ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 10 Mã đề : A I.Phần chung (dành cho cả 2 chương trình chuẩn và nâng cao) Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích : “Trao duyên”.(5đ) Câu 2: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 dòng ,có sử dụng thao tác lập luận diễn dịch để trình bày ý kiến của mình về tình trạng học sinh quay cóp trong thi cử.(3đ) II.Phần riêng (học chương trình nào chỉ chọn chương trình đó) Chương trình chuẩn : Câu 3: Nêu các tầng cấu trúc của văn bản văn học (1đ) Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong ví dụ (1đ) Khi tỉnh rượu ,lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa . (Truyện Kiều) Chương trình nâng cao: Câu 3: Nêu yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về mặt ngữ âm,chữ viết .Phân tích cái hay của cách sử dụng thanh điệu trong câu thơ sau:(1đ) Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương (Tản Đà) Câu 4: Nêu những đặc điểm của văn bản văn học trung đại Việt Nam để biết cách đọc hiểu (1đ) ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 10 Mã đề : B I.Phần chung (dành cho cả 2 chương trình chuẩn và nâng cao) Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích : “Trao duyên”.(5đ) Câu 2:Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 dòng ,có sử dụng thao tác lập luận diễn dịch để trình bày ý kiến của mình về tình trạng học sinh quay cóp trong thi cử.(3đ) II.Phần riêng (học chương trình nào chỉ chọn chương trình đó) Chương trình chuẩn : Câu 3: Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (1đ) Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong ví dụ :(1đ) Bán anh em xa, mua láng giềng gần (tục ngữ) Chương trình nâng cao : Câu 3:Nêu yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về mặt ngữ âm,chữ viết .Phân tích cái hay của cách dùng phụ âm r trong ví dụ sau :(1đ) Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mong manh (Đây mùa thu tới) Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn họcViệt nam thời trung đại về hình thức nghệ thuật.(1đ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN KHỐI 10 ĐỀ THI HỌC KỲ II- I.Phần chung: Câu 1: Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học,biết cách cảm nhận và phân tích cụ thể về đoạn “Trao duyên” Cụ thể cần nêu được những cảm nhận và phân tích được các ý sau : a* Cảm nhận về số phận bi kịch của Kiều khi trao duyên : -Khi chuẩn bị để trao duyên, Kiều đã thấy có điều hệ trọng thể hiện trong thái độ “Cậy em em có chịu lời .Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”,trong linh cảm bi thương “ Chị thà thịt nát xương mòn .Ngậm cười chín suối ”(0,5) -Khi trao kỹ vật với thái độ không thể dứt khoát “Duyên này thì giữ,vật này của chung”(0,5) -Sau khi đã trao kỹ vật Kiều lâm vào tâm trạng đau đớn và ám ảnh cái chết “Trông ra ngọn cỏ lá cây .Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Dạ đài cách mặt khuất lời.Rảy xin chén nước cho người thác oan”(0,5) -Nỗi đau của bi kịch lên đến đỉnh cao khi Kiều hướng về tạ lỗi với chàng Kim “Ôi Kim lang ,hỡi Kim lang.Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”(0,5) b *Cảm nhận vẻ đẹp của tâm hồn Kiều: -Bán mình chuộc cha thể hiện chữ hiếu của Kiều (0,5) - Trao duyên cho em để trả nghĩa cho Kim Trọng (0,5) - Nỗi đau đớn bi thương của Kiều khi trao duyên nói lên chữ tình sâu nặng của nàng ,sự thủy chung với tình yêu.(0,5) - Thái độ tạ tội của Kiều cho thấy Kiều là người luôn biết hy sinh vì hạnh phúc của người mình yêu.(0,5) -Tóm lại Kiều là người sống có hiếu,có tình,có nghĩa (0,5) Cách cho điểm : ( 0,5 điểm cho việc trình bày (bố cục ,diễn đạt) Câu 2: Yêu cầu viết được 1 đoạn văn nghị luận xã hội,biết cách lập luận diễn dịch và bày tỏ được thái độ đúng đắn . Cụ thể :(học sinh có thể viết đoạn văn với một trong các luận điểm sau: -Trình bày được thực trạng học sinh quay cóp trong thi cử - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả tai hại - Xác định thái độ đúng đắn trong thi cử Cách cho điểm : Nội dung:Viết đúng ý cho 2 điểm 0,5 điểm cho cách lập luận (diễn dịch) 0,25 điểm cho việc diễn đạt và 0,25 điểm cho số lượng dòng đủ theo yêu cầu II.Phần riêng:(chương trình chuẩn) Đề A Câu 3: Nêu đúng 3 tầng cấu trúc của văn bản văn học : -Tầng ngôn từ (ngữ âm ,ngữ nghĩa ) -Tầng hình tượng -Tấng ý nghĩa (nêu đúng 1 ý cho 0,5 , 2 ý cho 0,75 , 3 ý cho 1,0) Câu 4: Phép điệp : lặp lại 3 chữ “mình” (0,5) Tác dụng : gợi lên tình cảnh cô đơn của Kiều (0,5) Đề B Câu 3: Nêu được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Tính hình tượng - Tính biểu cảm -Tính cá thể hóa ( nêu đúng 1 ý cho 0,5 . 2 ý cho 0,75 , 3 ý cho 1,0) Câu 4: Phép đối : Bán /mua ,anh em/láng giêng,xa/gần (0,5 điểm) Tác dụng : nhấn mạnh,khẳng định bài học trong quan hệ với láng giềng ,có tác dụng dễ nhớ,dễ thuộc (0,5 điểm) II Chương trình nâng cao: Đề A Câu 3: Khi nói phải phát âm theo đúng ngữ âm tiếng Việt . Khi viết cần lưu ý viết đúng chính tả (0,25)và tính nghệ thuật (0,25) Chỗ hay : Câu 1 điệp thanh trắc gợi cảm giác về sự uất ức )0,25) Câu 2 điệp thanh bằng gợi cảm giác về sự nhẹ nhàng thoải mái (0,25) Câu 4: Văn học trung đại VN viết bằng chữ Hán và chữ Nôm Văn học trung đại VN thiên về biểu hiện tâm,chí mà ít tả thực Văn học trung đại VN thiên về xây dựng kiến trúc ngôn từ đối xứng hài hoà,sử dụng điển cố, lời ít ý nhiều (nêu đúng 1 ý cho 0,5 ,2 ý cho 0,75 , 3 ý cho 1,0) Đề B Câu 3: Khi nói phải phát âm đúng theo ngữ âm tiếng Việt . Khi viết cần lưu ý viết đúng chính tả (0,25)và tính nghệ thuật (0,25) Chỗ hay trong cách dùng điệp phụ âm r :tạo cảm giác như có luồng gió nhẹ làm lay ngọn lá và chiếc lá như cũng bứt rứt không chịu lìa cành ((0,5) Câu 4: Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của văn học trung đạiVN: -Tính qui phạm chặt chẽ -Tính uyên bác và khuynh hướng mô phỏng cổ nhân -Cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện đậm nét (nêu đúng 1 ý cho 0,5 ,2 ý cho 0,75 ,3 ý cho 1,0) . bản của nền văn họcViệt nam thời trung đại về hình thức nghệ thuật.(1đ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN KHỐI 10 ĐỀ THI HỌC KỲ II- I.Phần chung: Câu 1: Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học,biết. quê hương (Tản Đà) Câu 4: Nêu những đặc điểm của văn bản văn học trung đại Việt Nam để biết cách đọc hiểu (1đ) ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 10 Mã đề : B I.Phần chung (dành cho cả 2 chương trình chuẩn. ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 10 Mã đề : A I.Phần chung (dành cho cả 2 chương trình chuẩn và nâng cao) Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích : “Trao