1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Không tự tăng liều thuốc bổ docx

3 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 131,67 KB

Nội dung

Không tự tăng liều thuốc bổ Thông thường khi được các bác sĩ kê đơn thuốc ngoài các thuốc để điều trị bệnh thì còn kèm theo các thuốc bổ giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khoẻ. Chưa kể không ít người còn chọn sử dụng thuốc bổ thay thế cho thực phẩm dinh dưỡng. Các loại thuốc này có chức năng chống suy nhược thần kinh, bổ sung vitamin, khoáng chất và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như nhân sâm, a-xít amin, chất tạo đạm Trên thị trường dược phẩm hiện nay có nhiều loại thuốc bổ dạng thuốc nước, thuốc bột, viên nang, viên sủi. Thuốc bổ dạng ống (nước) được nhiều người lựa chọn vì có mùi thơm của trái cây, lại dễ sử dụng và không cần kê đơn. Thế nhưng, ưu điểm này cũng là con dao hai lưỡi. Thuốc bổ và các loại vitamin A, B, C, D, E nhìn chung, có tác dụng dự phòng và bổ trợ chữa trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc bổ cũng là thuốc, mà đã là thuốc thì ít nhiều đều có độc tính. Nếu dùng thuốc bổ quá liều có thể gây nên tình trạng giảm ngon miệng khi ăn, hoặc tinh thần dễ bị kích động và mất ngủ, thậm chí gây chảy máu cam. Chẳng hạn, dùng nhiều vitamin A hàng ngày trong một thời gian dài sẽ gây ngộ độc, dẫn đến đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể làm sưng gan và tỳ, đau khớp xương, vàng da. Người uống canxi quá liều sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tăng quá trình xơ cứng mạch máu. Uống liều cao thuốc kali bổ sung sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim và có thể ảnh hưởng tới sự sống. Dùng thuốc bổ cần phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng thuốc bổ cần phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, phải tùy bệnh mà dùng thuốc, thiếu thứ gì thì bổ sung thứ đó chứ không nên dùng bừa bãi, tùy tiện. Để thay thế các loại vitamin bổ dưỡng, chúng ta chỉ cần tận dụng các thức ăn có sẵn trong thiên nhiên để chế biến, ăn uống một cách hợp lý và không nên dùng thuốc để thay thế cho các loại thức ăn trong trường hợp sức khỏe bình thường. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cần chú trọng bảo đảm đầy đủ chế độ dinh dưỡng thiết yếu, cân bằng để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Việc bổ sung vitamin chỉ cần khi nhu cầu cơ thể tăng cao, thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ, rối loạn hấp thu vitamin từ ruột, nguồn dinh dưỡng không đảm bảo yêu cầu. Đặc biệt, nếu bạn đang phải uống thuốc vì một loại bệnh nào đó thì càng không được tùy tiện uống vitamin, bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Khi dùng vitamin ta cần lưu ý với các loại vitamin tan trong dầu mỡ, như: vitamin A, D, E, K cần có chế độ ăn nhiều chất béo. Do bài xuất ít theo nước tiểu, nếu dùng liều cao, vitamin tích lũy dễ gây ngộ độc. Vitamin có loại dùng riêng, có loại dùng phối hợp như Polyvitamin. Dùng loại phối hợp có ưu điểm dùng cùng một lúc nhiều loại vitamin có hiệu quả nhanh, nhưng có trường hợp không cần thiết vì có thể gây thừa vitamin. Dược sĩ Ngô Mạnh . Không tự tăng liều thuốc bổ Thông thường khi được các bác sĩ kê đơn thuốc ngoài các thuốc để điều trị bệnh thì còn kèm theo các thuốc bổ giúp cho bệnh nhân nhanh. Dùng thuốc bổ cần phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng thuốc bổ cần phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, phải tùy bệnh mà dùng thuốc, thiếu thứ gì thì bổ. con dao hai lưỡi. Thuốc bổ và các loại vitamin A, B, C, D, E nhìn chung, có tác dụng dự phòng và bổ trợ chữa trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc bổ cũng là thuốc, mà đã là thuốc thì ít nhiều đều

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN