Đừng "khoán trắng" con cho ông bà pdf

6 133 0
Đừng "khoán trắng" con cho ông bà pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đừng "khoán trắng" con cho ông bà Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ do bận công tác xã hội hay mải bươn chải làm ăn mà đành phải gửi con về quê cho ông bà “nuôi hộ”, hoặc “khoán trắng” việc chăm sóc, dạy dỗ con cho ông bà. Từ đó, hình thành nên tình trạng giáo dục cách thế hệ. Phương thức giáo dục gia đình này thường ảnh hưởng tiêu cực Ảnh: Images đến sự hình thành nhân cách của trẻ, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Ông bà chăm sóc, nuôi dạy cháu có nhiều cái lợi, nhưng cũng có mặt tiêu cực. Ví dụ ông bà thường tỏ ra cẩn thận, chiều chuộng và nhân nhượng trẻ quá mức. Biểu hiện cụ thể là ông bà không nỡ mắng mỏ cháu, không nghiêm khắc, việc gì cũng làm thay cháu, lúc nào cũng sợ xảy ra cơ sự gì nên không dám để cho cháu phát triển tự nhiên. Thậm chí, cháu có khuyết điểm cũng giấu bố mẹ, bao che lỗi lầm, kết quả là tạo cho trẻ tính cách độc đoán, ích kỷ, kênh kiệu, hoặc tự ti, lười biếng, ỷ lại, thiếu khả năng tự lập. Nếu giữa mẹ chồng nàng dâu có sự bất đồng về giáo dục con cháu, mà trẻ cảm nhận thấy thì chúng sẽ học thói “gió chiều nào che chiều ấy”. Giáo dục cách thế hệ (ông bà dạy cháu) không bao giờ có thể thay thế giáo dục con đẻ (bố mẹ dạy con). Giáo dục con đẻ là phần quan trọng nhất của giáo dục gia đình, nếu thiếu nó thì giáo dục gia đình sẽ không hoàn chỉnh. Thiếu sự quan tâm của bố, đứa con sẽ có cảm giác không an toàn và tự ti; thiếu sự chăm sóc của mẹ, đứa con sẽ có cảm giác không hạnh phúc và thiếu tình cảm… Thiếu hụt sự quan tâm ở bất cứ mặt nào đều có thể làm cho con trẻ gặp khó khăn trong phát triển nhân cách, trong việc lựa chọn tương lai và xử trí quan hệ cộng đồng sau này. Trước hết, việc nuôi dạy con cái là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ. Các bậc cha mẹ trẻ cần nghiêm túc nhận rõ vấn đề này, dù bận rộn công việc đến mấy cũng phải dành thời gian cho con, cùng chơi, cùng làm việc và trao đổi tình cảm với con. Tuyệt đối không nên giao khoán quyền lợi nuôi dạy con cho ông bà, đó là biểu hiện vô trách nhiệm đối với tương lai con cái. Về phía ông bà, khi tham gia chăm sóc dạy dỗ cháu, cần kiểm soát tình cảm của mình bằng lý trí, nhận rõ ranh giới giữa yêu thương và nuông chiều, bày tỏ tình cảm yêu thương phải đúng mực. Cần biết rằng tình thương có chừng mực mới có thể giúp cháu trưởng thành. Ngoài ra, ông bà cần làm gương, chớ nên tiêm nhiễm thói xấu của mình cho cháu, cũng không nên trút nỗi bực tức với con dâu và con trai lên cháu, đồng thời chú ý không để lộ sự bất đồng về phương pháp giáo dục trước mặt cháu. Những đứa trẻ “tinh khôn” sẽ biết khai thác bất đồng giữa ông bà và bố mẹ để có lợi cho nó, khiến vai trò của giáo dục gia đình trở nên mờ nhạt, bố mẹ mất hết uy tín trước con trẻ. Nếu giữa mẹ chồng nàng dâu nảy sinh bất đồng về giáo dục con cháu, hai bên cần phải bình tĩnh trao đổi, thống nhất nhận thức và phương pháp giáo dục, không nên đổ lỗi cho nhau hoặc đổ lỗi cho cháu, tạo ra sự căng thẳng trong gia đình. Hơn nữa, bà nội phải chủ động tạo điều kiện cho cháu tiếp xúc thật nhiều với bố mẹ, tăng cường sự tương tác, giao lưu tình cảm giữa con trẻ với bố mẹ. Về phía nàng dâu, cần chủ động xem mình có còn chỗ nào cư xử chưa thoả đáng, sơ suất thì nên bình tĩnh trao đổi với mẹ chồng, hoặc cần thiết thì tách con ra khỏi ông bà. Nếu mẹ chồng, nàng dâu cùng kết hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục con cháu thì sẽ tạo được bầu không khí gia đình đầm ấm, dạy dỗ con cháu tiến bộ, trưởng thành. . Đừng "khoán trắng" con cho ông bà Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ do bận công tác xã hội hay mải bươn chải làm ăn mà đành phải gửi con về quê cho ông bà “nuôi hộ”,. trao đổi tình cảm với con. Tuyệt đối không nên giao khoán quyền lợi nuôi dạy con cho ông bà, đó là biểu hiện vô trách nhiệm đối với tương lai con cái. Về phía ông bà, khi tham gia chăm. hệ (ông bà dạy cháu) không bao giờ có thể thay thế giáo dục con đẻ (bố mẹ dạy con) . Giáo dục con đẻ là phần quan trọng nhất của giáo dục gia đình, nếu thiếu nó thì giáo dục gia đình sẽ không

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan