Sức mạnh của lời khen trong cuộc sống vợ chồng Không ít ông chồng biết nịnh vợ và rất nhiều bà vợ biết nói ngọt để tha hồ lèo lái chồng mình. Nhưng những lời “có cánh” sẽ nhanh chóng mất phép nhiệm mầu theo thời gian sống chung, bởi chúng cũng như đường hóa học, không nên dùng nhiều vì có tác dụng phụ. Những cặp vợ chồng hiểu được sức mạnh vô song của những lời khẳng định đều không dùng thứ “ngôn ngữ hóa chất” ấy Trước hết, những lời khẳng định chính là những lời khen, nhưng không phải khen chỉ vì muốn làm vui lòng người được khen. Những lời khẳng định nói lên cảm nhận giá trị nơi người bạn đời, mang lại một điều lớn hơn niềm vui rất nhiều, đó là hạnh phúc! Những câu xác định thật đơn giản, chẳng hạn: “Bộ đồ này làm dáng em rất đẹp”; “Món bún bò Huế em nấu anh ăn thấy ngon hơn ở ngoài. Anh ghiền bún bò Huế em nấu”. “Tối nay anh rửa chén giùm em, em thấy vui lắm”. “Hồi sáng em quên nhưng anh đã nhớ đưa rác ra ngoài cho người thu rác tới lấy rồi, hay quá!” dù nội dung khác nhau nhưng thông điệp chung là: Vợ (chồng) biết mình có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của nhau, qua những việc cụ thể, nhỏ nhặt. Một người vợ than với chuyên viên tư vấn là từ mấy tháng nay cô muốn chồng sơn lại hàng rào nhưng anh ấy có vẻ sẽ không bao giờ làm. Không phải chồng cô lười nhác, bởi theo lời cô, anh thường tận dụng những ngày cuối tuần để làm cái này, sửa cái nọ trong nhà. Nhưng thật khó hiểu là mặc cho cô nhắc nhở, cái hàng rào vẫn chưa được sơn! Và đến một chủ nhật kia thì “chiến sự” bùng nổ khi cô cự nự: “Trời nắng đẹp như thế này thì sơn hàng rào có phải hay biết bao nhiêu, vậy mà anh lại đi lo rửa xe hơi”. Chuyên viên tư vấn khuyên người vợ đừng nhắc gì đến chuyện sơn hàng rào nữa, mà mỗi khi anh làm được việc gì khiến cô hài lòng, cô hãy nói cho anh biết điều đó. Cô làm theo dù vẫn hơi nghi ngờ công hiệu của lời khuyên đó, không ngờ chỉ ít lâu sau, cái hàng rào đã được sơn. Lời khen có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hơn là những lời lải nhải, lằng nhằng! Ở đây không có nghĩa nhà tư vấn khuyên người vợ khen chồng để chồng cô làm điều cô muốn. Mục đích của tình yêu không phải là làm gì để có được điều bạn muốn mà là làm gì để người bạn yêu thấy hạnh phúc. Theo cấu trúc tâm lý con người, khi được công nhận những gì đã cống hiến, ta sẽ càng muốn đáp ứng nguyện vọng của người mình yêu nhiều hơn nữa. Một hình thái khác trong loại ngôn ngữ xác định của tình yêu là những lời khích lệ. Ai cũng có những lĩnh vực mà mình cảm thấy không chắc chắn. Không đủ can đảm thường cản trở chúng ta đạt được những điều mà ta muốn làm. Có lẽ, những khả năng tiềm ẩn trong người bạn đời của ta về một lĩnh vực còn chưa chắc chắn nào đó đang chờ đợi những lời khích lệ. Anh ấy (cô ấy) đang cần ai đó cho mình thấy được bước đi đầu tiên vào một lĩnh vực tiềm năng nào đó còn chưa khai thác trong đời. Những lời nói của bạn có thể đem là cho anh ấy (cô ấy) sự can đảm cần thiết để đi được bước đầu tiên đó. Nhưng đừng lầm lẫn với việc thúc bách người bạn đời làm điều bạn muốn. Ví dụ, ông chồng muốn vợ giảm cân và cho rằng "tôi đã khuyến khích cô ấy” nhưng người vợ lại thấy anh đang chỉ trích cô quá béo! Hãy khôn khéo: Chỉ khi nào tự cô ấy muốn giảm cân bạn mới khuyến khích, bằng không cô ấy sẽ nghi là bạn muốn lên lớp, phê phán! Lúc nào mà bạn nghe vợ mình nói: “Chắc tháng tới em phải đăng ký đi tập thể dục thẩm mỹ thôi!” thì đó là cơ hội để bạn dành cho nàng những lời khuyến khích đấy. Một câu: “Nếu em đã quyết định như vậy thì anh dám chắc em sẽ thành công. Bởi vì một trong những điều mà anh thích ở em là khi em đã quyết định chuyện gì thì em làm đến cùng. Em đừng lo chuyện tiền bạc, để đó cho anh!” sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong cuộc chơi “chung sức” của hai vợ chồng bạn đấy! Cách bộc lộ mong muốn là hết sức quan trọng. Nếu chúng được đưa ra như những mệnh lệnh thì chỉ hư bột hư đường! Cách khôn ngoan là thể hiện điều mong muốn như một lời yêu cầu khéo léo, một sự hướng dẫn. Ông chồng nào nói như vầy: “Em có nhớ món lẩu cá thác lác em nấu không? Anh thích món đó lắm! Cuối tuần này em nấu lại món đó em nhé!” là đang cung cấp cho người vợ một sự hướng dẫn cách thể hiện tình yêu với chồng. Ngược lại, ông chồng nào nói: "Kể từ ngày có con thì toàn ăn cơm tháng, cuối tuần chả bao giờ em nấu nướng gì như trước! Chắc phải chờ 18 năm nữa chuyện đó mới lặp lại!” không phải là cách nói của một người lớn mà là của một cậu thiếu niên hay ganh tị. Hoặc cô vợ nào nói: "Nếu anh không mau lo thông máng xối thì thế nào nó cũng sập xuống vì cây sẽ mọc được trên máng xối cho mà xem!” thì không có tình yêu trong đó mà chỉ như một bà mẹ chuyên quyền! Khi yêu cầu, hãy nói những lời khẳng định những khả năng người bạn đời làm được mà rất có ý nghĩa đối với bạn. Tình yêu luôn là một sự lựa chọn, vậy khi yêu cầu bạn nên đưa ra sự lựa chọn để anh ấy (cô ấy) quyết định có nên đáp ứng hay không. Điều này rất có ý nghĩa, bởi đôi khi người ta buộc phải đáp ứng yêu cầu vì sợ thấy có lỗi hoặc vì một cảm xúc nào khác chứ không phải vì tình yêu. Tâm lý học nói rằng trong sâu thẳm của mỗi con người đều có nhu cầu được khen ngợi, được đề cao. Những lời khẳng định sẽ thỏa mãn nhu cầu này ở rất nhiều người. Bạn cũng có thể dành cho vợ (chồng) mình những lời khẳng định một cách gián tiếp. Nếu bạn nói với mẹ cô ấy về những điểm tốt của vợ mình thì khi đến tai nàng, những điều bạn nói sẽ được khuếch đại thêm và bạn sẽ ghi điểm còn nhiều hơn! Nhà văn Mark Twain từng nói: “Tôi có thể sống hai tháng bằng một lời khen”. Người bạn đời của bạn chắc chắn cần nhiều hơn thế! (Theo DNSGCT) . Sức mạnh của lời khen trong cuộc sống vợ chồng Không ít ông chồng biết nịnh vợ và rất nhiều bà vợ biết nói ngọt để tha hồ lèo lái chồng mình. Nhưng những lời “có cánh” sẽ. sơn. Lời khen có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hơn là những lời lải nhải, lằng nhằng! Ở đây không có nghĩa nhà tư vấn khuyên người vợ khen chồng để chồng cô làm điều cô muốn. Mục đích của tình. chung là: Vợ (chồng) biết mình có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của nhau, qua những việc cụ thể, nhỏ nhặt. Một người vợ than với chuyên viên tư vấn là từ mấy tháng nay cô muốn chồng sơn