1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BẠCH PHÀN (Kỳ 2) pdf

5 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 172,86 KB

Nội dung

BẠCH PHÀN (Kỳ 2) TÌM HIỂU THÊM VỀ BẠCH PHÀN Kiêng kỵ: Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu. Tên khoa học: Alumen, Sulfas Alumino Potassicus. Tên gọi: (1) Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng chất nướng ra mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn. (2) Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn. (3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và sáng. Mô tả: Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Ming phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium). Tác dụng: Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm. Tính vị, qui kinh: Vị chua chát, tính lạnh Nhập kinh Tỳ Sơ chế: Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với ACID SULFURIC, rồi trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết tinh. Dùng thứ trắng trong là thứ tốt. Bào chế: (1) Phương pháp ngày xưa: Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công). - Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân). (2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước. Bảo quản: Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ. . BẠCH PHÀN (Kỳ 2) TÌM HIỂU THÊM VỀ BẠCH PHÀN Kiêng kỵ: Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu. Tên khoa học: Alumen, Sulfas Alumino Potassicus. Tên gọi: (1) Phàn. nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn. (2) Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn. (3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và. ra dùng (Lôi Công). - Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân). (2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:20