PHÒNG GD ĐT CAO PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS DŨNG PHONG MÔN : SINH HỌC 7 A. MA TRẬN Nội dung kiến thức Cấp độ nhận thức Tổng Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Chương VI: Ngành động vật có xương sống Câu2.2 0,5 Câu 1 2,0 2 câu 2,5 2. Chương VII: Sự tiến hoá của động vật Câu2.1 0,5 Câu4 2,5 Câu3 1,5 3 câu 4,5 3. Chương VII: Động vật và đời sống con người Câu2.4 0,5 Câu5 1,0 Câu2.3 0,5 Câu6 10 4 câu 3,0 Tổng 3 câu 1,5 1câu 1,0 2 câu 2,5 1 câu 2,5 2câu 2,5 9 câu 10,0 B. ĐỀ I) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) Câu 1(2,0 đ) : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Các lớp động vật có xương sống có hệ thần kinh pát triển nhất là : A. Lớp Bò sát B. Lớp Lưỡng cư C. Lớp Lưỡng cư và Lớp Chim D.Lớp Chim và lớp Thú 2.Hình thức sinh sản của lớp Thú có đặc điểm : A. Đẻ con ra và phát triển qua biến thái B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa C. Đẻ ít trứng D. Đẻ nhiều trứng 3. Nơi có sự đa dạng sinh học là : A. Bãi cát B. Đồi trống C.Rừng nhiệt đới D. Cánh đồng lúa 4. Dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa là sử dụng : A. Dùng thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại B. Gây vô sinh sinh vât gây hại C. Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại D. Dùng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Câu 2 (2,0 đ): Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với cá thông tin ở cột A Đặc điểm của Bò sát(A) Ý nghĩa thích nghi (B) 1. Da có vảy sừng khô bao bọc 2. Đầu có cổ dài 3. Mắt có mi cử động 4. Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ trên đầu 5. Có phổi và lồng ngực ở thỏ 6. Đuôi dài, chân ngắn yếu, nằm ngang, có vuốt sắc, chưa nâng nổi cơ thể lên khỏi mặt đất 7. Trứng có vỏ dai(của thằn lằn) vỏ đá vôi(ở cá sấu) và noãn hoàng 8. Có cơ quan giao phối ở cơ thể đực a) Thích nghi với sự hô hấp có khí O 2 và CO 2 tự do trong không khí b) Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh về màng nhĩ c) Phát huy được các giác quan nằm trên đầu tạo điều kiện cho việc quan sát kẻ thù và bắt mồi dễ dàng d) Đuôi dài tạo lực ma sát, giá thể tạo điều kiện để thằn lằn vận chuyển được trên cạn e) Bảo vệ mắt khỏi các tác động cơ học, giữ cho màn mắt không bị khô f) Tăng cường sự bảo vệ chống lại các tác động cơ học của môi trường cạn, giúp phôi phát triển trực tiếp ở trong trứng, nên không phải qua giai đoạn nòng nọc g) Để đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục cái giúp cho trứng thụ tinh h) Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể, bảo vệ chống lại tác động cơ học 1 2 3 4 5 6 7 8 II) TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 3(1,5 đ): Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật xương sống Câu 4(2,5 đ): Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn Câu 5(1,0 đ): Thế nào là động vật quý hiếm ? cho ví dụ ? Câu 6(1,0 đ): Theo em, làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta ? C. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 đ) Câu 1(2,0 đ): Mỗi ý đúng 0,5 đ 1 2 3 4 D B C A Câu 2(2,0 đ): Mỗi ý đúng 0,25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 h c e b a d f G II. TỰ LUẬN(6,0 đ) Câu 3(1,5 đ): Xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở ĐVCXS là : Từ chỗ chỉ có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (Cá) → 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu pha (Lưỡng cư) → tim 3 ngăn có vách hụt ngăn tâm thất, máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha(Bò sát) → tin 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi(Chim,Thú). Câu (2,5 đ): Ý 1,2,3,6 :0,5 đ, ý 3,4,5,7:0,25 đ Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn : 1. Thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí khi bay 2. Chi trước là cánh chim(quạt gió) là động lực của sự bay 3. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh 4. Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diên tích rộng 5. Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt làm cơ thể nhẹ 6. Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ 7. Cổ dài, khớp đầu với thân ; phát huy tác động của giác quan, bắt mồi rỉa lông Câu 5(1,0 đ): Mỗi ý 0,5 đ Động vật quý hiếm : - Là những động vật có giá trị về thực phẩm( tôm hùm, cà cuống ), mĩ nghệ(đồi mồi, ốc xà cừ ), dược liệu(cá ngựa, hươu xạ), khoa học, xuất khẩu - Là những động vật sốn trong thiên nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút Câu 6(1,0 đ): HS nêu ít nhất 3 biện pháp Muốn bảo vệ sự đa dạng sinh học phải ra sức tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa của đa dạng sinh học, thuyết phục người khác không săn bắn và buôn bán động vật, không phá rừng làm nương rẫy, đề phòng cháy rừng KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG GV LẬP ĐỀ KIỂM TRA Bùi Thị Hoa Bùi Thị Thoa . Dùng thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại B. Gây vô sinh sinh vât gây hại C. Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại D. Dùng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Câu 2 (2,0. 2.Hình thức sinh sản của lớp Thú có đặc điểm : A. Đẻ con ra và phát triển qua biến thái B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa C. Đẻ ít trứng D. Đẻ nhiều trứng 3. Nơi có sự đa dạng sinh học là :. PHÒNG GD ĐT CAO PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS DŨNG PHONG MÔN : SINH HỌC 7 A. MA TRẬN Nội dung kiến thức Cấp độ nhận thức Tổng Biết Hiểu