi dậy thì, chuyện đi về của Đào luôn bị giám sát chặt chẽ. Cô đi học tiếng Anh buổi tối có các anh thay nhau chở. Đào chỉ được phép đi chơi nếu có bạn gái đến rủ, phải “khai báo” địa chỉ rõ ràng và về trước 21h, còn bạn trai thì đừng có mơ đưa được cô ra khỏi nhà. Đào nghĩ mình còn ít tuổi, chưa phải long ai, lại sợ bố mẹ phiền lòng nên không phản đối. Ít được ra khỏi nhà nên hầu như cô không giao tiếp, và có rất ít bạn. Trở thành sinh viên, thấy bạn bè nhộn nhịp yêu đương, cô cũng muốn có mối tình đầu, dù sẽ không công khai với bố mẹ. Nhưng rồi cô nhận ra là không dễ. Mỗi lần có tín hiệu từ “đối phương”, dù rất muốn đáp lại, cô vẫn thể hiện một vẻ kiêu kỳ, lạnh lùng bởi sợ bị đánh giá là “mê trai, dễ dãi”. Nhiều cơ hội qua đi. Khi đã vượt qua được điều này để đi đến gặp gỡ, cô lại khổ sở thấy mình không biết phải làm gì, chân tay thừa thãi, nụ cười gượng gạo, và ăn nói lắp bắp, toàn những câu vô vị. Sau vài lần gặp, các chàng trai rút lui. Họ chê cô nhạt nhẽo. Đào biết mình không phải người nhạt nhẽo, nhưng cô không biết cách giao tiếp với nam giới. Suốt thời phổ thong, cô không chơi với con trai vì sợ bố mẹ, rồi dần dần mất khả năng cười nói, vui đùa tự nhiên với người khác giới. Cô không thể kết giao với phái mày râu, dù chỉ là tình bạn thông thường. Nhận biết sự kém cỏi của mình, và sau vài lần thất bại khi cố gắng nhen nhúm một mối tình, Đào càng tự ti và điều đó khiến cô càng vụng về, bất lực trong việc gây sự chú ý của đàn ông. Cô nản lòng và gần như phó mặc. “Giá như hồi nhỏ, bố mẹ không cấm cung mình quá mức như thế, thì có lẽ giờ đây mình đã con cái đề huề rồi”, Đào buồn bã tâm sự với bạn. Phải làm chủ cuộc đời mình Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia đình, bi kịch như trên thường xảy ra ở những phụ nữ hiện ở xung quanh tuổi “băm”, thế hệ mà nhiều phụ huynh còn “bảo vệ” con gái theo kiểu cấm cung. Quả thật, cách nuôi dạy đó là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng lâu có con rể. Tuy nhiên, bà Hồng Hà cho rằng, thay vì trách bố mẹ cấm đoán hoặc gây khó dễ cho chuyện hẹn hò, các cô gái nên vượt qua chính mình để có được mối lương duyên: “Thời phổ thông, họ nên tập trung học, nhưng đến tuổi sinh viên nghĩa là đã trưởng thành, họ nên độc lập, tự chủ trong cuộc sống. Nếu tình yêu đến, nên đón nhận nó”. Theo bà Hà, nếu vì sợ bố mẹ mà bỏ qua cơ hội có một tình yêu đẹp thì lỗi cũng một phần ở cô gái. Thực ra, phụ huynh gắt gao với chuyện hẹn hò của con gái là do vẫn nghĩ con mình bé bỏng, dại khờ nên dễ mắc sai lầm. Nếu người con chứng tỏ được rằng mình đã thực sự trưởng thành, bố mẹ sẽ thở phào mà thôi làm “cảnh sát” bất đắc dĩ. “Con lớn rồi, bố mẹ để con tự quyết định cuộc sống và tình yêu của mình. Từ trước đến giờ con chưa làm điều gì không đúng, bố mẹ phải tin con chứ”, những câu như vậy được nói bằng giọng bình tĩnh và cương quyết sẽ có sức thuyết phục không nhỏ. Trong thời kỳ “quá độ”, cô gái có thể hẹn hò một cách kín đáo để bố mẹ yên lòng và không can thiệp được, khi chắc chắn mới công khai. Về phía bố mẹ, các chuyên gia khuyên nên để con được tự chủ khi đến tuổi trưởng thành. Và ngay cả ở tuổi dậy thì, cũng không nên “cấm cung” con gái, khiến con trở nên vụng về, thiếu tự tin và kém đề kháng với những va chạm ngoài xã hội. Những cô gái như vậy sẽ lóng ngóng và khó khăn hơn khi bước ra cuộc đời. . Ế chồng vì bố mẹ Mỗi lần bị song thân giục giã chuyện chồng con, Phương không nói gì, nhưng trong lòng có ý oán trách, cho rằng bố mẹ là một nguyên nhân khiến cô muộn mằn động, nhưng sợ bố mẹ mắng, cô không dám bộc lộ tình cảm và cư xử quá dè dặt khiến các mối quan hệ không thể đi xa hơn. Ra trường, vừa có việc, bố mẹ nói đã đến lúc Phương nghĩ đến chuyện trăm. nào đến chơi, họ đều niềm nở đón tiếp, hỏi han không chỉ về anh chàng mà còn căn vặn tỉ mỉ về bố mẹ, anh em. Hai ông bà cứ ngồi tiếp bạn của con gái cả buổi khiến đôi trẻ ngẩn tò te. Và nếu

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w