1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công văn gửi các trường THCS 1

4 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

UBND HUYỆN HỚN QUẢN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 225 /HD-GDĐT Hớn Quản, ngày 05 tháng 05 năm 2010 HƯỚNG DẪN Về việc tổ chức đánh giá, xếp loại Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT. Căn cứ Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Căn cứ hướng dẫn số 551/HD-SGDĐT ngày 23/03/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường trung học theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT. Để áp dụng, triển khai phù hợp với thực tế hoạt động của ngành, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác tổ chức đánh giá, xếp loại Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, theo năm học cụ thể như sau: 1. Công tác chuẩn bị - Tổ chức triển khai cụ thể nội dung đánh giá, xếp loại Chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đến cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường. - Báo cáo kế hoạch, thời gian tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng trước ít nhất 15 ngày ( thời gian trước khi tổng kết năm học) về Phòng Giáo dục và Đào tạo để bố trí kế hoạch kiểm tra, giám sát và dự họp. - Sắp xếp và có thông báo thời gian trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp buổi đánh giá, xếp loại, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp. 2. Quy trình thực hiện Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại - Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá theo Mẫu số 1 đính kèm (nội dung tham khảo thêm để hiệu trưởng tự đánh giá theo Phụ lục 1). - Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại (chưa đạt chuẩn-loại kém hoặc đạt chuẩn-loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc). - Hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. 1 Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng + Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện việc giám sát, định hướng nội dung buổi đánh giá theo đúng quy định. + Sau khi hiệư trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thì không tiếp tục có mặt trong buổi đánh giá. Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn làm công tác tổ chức đánh giá, thực hiện các bước sau: - Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) từ cấp uỷ Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn thông qua biểu quyết. Cử thư ký ghi chép biên bản nội dung buổi đánh giá. - Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng theo Mẫu số 2 đính kèm. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần: + Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với hiệu trưởng. + Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực. - Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong và lập biên bản kiểm số phiếu. - Người chủ trì buổi đánh giá (cuộc họp) cùng các Phó hiệu trưởng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường (với sự chứng kiến của hiệu trưởng) thực hiện tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo Mẫu đính kèm (mẫu số 3). Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các thông tin sau đây: + Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại kém; + Những ý kiến trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét, đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng. Trên cơ sở đó phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Mẫu số 3. Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình bày trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. 2 * Lưu ý: Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá, phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng và tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng được lưu giữ tại cơ quan quản lý cấp trên (bao gồm Mẫu số 1, 2, 3). Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng - Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác để chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Mẫu số 4. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc đánh giá của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên thì Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp có thể trao đổi thêm với các đối tượng nêu trên, tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp …) trước khi ra quyết định cuối cùng và phải chịu trách nhiệm đối với kết quả quả đánh giá xếp loại hiệu trưởng của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thông báo tới hiệu trưởng và tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường; Lưu kết quả đánh giá xếp loại trong hồ sơ cán bộ công chức và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá, xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. 3. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí (theo Phụ lục tham khảo đính kèm). Người đánh giá hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của hiệu trưởng (theo Phụ lục tham khảo đính kèm). 4. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khi có khiếu nại, thắc mắc về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, tham khảo thêm ý kiến của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng; chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan khác để có kết luận (bằng văn bản) trả lời khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Văn bản kết luận được gửi đến cho người khiếu nại, thắc mắc. 5. Chế độ báo cáo trước và sau khi đánh giá, xếp loại - Báo cáo kế hoạch, thời gian tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng trước ít nhất 15 ngày (thời gian trước khi tổng kết năm học) về Phòng Giáo dục và Đào tạo để bố trí kế hoạch kiểm tra, giám sát và dự họp. - Gởi hồ sơ, phiếu đánh giá sau khi tổ chức đánh giá tại đơn vị về Phòng Giáo dục và Đào tạo để làm cơ sở đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cuối năm học. 3 * Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được sử dụng làm tư liệu cho việc: + Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng; + Sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng và đề nghị xem xét, xử lý đối với những hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn; + Xét khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng; + Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT. Trong quá trình triển khai thực hiện có vấn đề gì vướng mắc đề nghị liên hệ phản ánh kịp thời để được hướng dẫn bổ sung thêm./. Nơi nhn: TRƯỞNG PHÒNG - Các trường THCS ( thực hiện); ( đã ký) - Lưu TC, VT./. Nguyễn Trung 4 . hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Căn cứ hướng dẫn số 5 51/ HD-SGDĐT ngày 23/03/2 010 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 /10 /2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. giáo viên, nhân viên nhà trường thì không tiếp tục có mặt trong buổi đánh giá. Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn làm công tác tổ chức đánh giá, thực hiện các bước sau: - Chọn người

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w