Dược liệu sấy lưu huỳnh có gây hại? Trên thực tế, khi sơ chế một số vị thuốc sau thu hoạch, người ta đã tiến hành sấy lưu huỳnh để làm chín dược liệu và diệt các nấm mốc. Việc sấy lưu huỳnh thường tiến hành với các vị thuốc mà trong thành phần chứa nhiều tinh bột như các vị hoài sơn, cát căn… hoặc làm mềm một số dược liệu như đương quy, bạch chỉ, ngưu tất… Ngoài ra, người ta còn tiến hành xông lưu huỳnh thường kỳ để bảo quản dược liệu. Việc sơ chế một số dược liệu bằng cách sấy lưu huỳnh có gây hại cho người sử dụng hay không? Dược liệu được sơ chế khi còn tươi. Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnh cháy và tạo thành khí SO 2 , khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu để tiếp xúc với phía bên ngoài của dược liệu. Mặt khác, do dược liệu tươi chứa nhiều nước nên khí SO 2 lại tạo thành acid, có điều kiện ngấm vào bên trong dược liệu sấy. Phần lớn khí SO 2 bay lên phía trên mặt lò sấy ra ngoài. Đồng thời với việc tạo thành khí SO 2 khi sấy, một phần lưu huỳnh còn được thăng hoa dưới dạng bột mịn, bám vào bên ngoài dược liệu. Sau khi sấy, một ít lưu huỳnh thăng hoa và sản phẩm mang tính acid do SO 2 tạo thành sẽ còn đọng lại ở dược liệu. Lưu huỳnh thường dùng để sấy thuốc bắc chống mốc. Để khắc phục các hiện tượng bất lợi do việc sơ chế bằng lưu huỳnh, cần phải đặt lò s ấy ở xa khu dân cư, người trực tiếp sấy phải có dụng cụ bảo hộ như kính, kh ẩu trang, quần áo bảo hộ lao động để hạn chế sự tiếp xúc với khí SO 2 . Trước khi sử dụng các vị thuốc đ ã qua sấy lưu huỳnh, cần phải ngâm các vị thuốc đó vào nước sạch từ 3 - 6 gi ờ, thỉnh thoảng quấy đảo đều với mục đích để loại phần acid đã ngấm vào dư ợc liệu, đồng thời tiến hành rửa sạch bên ngoài dược liệu để loại bỏ phần lưu huỳnh bám vào khi s ấy, để ráo nước, phơi hoặc sấy khô, thái phiến. Tiếp tục sao chế để loại tiếp lưu huỳnh. Như v ậy, nếu chế biến đúng cách thì lưu huỳnh sẽ được loại hết. Người sử dụng không còn điều g ì phải băn khoăn, lo lắng nữa. Ngoài ra, cũng rất dễ nhận biết, nếu thuốc vẫn còn chứa l ưu huỳnh thì chúng có mùi khét (như thuốc ghẻ) hoặc khi uống thấy có vị hơi chua c ủa acid. Cũng cần phân biệt với vị chua của chính một số dược liệu mà bản thân chứa acid hữu c ơ như: ngũ vị tử, sơn tra… Tuy nhiên, lưu huỳnh cũng là vị thuốc của Đông y. Theo tài liệu cổ, lưu hu ỳnh có vị chua, tính ôn, quy hai kinh tâm, thận, có tác dụng bổ hỏa, tráng dương, lợi đại tr àng, sát khuẩn ngoài da; dùng đối với trường hợp liệt dương, chân lạnh, suyễn lạnh, hư hàn ti ện bí, lỵ lâu ngày. Phối hợp với bán hạ và nước gừng, làm hoàn, uống ngày 1,5 - 3g. Dùng ngoài trị mẩn ngứa, mụn nhọt. . Dược liệu sấy lưu huỳnh có gây hại? Trên thực tế, khi sơ chế một số vị thuốc sau thu hoạch, người ta đã tiến hành sấy lưu huỳnh để làm chín dược liệu và diệt các nấm mốc. Việc sấy lưu huỳnh. số dược liệu như đương quy, bạch chỉ, ngưu tất… Ngoài ra, người ta còn tiến hành xông lưu huỳnh thường kỳ để bảo quản dược liệu. Việc sơ chế một số dược liệu bằng cách sấy lưu huỳnh có gây. dụng hay không? Dược liệu được sơ chế khi còn tươi. Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnh cháy và tạo thành khí SO 2 , khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu để tiếp xúc