KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN - Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ : Câu 1. (2 điểm) Hãy chép thuộc lòng bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Nêu nội dung chính của bài thơ đó. Câu 2. (1,5 điểm) Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Câu 3. ( 1,5 điểm) a) Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau? a 1. Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (Hồ Xuân Hương) a 2. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới, Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. ( Tế Hanh) b) Chọn thông tin ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B: A B 1. Hành động trình bày. 1. Người nói muốn bày tỏ tình cảm, thái độ. 2. Hành động điều khiển. 2. Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó. 3. Hành động hỏi. 3. Người nói muốn thông báo, giới thiệu một vấn đề nào đó. 4. Hành động bộc lộ cảm xúc. 4. Người nói muốn được giải đáp điều chưa rõ. Chú ý: Chọn thông tin phù hợp ghi vào giấy bài làm. Câu 4. Bài văn. (5 điểm) Một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích. Câu 1.* Chép đúng bài thơ: 1,5 điểm. - Sai một lỗi trừ 0,25 điểm. * Nêu đúng nội dung: 0,5 điểm. - Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Câu 2. - Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. (0,5 điểm) - Chức năng: kể, thông báo, nhận định, miêu tả; đôi khi dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc bộc lộ tình cảm, cảm xúc. (0,5 điểm) - Thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. (0,5 điểm) Câu 3. a) Xác định đúng mỗi kiểu câu được: 0,25 điểm - a1. Câu cầu khiến. - a2. Câu trần thuật. b) Chọn đúng mỗi cặp được: 0,25 điểm. - A1 - B3; A2 - B2; A3 - B4; A4 - B1. Câu 4. Bài văn. * Hình thức: - Nắm được kĩ năng, phương pháp làm văn nghị luận với phép lập luận chủ yếu là giải thích (có kết hợp với chứng minh). - Biết vận dụng kết hợp đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. - Bố cục bài viết phải hợp lí. - Trình tự lập luận rõ ràng, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ, không mắc quá hai lỗi chính tả, diễn đạt. * Nội dung: * Mở bài: (1 điểm) + Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của một con người. + Người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích. * Thân bài: (3 điểm) - Giải thích thế nào là học: + Học là tiếp thu những tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập ở nhà trường và ngoài xã hội. + Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. - Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích: + Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có đủ kiến thức để bước vào đời. + Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc. + Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. * Kết bài: (1điểm) Khuyên các bạn không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn. . KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN - Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ : Câu 1. (2 điểm) Hãy chép thuộc lòng bài thơ. báo, giới thiệu một vấn đề nào đó. 4. Hành động bộc lộ cảm xúc. 4. Người nói muốn được giải đáp điều chưa rõ. Chú ý: Chọn thông tin phù hợp ghi vào giấy bài làm. Câu 4. Bài văn. (5 điểm) Một số. được: 0,25 điểm. - A1 - B3; A2 - B2; A3 - B4; A4 - B1. Câu 4. Bài văn. * Hình thức: - Nắm được kĩ năng, phương pháp làm văn nghị luận với phép lập luận chủ yếu là giải thích (có kết hợp với