TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 2) pptx

5 341 0
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 2) Tác dụng dược lý: + Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung như sau: . Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid. . Liều lượng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên . 1- Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‘Lộc Nhung Tinh’ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dược Đại Từ Điển). 2- Tác Dụng Cường Tráng: Lộc nhung tinh có tác dụng như kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương và làm vết thương chóng lành (Trung Dược Đại Từ Điển). 3- Tác Dụng Chống Loét: Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển). 4- Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dược Học). Độc Tính: + Thuốc không độc. Bơm đến 40g/kg thuốc vào dạ dầy chuột vẫn không gây chết (Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng). + Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa, da ửng đỏ, ngứa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng). Tính vị: + Vị ngọt, tính ôn (Bản Kinh). + Vị chua, tính hơi ôn, không độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc (Bản Thảo Mông Thuyên). + Vị ngọt, tính ôn (Trung Dược Học). + Vị ngọt, mặn, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị ngọt, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh thủ quyết âm (Tâm bào), Thủ thiếu âm (Tâm), Túc thiếu âm (Thận), Túc quyết âm [Can] (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Thận, Can, Tâm và Tâm Bào (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Can, Thân, Tâm, Tâm bào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tủy hư yếu, chân tay mềm, xương mềm, trẻ nhỏ phát dục kém, châm mọc răng, chậm biết đi: Lộc nhung 1g, Ngũ gia bì, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Thục địa 16g, Xạ hương 0,1g. tán bột. Trộn với mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g (Địa hoàng Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiêu chảy do Thận hư: Trương Quế Bảo dùng dung dịch Lộc Nhung Tinh tiêm bắp, mỗi ngày hoặc cách nhật tiêm liền 2 lần. Trị 16 trường hợp, có kết quả: 03, khỏi: 12, không khỏi: 01 ( Tạp Chí Trung Y Dược Cát Lâm 1985, 2:22). + Trị liệt dương: Từ Khả Phúc dùng Lộc Nhung Tinh thủy châm các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Túc tam lý, mỗi huyệt 0,5ml, huyệt Mệnh môn 1ml, cách 1 ngày tiêm 1 lần. Mỗi liệu trình 15 lần (Có kết hợp uống thêm Trung dược theo biện chứng). Điều trị 42 trường hợp, có kết quả tốt (Tạp Chí Trung Y Triết Giang 1983, 11:498). + Trị rốí loạn dẫn truyền nhĩ thất: Thái Tố Nhân dùng Lộc nhung tinh tiêm bắp mỗi ngày 2ml, một liệu trình là 25-30 ngày. Trị 20 ca, có kết quả 85% (Tạp Chí Y Học Triết Giang 1988, l: 22). . TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 2) Tác dụng dược lý: + Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung như sau: . Lộc nhung có tác dụng. huyết do tim phát ra cũng tăng lên . 1- Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‘Lộc Nhung Tinh’ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu. Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển). 4- Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan