Các đặc tính Cận Tinh được phân loại thành sao lùn đỏ vì nó thuộc về dải chính trên biểu đồ Hertzsprung-Russell và phổ của nó là phổ loại M5.5. Phân loại nó chi tiết hơn là loại "sao lùn-cuối M", có nghĩa là tại phổ M5.5 nó nằm vào kiểu sao M có khối lượng cực nhỏ. [8] Cấp sao biểu kiến của nó, hay độ lớn hình ảnh của ngôi sao khi nhìn nó từ khoảng cách 10 pasec là 15,5. [4] Tổng độ sáng tại mọi bước sóng bằng 0,17% của Mặt Trời, [6] mặc dù khi quan sát trong bước sóng khả kiến là bước sóng nhạy nhất đối với mắt người, nó chỉ bằng 0,0056% độ sáng của Mặt Trời. [31] Hơn 85% năng lượng nó phát ra dưới các bước sóng hồng ngoại. [32] Hình ảnh minh họa cho thấy kích thước của các sao theo tỉ lệ: (từ trái sang phải) Mặt Trời, α Centauri A, α Centauri B và Cận Tinh Năm 2002, các phép đo giao thoa quang học ở kính thiên văn rất lớn (VLT) tìm thấy đường kính góc của Cận Tinh là 1,02 ± 0,08 mili giây cung. Vì đã biết được khoảng cách đến nó, đường kính thực của Cận Tinh có thể tính ra bằng 1/7 đường kính của Mặt Trời, hay 1,5 lần đường kính của sao Mộc. [22] Khối lượng của ngôi sao được ước tính là 12,3% khối lượng Mặt trời, hay 129 lần khối lượng của sao Mộc. [8] Mật độ trung bình của các sao trong dải chính tăng khi khối lượng giảm, [33] và Cận Tinh không phải là ngoại lệ: Mật độ trung bình của nó là 56.800 kg/m 3 , so với mật độ trung bình của Mặt Trời là 1.409 kg/m 3 . [nb 1] Vì khối lượng nhỏ, phần bên trong của ngôi sao được đối lưu hoàn toàn, làm cho năng lượng được truyền ra bề mặt sao bởi các chuyển động vật lý của plasma hơn là quá trình bức xạ. Sự đối lưu này có nghĩa là Heli được sinh ra từ phản úng nhiệt hạch của Hidro sẽ không tập trung tại nhân, mà nó được tuần hoàn trong ngôi sao. Mặt Trời sẽ chỉ đốt cháy hết khoảng 10% tổng lượng Hidro của nó trước khi rời khỏi dải chính, tuy nhiên Cận Tinh sẽ tiêu tốn nhiên liệu với một tỉ lệ cao hơn trước khi sự tổng hợp Hidro kết thúc. [13] Sự đối lưu thường gắn liền với quá trình tạo ra và duy trì từ trường của một ngôi sao. Năng lượng từ trường được giải phóng tại bề mặt thông qua hiện tượng bùng nổ sao dẫn đến trong một khoảng thời gian ngắn làm tăng độ sáng toàn phần của ngôi sao. Những bùng nổ này có thể xảy ra nhiều hơn với mức độ lớn hơn khi ngôi sao đạt đến nhiệt độ 27 triệu độ K [27] —đủ nóng để phát ra tia X. [34] Thực vậy, năng lượng của tia X trung bình của Cận Tinh xấp xỉ bằng (4–16) × 10 26 erg/s ((4–16) × 10 19 W), hơi lớn hơn so với Mặt Trời. Những bùng nổ lớn nhất phát ra các tia X mạnh nhất với năng lượng có thể đạt đến 10 28 erg/s (10 21 W.) [27] Sắc quyển của ngôi sao này là một vùng rất hoạt động, phổ của nó hiển thị rõ nhất vạch phát xạ của ion đơn Magie tại bước sóng 280 nm. [35] Có khả năng khoảng 88% bề mặt của Cận Tinh là hoạt động, một tỉ lệ cao hơn nhiều so với Mặt Trời thậm chí tại cực đại của chu kỳ Mặt Trời. Ngay cả trong chu kỳ ổn định với chỉ một vài hoặc không có bùng nổ sao, những hoạt động tại bề mặt làm tăng nhiệt độ vành nhật hoa của Cận Tinh lên tới 3,5 triệu K, so với nhiệt độ vành nhật hoa của Mặt Trời là 2 triệu K. [36] Tuy nhiên, mức độ hoạt động tổng cộng của ngôi sao này được xem là thấp so với các sao lùn loại M khác, [12] tương ứng với ước lượng tuổi của ngôi sao, với lý do mức độ hoạt động của một sao lùn đỏ được xem là ổn định trong hàng tỷ năm với tốc độ quay của nó giảm dần. [37] Mức độ hoạt động cũng thường có sự thay đổi với chu kỳ gần 442 ngày, ngắn hơn chu kỳ Mặt Trời là 11 năm. [38] Cận Tinh có gió sao tương đối yếu, và tốc độ mất khối lượng của Mặt Trời do gió Mặt Trời không lớn hơn 20%. Mặt khác vì là ngôi sao nhỏ hơn Mặt Trời, nên tốc độ mất khối lượng trên một đơn vị diện tích bề mặt từ Cận Tinh có thể lớn hơn 8 lần từ bề mặt Mặt Trời. [39] Một sao lùn đỏ với khối lượng xấp xỉ Cận Tinh sẽ ở trong dải chính trong khoảng 4 nghìn tỷ năm. Vì tỷ lệ heli tăng lên do các phản ứng tổng hợp hidro, ngôi sao sẽ trở lên nóng hơn và nhỏ hơn, biến đổi dần từ màu đỏ sang màu xanh dương. Đến cuối chu kỳ này nó sẽ sáng lên đáng kể, tới khoảng 2,5% độ sáng của Măt Trời và làm nóng các vật thể quay xung quanh nó với khoảng thời gian vài tỷ năm. Một khi nhiên liệu Hidro cạn kiệt, Cận Tinh sẽ tiến hóa thành sao lùn trắng (mà không trải qua giai đoạn sao đỏ khổng lồ) và từ từ mất dần nhiệt năng của nó. [13] (Còn nữa) . Mặt Trời, α Centauri A, α Centauri B và Cận Tinh Năm 2002, các phép đo giao thoa quang học ở kính thiên văn rất lớn (VLT) tìm thấy đường kính góc của Cận Tinh là 1,02 ± 0,08 mili giây cung. Vì. khối lượng trên một đơn vị diện tích bề mặt từ Cận Tinh có thể lớn hơn 8 lần từ bề mặt Mặt Trời. [39] Một sao lùn đỏ với khối lượng xấp xỉ Cận Tinh sẽ ở trong dải chính trong khoảng 4 nghìn. Các đặc tính Cận Tinh được phân loại thành sao lùn đỏ vì nó thuộc về dải chính trên biểu đồ Hertzsprung-Russell và phổ của nó là phổ loại