On tap HKII - 10NC

5 368 0
On tap HKII - 10NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 10 NC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Tính chất nào sau đây không phải của khí clo? A. Tan hoàn toàn trong nước B. Có màu vàng lục C. Có tính tẩy trắng khi ẩm D. Mùi hắc, rất độc 2. Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo? A. NaCl, KMnO 4 B. NaOH, Ca(OH) 2 C. CaCO 3 , KCl D. HCl, CaCl 2 3. Chất nào sau đây dùng để loại bỏ Cl 2 có lẫn không khí? A. Fe(OH) 3 B. Ca(OH) 2 C. HCl D. Na 2 SO 4 4. Những chất nào sau đây dùng để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm? A. KCl, MnO 2 B. KMnO 4 C. CaCl 2 D. NaCl, H 2 SO 4 5. Người ta có thể điều chế Clo trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nào sau đây? A. Đun nhẹ HCl đậm đặc với MnO 2 B. Đun nhẹ HCl với Mn(SO 4 ) 2 C. Cho axit HCl tác dụng với H 2 SO 4 D. Không có cách nào trong các cách trên 6. Khi cho khí clo vào dd chứa KOH đậm đặc có dư, đun nóng thì dd thu được chứa: A. KCl, KOH dư B. KCl, KClO, KOH dư C. KCl, KClO 3 , KOH dư D. Kết quả khác 7. Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí Clo? A. Dùng MnO 2 oxi hóa HCl B. Dùng KMnO 4 oxi hóa HCl C. Dùng K 2 Cr 2 O 7 oxi hóa HCl D. Dùng K 2 SO 4 oxi hóa HCl 8. Khi axit sunfuric đậm đặc được cho vào NaCl (rắn), khí sinh ra là: A. H 2 S B. Cl 2 C. SO 2 D. HCl 9. Đổ dd AgNO 3 vào dd muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI 10. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách dùng MnO 2 oxi hóa HCl. Trong phản ứng này, số phân tử HCl bị oxi hóa và phân tử HCl tạo muối là: A. 1 và1 B. 2 và 2 C. 2 và 4 D. 4 và1 11. Dẫn khí clo đi vào dd FeCl 2 , nhận thấy dd từ màu vàng lục chuyển sang màu nâu. Phản ứng này thuộc loại PƯ: A. Trung hòa B. Phân hủy C. Thế D. Oxi hóa khử 12. Cho biết các chất nào tạo thành khi cho axit clohidric đặc nóng tác dụng với clorua vôi. A. Cl 2 + CaCl 2 + H 2 O B. CaCl 2 + HCl C. CaCl 2 + H 2 O D. CaCl 2 + HCl + H 2 O 13. Trong phản ứng: CaOCl 2 (r) + 2HCl (dd)  CaCl 2 (dd) + Cl 2 (k) + H 2 O (l) Nguyên tố clo trong hợp chất CaOCl 2 có vai trò: A. Chất khử B. Chất khử và chất oxi hóa C. Chất oxi hóa D. Không là chất oxi hóa lẫn chất khử 14. Tìm câu đúng, câu sai. A. Khí hidro clorua có mùi dễ thở, nhẹ hơn không khí. B. Khí hidro clorua tan nhiều trong nước. C. Thuốc thử để nhận ra axit HCl là dd AgNO 3 . D. Axit clohidric không làm đổi màu quỳ tím. 15. Khí clo tác dụng với dd kiềm đặc tạo muối clorat, có một phần clo bị khử và đồng thời một phần clo bị oxi hóa. Tỉ lệ nguyên tử clo bị khử với số nguyên tử clo bị oxi hóa là: A. 1:1 B. 3:1 C. 5:1 D. 7:1 16. Cl 2 không phản ứng với: A. Fe, Cu, Al B. N 2 , O 2 C. P D. NaOH, Ca(OH) 2 17. Xét phản ứng: 16HCl + 2KMnO 4  5Cl 2 + 2MnCl 2 + 8H 2 O + 2KCl. Trong phản ứng này, vai trò của HCl là: A. Chất oxi hóa B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường. C. Chất khử D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. 18. Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen? A. NaCl + NaClO + H 2 O B. NaCl + NaClO 2 + H 2 O C. NaCl + NaClO 3 + H 2 O D. NaCl + NaClO 4 + H 2 O 19. Axit có tính oxi hóa mạnh nhất là: A. HClO B. HClO 2 C. HClO 3 D. HClO 4 20. Nguyên tố clo có số oxi hóa +3 trong hợp chất: A. HClO B. HClO 2 C. HClO 3 D. HClO 4 21. Axit mạnh nhất là: A. HClO B. HClO 2 C. HClO 3 D. HClO 4 22. Axit nào sau đây phản ứng với NaOH tạo thành natri hipoclorua? A. HCl B. HClO C. HClO 2 D. HClO 3 23. Không nên dùng bình thủy tinh để chứa chất nào sau đây? A. HNO 3 B. HF C. H 2 SO 4 D. HCl 24. Ion nào không bị oxi hóa bằng những chất hóa học? A. I - B. F - C. Cl - D. Br - 25. Brom và Clo khác nhau ở chỗ: A. Số axit tạo thành B. Đặc tính của các hợp chất C. Hoạt tính hóa học D. Khả năng thể hiện số oxi hóa 26. Dd X không màu, tác dụng với dd bạc nitrat, sản phẩm có màu vàng. X là: A. Đồng (II) bromua B. Sắt (III) nitrat C. Natri iotua D. Chì (II) clorua 27. Có thể dùng phản ứng nào để điều chế Br 2 ? A. HBr + MnO 2 B. Cl 2 + KBr C. KBrO 3 + HBr D. Tất cả đều đúng 28. Để điều chế F 2 ta có thể dùng phương pháp nào sau đây? A. Đun KF với H 3 PO 4 đặc ở t 0 cao B. Đun KF với H 2 SO 4 đặc ở t 0 cao C. Điện phân nóng chảy KF D. Điện phân dd KF 29. Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại (không xảy ra phản ứng)? A. Khí Cl 2 và khí O 2 B. Khí Cl 2 và khí HI C. Khí Cl 2 và khí H 2 S D. Khí HCl và khí NH 3 30. Chiều giảm hoạt tính của halogen là: A. Cl > F > Br > I B. F > Cl > Br > I C. I > Br > Cl > F D. I > Br > F > Cl 31. Tính khử của F - , Cl - , Br - , I - được xếp theo giá trị tăng dần như sau: A. Br - < I - < F - < Cl - B. Br - < I - < Cl - <F - C. F - < Cl - < Br - < I - D. I - < Br - < Cl - < F - 32. Màu sắc của chất rắn AgCl, AgBr, AgS lần lượt là: A. Trắng, vàng nhạt, vàng đậm B. Trắng, trắng, vàng C. Vàng, đen, đen D. Trắng, vàng, đen 33. Xét phản ứng: SO 2 + Br 2 + 2H 2 O  2HBr + H 2 SO 4 Trong phản ứng này, vai trò của Br 2 là: A. Chất oxi hóa C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường. B. Chất khử D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. 34. Trong các chất sau: FeCl 3 , Cl 2 , HCl, HF, H 2 S, Na 2 SO 4 . Chất nào có thể tác dụng với dd KI để tạo thành I 2 ? A. HF và HCl B. Cl 2 C. Na 2 SO 4 và H 2 S D. FeCl 3 và Cl 2 35. Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạng tinh thể phân tử? A. Clo B. Brom C. Flo D. Iot 36. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58,5g natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146 g nước. Tính nồng độ phần trăm dd thu được. Các phản ứng đều hoàn toàn. A. 25% B. 5,2% C. 20% D. 15% 37. Cho 2,5g KMnO 4 (có chứa tạp chất) tác dụng với dd HCl dư thu được lượng khí clo đủ đẩy được iot ra khỏi dd chứa 8,3g KI. Tính độ tinh khiết của KMnO 4 đã dùng. A. 63,2% B. 74% C. 80% D. 59,25% 38. Khi cho 13g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl. Khối lượng muối ZnCl 2 được tạo thành trong phản ứng là: A. 20,4g B. 10,2g C. 30,6g D. 40g 39. Trộn 50 ml dd Ba(OH) 2 0,04M với 150 ml dd HCl 0,06M thu được dd B. Nồng độ mol của muối BaCl 2 trong dd B là: A. 0,05M B. 0,01M C. 0,17M D. 0,08M 40. Hòa tan 8,9g hỗn hợp kim loại gồm Mg và Zn vào dd axit HCl 2M thì thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Thể tích dd HCl đã dùng là: A. 350 ml B. 200 ml C. 168 ml D. 256 ml 41. Để có được dd NaCl 16% cần phải lấy bao nhiêu gam NaCl hòa tan vào 210g nước? A. 40g B. 38,1g C. 42,5g D. 56,2g 42. Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm VIA. Từ nguyên tố O đến nguyên tố Te: A. Bán kính nguyên tử tăng dần B. Độ âm điện nguyên tử giảm dần C. Tính axit của hợp chất hidroxit giảm dần D. Tính bền của hợp chất với hidro tăng dần 43. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dd NaOH, Ba(OH) 2 , HCl, H 2 SO 4 , BaCl 2 . Số hóa chất tối thiểu để phân biệt chúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 44. Có 5 ống nghiệm chứa 5 dd sau: Ba(NO 3 ) 2 , H 2 SO 4 , NaOH, HCl, Ba(OH) 2 . Biết rằng chỉ dùng một hóa chất duy nhất để nhận biết chúng. Hóa chất đó là: A. phenolphtalein B. Quỳ tím C. dd HCl D. Dd BaCl 2 45. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử? A. 2H 2 SO 4 + S  3SO 2 + 2H 2 O B. 6H 2 SO 4 + 2Fe  Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O C. 4H 2 SO 4 + Fe 3 O 4  FeSO 4 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + 4H 2 O D. 4H 2 SO 4 + 2FeO  Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O 46. Hidro peoxit có thể tham gia những phản ứng: H 2 O 2 + 2KI  I 2 + 2KOH (1); H 2 O 2 + Ag 2 O  2Ag + H 2 O + O 2 (2) Tính chất của H 2 O 2 được diễn tả đúng nhất là: A. H 2 O 2 chỉ có tính oxi hóa C. H 2 O 2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử B. H 2 O 2 chỉ có tính khử D. H 2 O 2 không có tính oxi hóa và không có tính khử. 47. Chọn phát biểu đúng. A. Oxi có 2 dạng thù hình là 17 O và 18 O. B. Oxi chỉ có 2 số oxi háo là 0 và -2. C. Số oxi hóa -2 là số oxi hóa bền nhất của Oxi. D. Oxi không bao giờ thể hiện tính khử khi phản ứng với các chất khác. 48. Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dd tinh bột và kali iodua thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do: A. Sự oxi hóa ozon B. Sự oxi hóa kali C. Sự oxi hóa iodua D. Sự oxi hóa tinh bột. 49. Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hóa? A. O 2 , Cl 2 , S 2 B. O 3 , KClO 4 , H 2 SO 4 C. H 2 O 2 , HCl, SO 3 D. HBr, FeSO 4 , KMnO 4 50. Trong phản ứng nào sau đây H 2 O 2 đóng vai trò là chất khử? A. H 2 O 2 + KI  I 2 + KOH B. H 2 O 2 + KCrO 2 + KOH  K 2 CrO 4 + H 2 O C. H 2 O 2 + Cl 2  O 2 + HCl D. H 2 O 2 + FeSO 4 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O 51. Các đơn chất của dãy nào vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. Br 2 , Ca, O 2 B. S, Cl 2 , Br 2 C. Cl 2 , O 3 , S D. Na, F 2 , S 52. Trong các hợp chất sau của S, hợp chất nào không thể dùng làm chất khử? A. SO 2 B. K 2 SO 3 C. H 2 SO 4 D. Na 2 S 53. Muốn tinh chế H 2 có lẫn H 2 S, ta dẫn hỗn hợp khí vào dd: A. HCl B. Na 2 SO 4 C. NaOH D. H 2 SO 4 đặc 54. Sục H 2 S vào dd nào sẽ không tạo kết tủa? A. Ca(OH) 2 B. CuSO 4 C. AgNO 3 D. Pb(NO 3 ) 2 55. Phản ứng nào không để điều chế H 2 S? A. S + H 2 B. FeS + HCl C. FeS + HNO 3 D. Na 2 S + H 2 SO 4 56. Trong số các chất khí sau: Cl 2 , HCl, SO 2 , H 2 S. Chất có độ tan trong nước cao nhất là: A. Cl 2 B. HCl C. SO 2 D. H 2 S 57. Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hóa học của S và hợp chất của S? A. Axit sunfuric chỉ có tính oxi hóa. B. