Thuốc ngủ, an thần: Dùng đúng không lạm dụng Nhóm thuốc ngủ, an thần thuộc diện thuốc phải kê đơn. Tuy nhiên, vì quản lý chưa chặt nên nhiều người vẫn tự ý lạm dụng và có nhiều sai sót khi dùng. Một số vấn đề chung Vì một tin vui, nhỡ một cuộc hẹn, mất một vật quí, sắp làm một việc lớn, sắp bước vào cuộc thi… có người bị nôn nao, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng không ngủ được. Trường hợp này là mất thăng bằng về tâm thần, thường dùng loại thuốc an thần (còn gọi là thuốc làm dịu) nhằm lập lại thăng bằng như benzodiazepin. Có khi lại bị một bệnh thực thể, lam tăng sự kích thích hay do tuổi tác mà khả năng ức kém cũng không ngủ được. Trường hợp này là bị chứng mất ngủ, phải dùng các loại thuốc ức chế thần kinh như các barbituric. Tuy nhiên, thuốc an thần khi dùng liều cao thì cũng gây ngủ, thuốc ngủ khi dùng liều thấp thì cũng an thần, cho nên hay dùng cả hai tính chất mà chỉ điều chỉnh liều . Barbituric là nhóm thuốc cũ, có độc tính cấp hơn nên người bệnh thích dùng benzodiazepin hơn… Lại cũng có khi chỉ do môi trường sống, nề nếp sinh hoạt (đến nơi lạ, giường chiếu không sạch sẽ, chỗ ngủ ở gần nơi đông đúc ồn ào, vui chơi làm việc không điều độ) cũng mất ngủ nhưng chỉ cần thay đổi chấn chỉnh lại những điều này, sẽ ngủ được mà không cần dùng thuốc. Dùng thuốc an thần, gây ngủ phải có chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa Mất ngủ đầu giấc: buổi tối, nằm xuống, thao thức không ngủ được, nhưng sáng ra lại dậy rất muộn, thường gặp ở người trẻ tuổi. Cần phải dùng loại thuốc khởi phát hiệu lực nhanh (15 – 30 phút đã gây ngủ) nhưng ngắn (chỉ khoảng 3 - 4 giờ là hết). Như vậy lúc đầu tạo ra giấc ngủ bằng thuốc, khi hết giấc ngủ bằng thuốc thì có giấc ngủ tự nhiên nối tiếp. Mất ngủ cuối giấc: buổi tối nằm xuống rất sớm đã ngủ ngay, nhưng hai ba giờ sáng tỉnh giấc, không ngủ lại được; thường gặp ở người cao tuổi. Cần phải dùng loại thuốc khởi phát chậm (2 – 3 giờ sau mới gây ngủ) nhưng hiệu lực kéo dài (6 - 8 giờ). Như vậy lúc đầu là giấc ngủ tự nhiên, khi giấc ngủ tự nhiên không còn thì được nối tiếp bởi giấc ngủ bằng thuốc. Bởi vậy, cần phải dùng đúng loại thuốc và canh đúng giờ dùng để cho giấc ngủ bằng thuốc không chồng lên giấc ngủ tự nhiên. Thât ra cun g rât kho đê hai loại giấc ngủ hoàn toàn không chồng lên nhau nhưng nếu dùng đúng thì nếu có chồng lên nhau chút ít cũng vào lúc giữa đêm nên giấc ngủ gần như tự nhiên, khi thức dậy không thấy mệt. Một số thuốc an thần, thuốc ngủ hay dùng Có nhiều nhóm: barbituric, benzodiazepin, non benzodiazepin (thuốc ngủ thế hệ mới), nhóm nguồn gôc khan g histamin. Dươi đây chỉ nêu 2 nhóm thường dùng tại nhà: Nhóm benzodiazepin Benzodiazepin khởi phát hiệu lực nhanh, kéo dài giấc ngủ vừa phải, tạo được giấc ngủ suốt đêm, thời gian tồn tại trong cơ thể không quá dài, không gây mệt lúc thức dậy, nhưng chúng có một số nhược điểm: Gây quen thuốc, nghiện, lệ thuộc thuốc, khi rời thuốc, sẽ bị hội chứng cai bao gồm các triệu chứng giống say rượu nặng, nói sảng, run rẩy, mất trí, ảo giác, rối loạn tâm lý, kích động, tăng cơn ác mộng. Nếu bỏ thuốc đột ngột còn bị phản ứng nghịch thường nặng hơn nữa như: kích thích khó ngủ, mất ngủ, co giật, ảo giác, kích động, giận dữ, mất nhân cách, thậm chỉ bạo lực. Có người vì một lý do nào đó gắn bó quá dài (hàng năm, nhiều năm) với bezodiazepin thì cơ thể bị tàn phá nặng nề: thiếu tự tin, không tập trung, luôn luôn bi quan, giận dữ, thậm chí mất trí, sống trong trạng thái hôn mê dài, đến mức khong nhận ra người thân, người xung quanh. Theo nghiên cứu của Australia thì Hội chứng cai do benzodiazepin còn khó vượt qua hơn hội chứng cai do ma túy. Không được lạm dụng. Ngay khi cần cũng không dùng kéo dài quá 10 ngày. Khi mới bị quen thuốc, phải tìm cách dứt bỏ sớm, tránh để chuyển sang hội chứng lệ thuộc thuốc. Cách dứt bỏ: giảm liều hàng ngày, tuần đầu giảm 50%, tuần thứ hai giảm thêm 25% liều (chỉ còn 25% l i ê u), sang tuần thứ ba uống mỗi ngày như tuần thứ hai nhưng cách nhật (ngày uống ngày nghỉ), sang tuần thứ tư thì bỏ hẳn. Một số thuốc trong nhóm còn gây trạng thái say, quá thoải mái (phởn phơ) thơ mộng, ảo giác, tăng động, mất buồn ngủ, tăng giao tiếp giống như ecstasy (ma túy trắng) nên có người lạm dụng, có người nghiện heroin thuốc phiện khi thiếu thuốc tìm đến dùng. Vì vậy, nhiều nơi quản lý benzodiazepin như quản lý ma túy. Gây độc với một số người: nếu dùng liều cao cho những người bị tắc nghẽn đường hô hấp (bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) thì gây suy hô hấp, quá liều sẽ dẫn tới tử vong. Dùng liều bình thường cho người bị giảm thể tích máu, suy tim sung huyết, tổn thương van tim cũng gây suy tim mạch. Dùng trong tháng đầu thai kỳ sẽ gây dị tật (sứt môi, hở hàm ếch). Tránh dùng cho các đối tượng này. Người bình thường cũng chỉ dun g thuôc theo đúng chỉ định khi cần thiết, không nên tùy tiện. Nhóm có nguồn gốc kháng histamin Vì có cấu trúc tương tự, kháng histamin tranh chấp với histamin tự do được giải phóng ra quá thừa và hủy bỏ các triệu chứng dị ứng do histamin gây ra. Trong cấu trúc kháng histamin còn có một gốc có tính ức chế thần kinh trung ương, tạo ra tác dụng phụ buồn ngủ. Các nhà khoa học đã lợi dụng tác dụng phụ này, biến đổi gốc ức chế thần kinh, làm tăng tính ức chế thần kinh, để tạo ra hai nhóm thuốc: nhóm chống loạn thần (không đề cập ở bài này) và nhóm an thần gây ngủ, điển hình là doxylamin. Ở châu Á và nước ta thường dùng biệt dược stressno, có các ưu - nhược điểm sau: - Stressno có tính an thần gây ngủ vừa phải, khởi phát hiệu lực sau khi dùng 15 - 30 phút (gây ngủ), tạo ra tác dụng cao nhất (ngủ sâu) sau 2 - 3 giờ, kéo dài hiệu lực kể từ sau khi dùng 6 - 7giờ, nên tạo ra được giấc ngủ như ý muốn, khi thức dậy không mệt, được dùng làm thuốc ngủ an thần rộng rãi ở nhiều nước. - Stressno không gây quen thuốc, không gây nghiện, nên có thể dùng lặp lại nhiều lần cho những người hay bị mất ngủ, hay bị trạng thái không thăng bằng về tâm thần. - Stressno cũng là loại thuốc ít gây tương tác với thuốc khác, nên có thể dùng phối hợp với thuốc giảm đau paracetamol (khi sốt cao, gây mất ngủ) phối hợp với vitamin B6 (chống nôn do có thai), dùng riêng lẻ hay phối hợp với các thuốc chống dị ứng khác để chống mề đay, chống viêm mũi dị ứng, chống say tàu xe. - Stressno không có bằng chứng gây hại, gây dị tật thai nên vẫn có thể dùng chống nôn cho người có thai (như nói trên). - Stressno không độc. Liều được nhà sản xuất giới thiệu: dùng làm thuốc ngủ 1 viên (hàm lượng 25mg) uống trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút; dùng an thần hay dùng chống dị ứng, chống nôn, say tàu xe mỗi lần 1 viên mỗi ngày 1 - 2 lần. Các nước Âu - Mỹ đã cho dùng với liều gấp đôi, mỗi lần 50mg mỗi ngày 1 - 2 lần cũng không thấy độc. Tuy nhiên, như với các thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc tự kháng histamin khác, khi dùng thì không được lái tàu xe, vận hành máy, tránh dùng thuốc cho người bị glaucoma góc đóng, phì đại tiền liệt tuyến, bị bệnh tim mạch và không nên phối hợp với các thuốc an thần gây ngủ khác; vì chưa có nghiên cứu rõ không nên dùng cho trẻ dưới 15 tuổi. Mỗi nhóm có ưu nhược điểm riêng, tùy theo tính đáp ứng của từng người mà có sự chọn lựa thích hợp. DS.CKII. BÙI VĂN UY . Thuốc ngủ, an thần: Dùng đúng không lạm dụng Nhóm thuốc ngủ, an thần thuộc diện thuốc phải kê đơn. Tuy nhiên, vì quản lý chưa chặt nên nhiều người vẫn tự ý lạm dụng và có nhiều. nhiên, khi giấc ngủ tự nhiên không còn thì được nối tiếp bởi giấc ngủ bằng thuốc. Bởi vậy, cần phải dùng đúng loại thuốc và canh đúng giờ dùng để cho giấc ngủ bằng thuốc không chồng lên giấc ngủ. kém cũng không ngủ được. Trường hợp này là bị chứng mất ngủ, phải dùng các loại thuốc ức chế thần kinh như các barbituric. Tuy nhiên, thuốc an thần khi dùng liều cao thì cũng gây ngủ, thuốc ngủ