Bạn có phải là người phụ nữ dễ chịu? Không phải bạn cố gắng bằng mọi cách làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng bạn nên trở thành người dễ chịu đối với các đồng nghiệp và cho cả chính mình. 1 – Không ngồi lê đôi mách Ở các công sở người ta e ngại nhất là những người không có việc gì để làm. Những người này có quá nhiều thời gian rảnh rỗi để soi mói nhòm ngó và bắt lỗi người khác. Mọi rắc rối thường phát sinh từ những người có Ảnh: Huyền Vũ quá nhiều thời gian rảnh rỗi bởi "Nhàn cư vi bất thiện". Trong mọi trường hợp, kể cả khi công việc quá ít, bạn hãy tự tìm ra công việc để bận rộn. Học thêm ngoại ngữ, nâng cao chuyên môn, thậm chí là có thể theo đuổi một lĩnh vực mà bạn ưa thích, nhưng đừng làm người rỗi việc, đừng tham gia vào nhóm những người nhiều chuyện. Ngay cả khi bạn bị lôi kéo dụ dỗ thì bạn cũng nên tìm cách để khéo léo thoát ra. Đừng tuyệt tình với họ để gây thù oán, nhưng nên biết những giới hạn nhất định mà mình không nên bước qua. 2 – Nói ít, làm nhiều Nơi công sở những người nói nhiều hơn làm cũng là những đối tượng nên tránh. Hoặc họ là những người ba hoa hữu danh vô thực, hoặc họ là những người mồm mép đỡ chân tay, hay tâng công, tự đánh bóng bản thân mình. Bạn nên xác định lý do để bạn có mặt ở công sở chính là công việc. Vì vậy, hãy tập trung vào công việc chuyên môn của mình. Hiệu quả công việc sẽ nói thay bạn tất cả. Lãnh đạo, đồng nghiệp đều không thích những người nói quá nhiều mà không làm được việc. Hãy tỏ ra là người luôn có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc của mình và khẳng định mình bằng công việc chứ không phải bằng những lời nói suông. Những người hay ba hoa, khoe khoang đến một lúc nào đó sẽ làm mọi người thất vọng và hơn thế nữa là khó chịu, khi họ không thể làm được những việc mà họ đã hứa. 3 – Không chỉ trích Trong công việc, khi gặp những điều mà bạn không vừa ý, bạn nên cố gắng giải quyết ngay lúc đó. Bạn không nên giữ điều bực bội không vừa ý trong lòng, để rồi đến một lúc nào đó lại chỉ trích người khác. Những vấn đề có thể giải quyết bằng cách nói chuyện thẳng thắn trực tiếp bạn cũng nên làm ngay. Không ai thích mình bị phê bình, chỉ trích ở chỗ đông người trong những cuộc họp và nhất là những dịp quan trọng như tổng kết cuối năm, bình xét thi đua… Đừng bao giờ làm nghiêm trọng vấn đề khi nó có thể giải quyết được ngay khi vừa xảy ra với chính những người liên quan. Lúc đó người mắc lỗi cũng dễ dàng thừa nhận khiếm khuyết và khắc phục hậu quả. 4 – Không đổ lỗi Trong mọi trường hợp bạn không nên đổ lỗi cho người khác. Nếu là những công việc mà bạn cũng tham gia, hãy góp ý rút kinh nghiệm ngay trong nội bộ những người cùng làm. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm chính, phụ trách cả nhóm bạn càng không nên đổ lỗi cho người khác. Bạn nên đứng ra nhận trách nhiệm chung cho cả nhóm và cùng nhau rút kinh nghiệm cùng khắc phục. Khi thành công, bạn cùng mọi người hưởng thành quả, khi thất bại, bạn cũng nên cùng chia sẻ trách nhiệm với họ. Trong nhóm mọi người đều sẽ biết ai là người có lỗi lớn nhất, chính vì vậy bạn không cần phải quá bới lông tìm vết qui trách nhiệm cho người làm sai. Điều này sẽ khiến tất cả các cộng sự đều cảm nhận được trách nhiệm chung, cùng gắn bó, đoàn kết để làm việc tốt hơn. . Bạn có phải là người phụ nữ dễ chịu? Không phải bạn cố gắng bằng mọi cách làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng bạn nên trở thành người dễ chịu đối với các đồng. mọi trường hợp bạn không nên đổ lỗi cho người khác. Nếu là những công việc mà bạn cũng tham gia, hãy góp ý rút kinh nghiệm ngay trong nội bộ những người cùng làm. Nếu bạn là người chịu trách. bạn cũng nên cùng chia sẻ trách nhiệm với họ. Trong nhóm mọi người đều sẽ biết ai là người có lỗi lớn nhất, chính vì vậy bạn không cần phải quá bới lông tìm vết qui trách nhiệm cho người làm