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Hidro sunfua vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 58. Cho 3 chất H 2 SO 4 đặc P 2 O 5 , CaO. Có thể dùng chất nào trong 3 chất trên để làm khô khí H 2 S? A. P 2 O 5 B. H 2 SO 4 đặc C. CaO D. Cả 3 chất 59. Cho các chất sau: Fe, Fe 2 O 3 , C 12 H 22 O 11 , Au, Cu, SO 2 . Có bao nhiêu chất tác dụng được với H 2 SO 4 đặc nóng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 60. Kim loại nào sau đây không tác dụng với H 2 SO 4 đặc nguội? A. Al B. Mg C. Fe D. Cả A và B đều đúng 61. Axit sunfuric và muối của nó có thể nhận biết nhờ: A. Chất chỉ thị màu B. Dd muối bari C. Phản ứng trung hòa D. Sợi dây đồng 62. Người ta phân biệt SO 2 , SO 3 bằng: A. dd Br 2 B. dd KMnO 4 C. dd BaCl 2 D. tất cả đều đúng 63. Trong hợp chất nào sau đây, nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa? A. KHS B. Na 2 SO 3 C. SO 2 D. H 2 SO 4 64. Từ 300 tấn quặng pyrit sắt (chứa 20% tạp chất) thì sản xuất được khối lượng dd H 2 SO 4 98% (hiệu suất 90%) là: A. 400 tấn B. 300 tấn C, 360 tấn D. kết quả khác 65. Thể tích khí SO 2 (đktc) tạo thành khi cho 9,6g S phản ứng hoàn toàn với 4,48 lít O 2 (đktc) là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 11,2 lít 66. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất? A. H 2 S B. H 2 Te C. H 2 Se D. H 2 O 67. Một dd chứa 1 mol H 2 SO 4 được trộn lẫn với một dd chứa 1mol NaOH. Hỗn hợp được bay hơi cho đến khô. Chất rắn còn lại sau quá trình bay hơi là: A. H 2 SO 4 B. NaHSO 4 C. NaOH D. Na 2 SO 4 68. Cho 12g kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dd H 2 SO 4 loãng thu được 11,2 lít khí (đkc). Kim loại đó là: A. Ca B. Fe C. Zn D. Mg 69. Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O 3 có tỷ khối hơi so với hidro là 18. Phần trăm theo thể tích của O 2 và O 3 trong A lần lượt là: A. 60% và 40% B. 30% và 70% C. 75% và 25% D. 40% và 60% 70. Để 5,6g Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 7,2g hỗn hợp các oxit. Khối lượng H 2 O tạo ra khi dùng H 2 khử hoàn toàn các oxit sắt ở nhiệt độ cao là: A. 3,2g B. 1,6g C. 3,6g D. 1,8g II- PHẦN TỰ LUẬN A. Nhận biết các dd chứa trong các lọ mất nhãn sau: 1. Không giới hạn thuốc thử: a) Na 2 S, Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 , NaCl, CuSO 4 b) MgSO 4 , K 2 CO 3 , BaCl 2 , Na 2 SO 3 c) NaOH, HCl, H 2 SO 4 , MgSO 4 , BaCl 2 2. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử a) Chỉ dùng quỳ tím: Na 2 S, MgSO 4 , K 2 SO 3 , NaCl, H 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 CO 3 , Ba(NO 3 ) 2 b) Na 2 S, MgSO 4 , K 2 SO 3 , KNO 3 , BaCl 2 c) Chỉ dùng thêm H 2 SO 4 loãng: NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , CaCO 3 , MgCO 3 , NaOH 3. Không dùng thêm thuốc thử: a) NaCl, H 2 SO 4 , CuSO 4 , BaCl 2 , NaOH b) CuCl 2 , AlCl 3 , MgSO 4 , NaOH, NaCl B. Hoàn thành các sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) 1) HCl  Cl 2  FeCl 3  NaCl  HCl  CuCl 2  AgCl 2) KClO  HClO  Cl 2 KCl  Cl 2 KClO 3  KCl  AgCl 3) Cl 2  Br 2  PBr 3  HBr  Br 2  HBrO 3  KBrO 3 4) HI  I 2  NaI  I 2  HIO 3  NaIO 3 5) SO 2  Na 2 SO 3  NaHSO 3  Na 2 SO 3  Na 2 SO 4 6) Na 2 SO 4  BaSO 4 S  SO 2  SO 3  H 2 SO 4  SO 2  H 2 SO 3 Na 2 SO 3 7) SO 3  H 2 SO 4  SO 2 FeS 2  SO 2  HCl  H 2 S  H 2 SO 4 Cl 2  KClO 3  O 2 8) S  NO 2 