PHÒNG GD & ĐT MỸ THO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN MÔN: ĐỊA LÝ LỚP: 8 Thời gian: 60 phút Câu 1: Trình bày sự phân hóa khí hậu nước ta? Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta? (3.5 điểm) Câu 2: Nêu đặc điểm chung của song ngòi Việt Nam? Vì sao phần lớn các song nước ta đều nhỏ, ngắn và dốc? (2.5 điểm) Câu 3: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? (1 điểm) Câu 4: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét (3 điểm) - Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên - Đất mùn núi cao : 11% diện tích đất tự nhiên - Đất phù sa : 24% diện tích đất tự nhiên ĐÁP ÁN Câu 1: • Sự phân hóa của khí hậu nước ta: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hóa mạnh mẽ theo thời gian (theo mùa), theo không gian (từ thấp lên cao, Bắc và Nam, Đông sang Tây), hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt: - Miền khí hậu phía Bắc: + Từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18 0 B) trở ra Bắc + Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông có mưa phùn; mùa hạ nóng và mưa nhiều - Miền khí hậu Đông Trường Sơn: + Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (vĩ tuyến 11 0 B) + Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông; mùa hè khô nóng không mưa do ảnh hưởng của gió Lào - Miền khí hậu phía Nam: + Gồm Nam Bộ và Tây Nguyên + Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng quanh năm có một mùa khô và một mùa mưa tương phản nhau sâu sắc - Miền khí hậu biển Đông (vùng biển Việt Nam) mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương • Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta: Thuận lợi: + Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm + Tăng vụ, xen canh, đa canh góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp Khó khăn: + Sâu bệnh phát triển + Thiên tai: Bão lũ, hạn hán, sương muối, xói mòn, xâm thực đất Câu 2: • Đặc đểm chung: - Nước ta có mạng lưới song ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước + Có 2.360 con song dài trên 10 km + 93% sông nhỏ ngắn - Chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung. - Có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. - Lượng phù sa lớn: + Bình quân 1m 3 nước có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác + Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. • Phần lớn các sông nước ta đều nhỏ, ngắn và dốc: + Nước ta bề ngang hẹp và nằm sát biển nên sông ngắn + Nhiều đồi núi ăn ra sát biển nên sông có dòng chảy dốc Câu 3: • Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: + Đồi núi chiếm 3 / 4 diện tích chủ yếu là đồi núi thấp + Đồng bằng chiếm 1 / 4 diện tích • Địa hình nước ta được Tân Kiến Tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: + Vận động tạo núi Hy-ma-lay-a là cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa… + Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung • Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Địa hình luôn biến đổi do: + Tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa + Sự khai phá của con người Câu 4: Nhận xét: Nhận xét: Trong cơ cấu 3 nhóm đất nước ta: -Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất: 65% diện tích đất tự nhiên. -Nhóm đất phù sa đứng thứ 2 chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. -Nhóm đất mùn núi cao chiếm diện tích nhỏ nhất: 11% diện tích đất tự nhiên => Sự đa dạng của các nhóm đất ở nước ta tạo điều kiện cho nền nông nghiệp nước ta vừa đa canh vừa chuyên canh có hiệu quả trên những loại đất thích hợp B i? u đ? c ơ c ? u 3 nh óm đ? t c hính 6.5 1.1 2.4 Đ?t feralit đ?i núi th?p Đ?t mùn núi c ao Đ?t phù s a . PHÒNG GD & ĐT MỸ THO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN MÔN: ĐỊA LÝ LỚP: 8 Thời gian: 60 phút Câu 1: Trình bày sự phân hóa khí. bằng, thềm lục địa + Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung • Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Địa hình luôn. đều nhỏ, ngắn và dốc: + Nước ta bề ngang hẹp và nằm sát biển nên sông ngắn + Nhiều đồi núi ăn ra sát biển nên sông có dòng chảy dốc Câu 3: • Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa