Cái nghĩa vợ chồng Chị lấy chồng khi vừa 20 tuổi để bao người tiếc ngẩn ngơ. Cuộc đời chị những tưởng được chồng yêu là hạnh phúc, có ai ngờ… Tám năm ròng xuất giá theo chồng, chị chỉ vẻn vẹn có 3 lần được về thăm bố mẹ. Những lúc vui còn đỡ chứ lúc buồn thì thật tủi. Bố mẹ chẳng ở gần để chị chạy về khóc lóc, kể lể. Chị ngoan hiền, đảm đang, tháo vát, ấy vậy mà mới gần 2 tháng về nhà chồng đã gọi điện cho mẹ đẻ tấm tức khóc. Bà Ảnh: images mẹ chồng chị suốt ngày vào ra săm soi, xét nét cô con dâu trên phố mới về. Là con gái thành phố, chân ướt chân ráo về nhà chồng, chị đâu đã lường hết những phức tạp ở chốn quê lại cộng thêm người làm có kẻ xấu, người tốt. Anh chồng yêu chị nhưng nhu nhược, hay ghen, bắt chị nghỉ việc cơ quan ở nhà lo nội trợ. Tiền đưa cho chị anh tính toán chi li từng đồng. Chị khóc thầm vì phải dựa dẫm kinh tế. Vài năm sau, anh chị có điều kiện ra ở riêng. Chị lại nghe tiếng chì tiếng bấc vì sinh con một bề. Cũng từ khi chị sinh đứa thứ hai, mẹ chồng chị thi thoảng lại đánh tiếng mỉa mai chị không sinh được con trai, chồng chị đâm buồn chán nên đời sống vợ chồng cũng có phần nhạt nhẽo. Chị biết thế nên ra sức chăm lo, an ủi chồng. Rồi anh có bồ, là bạn thân của chị. Chị biết nhưng chẳng trách lấy nửa câu. Sống bên cạnh người chồng thờ ơ chị cũng mắc chứng lãnh cảm. Chẳng hiểu và thông cảm cho tâm tư người vợ, ngày nào anh cũng thức tới khuya, ngồi đến 1-2 giờ sáng mới chịu đi ngủ. Bị chị từ chối anh đâm ra cáu bẳn, bỏ đi đâu đến 4-5 giờ sáng mới về. Đã khổ cái tâm giờ chị lại khổ cái thân. Vài người hàng xóm rỉ tai bảo chồng chị nghiện. Chị chẳng tin. Chị thanh minh rằng chồng chị bị bệnh viêm đại tràng mãn tính, ăn được bao nhiêu lại “đi ra” hết, không béo được chứ có nghiện ngập gì. Chị nghĩ thương anh mấy năm nay bỗng nhiên mắc chứng bệnh thổ tả, cứ về đến nhà là vắt chân lên cổ chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Có hôm vội vàng không kịp dựng chân chống, cái xe đổ kềnh. Mà anh đã ngồi thì cũng 2-3 tiếng. Đến giờ ăn cơm, vợ con gọi ầm ĩ cũng chẳng buồn thưa. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Buổi sáng hôm ấy, sau khi anh đi làm, trong lúc dọn dẹp, chị nhặt được cái vỏ ni-lông nhỉ xíu dính bột trắng rớt chỏng trơ dưới chân bồn cầu. Chị bần thần cả người. Không lẽ… Chị mang xuống mách với bố chồng. Anh bị cả gia đình tra hỏi nhưng cương quyết không nhận. Anh cãi anh là nhân viên nhà nước, nghiện đâu mà nghiện. Bố chồng thương con dâu, thương cháu nội chỉ nói đấy là thuốc trị bệnh của anh. Nhưng chồng chị có bệnh thì chị phải biết chứ. Đằng này… Chị buồn. Chị gọi điện về gặp mẹ, sụt sùi khóc mà chẳng dám nói thật, chỉ phụng phịu: “Con nhớ mẹ nên gọi về hỏi thăm”, rồi cúp máy. Linh tính của người mẹ cho biết có chuyện chẳng lành. Cả đêm ấy bà mẹ thắc thỏm không sao chợp mắt được. “Tội cái thân mày quá con ơi”. Nghe bà khóc thương con, ông nằm cũng não nề gan ruột. Càng ngày chồng chị càng trở nên bệ rạc. Chị nghe phong thanh cơ quan anh sắp giảm biên chế. Chị lo. Dạo này tiền anh đưa cho chị đi chợ cũng ít dần. Gần hai chục triệu người ta mang qua nhờ anh chạy việc, chưa làm gì đã hết. Hai chiếc xe máy chẳng biết đi đâu mất một. Chị hỏi anh ậm ừ bảo là cho mượn. Cả cái xe bắt nợ năm ngoái vẫn đắp chiếu nằm ở gian trong cũng không thấy. Lại có người mách chị nhìn thấy anh đi vào hiệu cầm đồ hôm rồi trên thị xã. Trung tuần tháng trước, khi giặt quần áo cho anh chị lại vớ được mấy vỏ nilông và một mẩu giấy bạc. Lần này chị tự tay đem đi nhờ người giám định. Họ bảo đó là hêroin. Chị choáng váng ngất đi, phải có người dìu về tận nhà. Hóa ra chồng chị nghiện thật. Tài chính trong nhà bắt đầu kiệt quệ. Tiền mua đất, xây nhà hai vợ chồng vay mượn còn chưa trả được mà chồng chị lại đổ đốn. Điện thoại gọi đến anh chẳng dám nghe vì sợ người ta đòi nợ. Chị rầu rĩ, gặng hỏi, khóc đến rạc cả người anh mới chịu nhận. Anh bắt đầu ngửa tay xin chị từng đồng. Có khi trong ví chị chỉ còn có 20 ngàn anh cũng lấy đi nốt. Tủi phận mà chẳng biết chia sẻ cùng ai, chị đành đem hai đứa con sang gửi bố mẹ chồng rồi xin phép về đằng ngoại ít bữa. Cũng may, mấy tháng nay có người quen giúp nên chị được nhận vào làm tạp vụ ở một công ty công trình đô thị, lương tháng vài trăm. Cảm thông với hoàn cảnh của chị, mấy anh chị em làm cùng tổ mỗi người dăm ba chục biếu chị gọi là làm quà. Về với mẹ, chị cảm thấy như được an ủi phần nào. Nhìn con gái tội nghiệp đang làm cơm trong bếp mà lòng người mẹ đau như cắt. Bà đứng nép ngoài cửa bụm miệng khóc. Đêm nằm chị hỏi mẹ: “Hay là con về làm đơn, chứ sống thế này, con khổ quá, rồi mấy mẹ con ra đứng đường lúc nào không biết”. Mẹ ôm chặt đầu chị mà nước mắt lưng tròng: “Suy nghĩ cho kỹ con ạ. Vợ chồng sống với nhau cả chục năm dễ thường mà bỏ nhau dễ thế hả con”. Sau đêm ấy chị nói với mẹ rằng chị muốn mời bà về quê với chị mấy hôm để cùng ông bà thông gia tìm cách giải quyết. Chị nghĩ, dẫu chị chẳng còn tình yêu với anh như ngày trước nhưng anh chị còn hai đứa con nhỏ, hơn nữa, giữa anh và chị vẫn còn cái nghĩa vợ chồng… . Cái nghĩa vợ chồng Chị lấy chồng khi vừa 20 tuổi để bao người tiếc ngẩn ngơ. Cuộc đời chị những tưởng được chồng yêu là hạnh phúc, có ai ngờ… Tám năm ròng xuất giá theo chồng, . mẹ chồng chị thi thoảng lại đánh tiếng mỉa mai chị không sinh được con trai, chồng chị đâm buồn chán nên đời sống vợ chồng cũng có phần nhạt nhẽo. Chị biết thế nên ra sức chăm lo, an ủi chồng. . đâu đến 4-5 giờ sáng mới về. Đã khổ cái tâm giờ chị lại khổ cái thân. Vài người hàng xóm rỉ tai bảo chồng chị nghiện. Chị chẳng tin. Chị thanh minh rằng chồng chị bị bệnh viêm đại tràng mãn