FeS  H 2 S  H 2 SO 4  CuSO 4  Cu(NO 3 ) 2  O 2 SO 2  HBr C. Điều chế 1. Từ Fe, Cu, S, Cl 2 và H 2 O có thể điều chế được những axit và muối nào? 2. Từ quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước và chất xúc tác thích hợp. Viết các phương trình phản ứng điều chế: nước Javen, Na 2 SO 3 , Na 2 SO 4 , natri clorat, NaHSO 3 , sắt (II) sunfat. D. Toán 1. Hòa tan hoàn toàn 24,8g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào H 2 SO 4 đặc, nóng và dư ta thu được dd A. Cô cạn dd thu được 132g hỗn hợp muối khan. Cũng lấy 24,8 g hỗn hợp X cho phản ứng với HCl dư thấy thoát ra 11,2 lít khí H 2 ở đkc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 2. Cho 16,6g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu vào H 2 SO 4 loãng, dư thu được 11,2 lít khí. Cũng lấy 16,6g X phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nóng , dư thì thu được 13,44 lít khí SO 2 . Các khí đo ở đkc. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Lượng khí SO 2 ở trên dẫn qua 250 ml dd NaOH 2,5M. Xác định khối lượng các chất trong dd sau phản ứng. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 3. Hòa tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Al vào H 2 SO 4 loãng dư ta thu được dd A và 4,48 lít khí ở đkc. Cho dd A tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 3,2g chất rắn. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong X. 4. Dùng 100g quặng pirit chứa 72% FeS 2 để điều chế H 2 SO 4 bằng phương pháp tiếp xúc. Cho toàn bộ axit thu được tác dụng với Cu để thu được CuSO 4 .5H 2 O. Tính khối lượng CuSO 4 .5H 2 O thu được biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%. 5. Cho 9,52g hỗn hợp natri sunfat, natri sunfit và natri hidro sunfit tác dụng vừa đủ với dd H 2 SO 4 , sinh ra 1008 ml khí ở đkc. Mặt khác 2,38g hỗn hợp trên tác dụng vừa hết với 18ml dd NaOH 0,5M. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp. 6. Một hỗn hợp X gồm 2 muối sunfit và hidro sunfit của cùng một kim loại kiềm. Cho 43,6g hỗn hợp X tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng dư. Khí sinh ra làm mất màu vừa đủ 100 ml dd KMnO4. Cũng 43,6g hỗn hợp X thì tác dụng vừa đủ với 100 ml dd NaOH 1M. a) Xác định kim loại kiềm. b) Tính % mỗi muối trong hỗn hợp đầu. c) Cho toàn bộ khí A hấp thụ vào 500g dd Ba(OH) 2 6,84%, Tính nồng độ của các chất trong dd thu được. 7. Một hỗn hợp gồm oxi và ozon có tỉ khối so với He bằng 10,24. Nếu cho hỗn hợp đi từ từ đi qua dd KI có dư thì thu được 50 lít khí. a) tính thể tích của oxi và ozon có trong hỗn hợp. b) cần thêm vào hỗn hợp trên bao nhiêu lít ozon để thu được hỗn hợp mới có tỉ khối so với He bằng 10,677. . F - , Cl - , Br - , I - được xếp theo giá trị tăng dần như sau: A. Br - < I - < F - < Cl - B. Br - < I - < Cl - <F - C. F - < Cl - < Br - < I - D. I -. nào sau đây? A. HNO 3 B. HF C. H 2 SO 4 D. HCl 24. Ion nào không bị oxi hóa bằng những chất hóa học? A. I - B. F - C. Cl - D. Br - 25. Brom và Clo khác nhau ở chỗ: A. Số axit tạo. < I - < Cl - <F - C. F - < Cl - < Br - < I - D. I - < Br - < Cl - < F - 32. Màu sắc của chất rắn AgCl, AgBr, AgS lần lượt là: A. Trắng, vàng nhạt,

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan